PHAN NAM - Trần Nhã My huyễn hoặc ngày em... (*)

07 Tháng Mười 201710:04 SA(Xem: 6074)
PHAN NAM - Trần Nhã My huyễn hoặc ngày em... (*)



Những hoang mang, giằng xé trong tình yêu được khai thác qua từng hỗn mang tâm trạng, tựa như từng dòng nhật ký được ghi chép bằng thơ.

Những thảng thốt trong thơ tựa như những “nhịp thở” được tạo tác hài hòa và tinh tế. Tập thơ ấn tượng người đọc bởi những khao khát chiếm lĩnh cái đẹp bằng ký tự ẩn trong mạch ngầm yêu thương, trong trẻo. Bài thơ “cổ tích của anh” như một nốt lặng ngọt ngào giữa bao bộn bề, âu lo của cuộc sống. Tác giả đã khéo léo bày tỏ nỗi lòng trẻ trung yêu đời, gây được chiều kích tò mò từ sự giản đơn, mộc mạc: “Em ngây ngô hỏi mãi/ duy nhất một câu/ chuyện cổ tích làm sao đánh mất?/ anh cười và nheo nheo mắt/ anh trộm nó rồi và đã kể em nghe”. Nỗi lòng của nữ sỹ được khắc họa qua hàng loạt cung bậc cảm xúc cảm tình yêu: dâng trào, hờn dỗi, da diết, vui sướng, khổ đau... trong tận nỗi cùng cực của yêu thương, thực khó để thốt nên lời: “em dỗi chính mình/ sao cứ đòi mãi/ quà valentine”. Với người đàn bà đang đi tìm giá trị đích thực của tình yêu, dường như mọi biến động dẫu nhỏ nhoi đến tác động đến nỗi buồn lặn sâu trong thân xác.

Trần Nhã My
Nhà thơ Trần Nhã My



Nữ sĩ Xuân Quỳnh từng có những câu thơ tuyệt tác về sóng và em: “Làm sao được tan ra/ thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ” bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tình yêu chưa bao giờ cạn vơi. Dẫu mỗi cung cách bày tỏ khác nhau nhưng tôi cho rằng, nhà thơ Trần Nhã My cũng có những dòng thơ đầy nữ tính như thế, với một trái tim đầy quyến rũ, sâu sắc: “Bởi yêu nhau/ nên ghềnh đá vẫn chịu đau trước ngàn con sóng vỡ/ sau nát tan là từng đợt vỗ về... (Em về với biển). Người đọc luôn tìm thấy cõi tĩnh lặng dịu dàng của con chữ được bày tỏ qua từng nhịp, từng dòng thời gian. Bó hoa tươi đẹp rực rỡ đang làm duyên làm dáng mà tỏa hương sắc cho đời, uống cạn yêu thương về phía “anh ở đầu sông em cuối sông”. Nhà thơ Trần Nhã My đã chắt lọc vần thơ trong sâu thẳm cõi lòng:

Em cược tháng Chín ngọn lúa vàng nặng trĩu

Vàm cỏ mát xanh trong điệu lý chiều chiều

bên mái chèo có áo bà ba màu bông súng tím

đám vịt chạy đồng qua vạt nắng liêu xiêu

(Cược tháng chín)

Thơ của chị được thành hình tự nhiên và rất chân thành, tựa dòng sông Vàm Cỏ đã thấm vào huyết quản “thương nhau đã chín ba mùa lúa” (thơ Hoài Vũ). Mở mắt ngắm nhìn cuộc sống muôn màu, nhưng có lẽ tâm thức luôn luôn đắm say, giải mã dẫu đôi lúc phải nhốt nỗi buồn lên mây. “Giông bão hóa thành nắng mới/ triều cường biến những hoa thơm/ đá núi xây nên lâu đài có cầu vồng bảy sắc/ mẹ đón em vào đời bên nụ cười ấm áp của cha” (cho ngày sinh em), những dòng thơ xoáy sâu vào niềm hạnh phúc dâng đến tận cùng, khi đứa con chào đời, dường như mọi mệt nhọc, khó khăn đều tan biến. Tự khúc ngày sinh bao giờ cũng chan chứa, đan xen nhiều cảm xúc.

Với một người chuyên tâm tận hiến vào sâu trong lớp vỏ nghĩa nhân, hằng ngày vẫn miệt mài ươm mầm chăm sóc, chắc chắn sớm thu được hoa thơm, trái ngọt. Tiếng nói của con tim khắc khoải trước muôn ngàn bão giông của đời sống, khi ngòi bút thấm đẫm ý vị nhân sinh, phác họa niềm tin cằn khô trên cánh đồng mùa hạn: “Có bà mẹ trẻ/ vứt bỏ giọt máu của mình/ trong lặng thinh từng đêm giằng xé/ Làm sao cứu chuộc lỗi lầm đã gây/ chiều nghĩa trang có hai kẻ ăn mày/ cô đơn không cho nhặt xác” (Ác mộng anh). Nỗi lạnh lùng mang hơi hướm của nỗi cô độc trót vương vào thi ca, và niềm thôi thúc người cầm bút viết về quê hương dấu yêu cũng khiến người đọc không khỏi thổn thức: “Mang lời thề và những khát khao/ vùng trời đỏ rực ánh vàng sao/ thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước/ ngày không xa/ chim trao trảo bay về... (Chim trao trảo bay về).

Không ai có thể cất bước trên đường mà không nặng lòng với quê nhà, muốn bay đi cho quên tháng ngày, nhưng chưa xa đã nhớ bữa cơm nhà cay cay đôi mắt, quấn chặt trong tiềm thức. Nếu ví vẻ đẹp của thi ca như đôi má hồng của người phụ nữ thì người đọc sẽ tìm thấy yêu thương chín lịm đang tan dần trong đôi mắt, khiến mỗi ai nếu mở ra rồi sẽ rất khó gấp lại trang thơ đầy huyễn hoặc. Trần Nhã My là tác giả rất thành công khi dẫn dắt người đọc đi vào khu vườn ngôn từ do chị tạo ra, nhưng dường như cần nhiều hơn sự xáo động trong trái tim thi sĩ, quan trọng hơn là ở hướng nhìn, thoát ra những nhỏ nhặt thường ngày. Và nỗi đồng cảm của người đọc sẽ là bước ngoặt giúp thơ chị vươn xa hơn nữa. Dẫu sao “huyễn hoặc ngày em” là một thi phẩm khó lòng chối từ, nếu độc giả thực sự mở lòng...

PHAN NAM.
(*) Nhân đọc “huyễn hoặc ngày em”, Trần Nhã My, NXB hội nhà văn tháng 8-2017.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 106)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 219)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 242)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 246)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 292)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 620)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 651)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 627)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 825)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 844)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20746)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15718)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17360)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18473)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4915)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1680)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2171)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23396)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9742)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12117)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31655)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23875)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22665)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20768)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25684)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35532)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,