BÙI BÍCH HÀ - Tìm nhau

11 Tháng Mười 201712:29 CH(Xem: 9829)
BÙI BÍCH HÀ - Tìm nhau

September 27, 2017

Anh chị làm chủ một ngôi nhà đẹp, tiện nghi, trị giá bạc triệu ở thành phố Irvine. Thời gian làm việc kiếm tiền của anh chị từ trong nước ra ngoài nước cho phép anh chị có những năm vàng ở tuổi hưu trí.

Thời giờ rảnh của anh chị, họ đi du lịch. Đường hàng không. Đường thủy. Đường bộ. Không đi du lịch thì họ họp nhau đánh mạt chược hay ăn nhậu, hát karaoke. Anh thỉnh thoảng cầm vợt ra sân tennis. Chị thỉnh thoảng đi gym. Anh sở hữu hai xe hơi loại đắt tiền, chị lái xe SUV hiệu Lexus mới toanh. Các con anh chị đều thành đạt, có địa vị xã hội cao lại ở cùng thành phố với anh chị. Phải nói đây là sự may mắn hiếm hoi, không nhiều người có được hoàn cảnh của anh chị.


Nói tóm lại, cuộc sống của anh chị ở nước Mỹ đẹp như mơ. Trời đang xanh. Biển đang êm. Nắng gió đang dịu dàng và mượt mà thì bão tố đến bất ngờ. Anh ho thúng thắng vài tiếng rồi vài cơn. Trong một cơn chưa thấy dấu hiệu bất thường nào ngoài cảm giác ngưa ngứa ở cổ và lúc bỏ tấm khăn giấy che miệng ra, anh thấy có chút hoen đỏ. Đi gặp bác sĩ gia đình, ông nghe tim, nghe phổi, đoán là anh bị dị ứng phấn hoa, ho mạnh quá có thể làm cuống họng bị trầy sướt. Chuyện thế cũng bình thường thôi, anh lại tung tăng hát hò với bạn bè. Vài tuần, một tháng qua rất nhanh, anh ho ngày càng nhiều. Anh sụt cân trông thấy tuy thể lực dường như chưa có triệu chứng bất tường nào báo động. Đến lúc anh ho ra máu thì không còn chần chờ được nữa, phải đi gặp bác sĩ chuyên môn. Kết quả thử nghiệm sinh thiết cho tin xấu: anh bị ung thư phổi thời kỳ cuối.

Tuy vậy, tinh thần anh vẫn rất cao. Điện thoại cho cô em họ ở tiểu bang xa, anh còn chế nhạc và hát ư ử: “Anh không chết đâu em, anh chỉ vừa mới bệnh sơ sơ…” Cả nhà cũng lây thái độ lạc quan của anh và bình tĩnh hỗ trợ anh trong việc chữa trị kéo dài và khá căng thẳng. Anh cầm cự được một năm thì sức khỏe suy sụp dần rồi anh chấp nhận bỏ cuộc.

Tang lễ xong, còn chị một mình trong ngôi nhà vốn đã rộng, nay vắng anh, càng rộng hơn. Con cháu chạy qua chạy lại với chị một thời gian nhưng không kham được mãi vì họ đều có thời khóa biểu riêng phải chu toàn. Chị tậu cái bàn mạt chược mới để ngay giữa phòng ăn và mời bạn bè đến xoa nhưng rồi chị thấy giải pháp này không ổn thỏa như chị thoạt nghĩ vì bóng dáng anh cứ thấp thoáng đây đó với chốc chốc tiếng anh gọi chị nói một điều gì. Buồn quá, chị gọi thợ đến tân trang phòng ốc, thay mới bàn ghế và sắp đặt lại vị trí của chúng. Chị càng không yên khi vài người bạn thân của chị dọn ra ngoại ô thành phố, về một vùng biển. Họ rủ rê chị: “Đi theo tụi tao cho vui chứ mày ở đây một mình, buồn chết đi được!” Chị vẫn có những người bạn chí thiết từ thời trung học. Bây giờ cùng già với nhau nhưng họ vẫn mày tao chí chạt như thuở nào, khiến chị cảm thấy rất ấm lòng. Có người còn đủ đôi, có người lẻ bóng như chị. Bất luận cuộc đời riêng may rủi thế nào, họ đến và ở lại bên nhau bằng tình bạn khăng khít không rời.

Chị hình dung ra nay mai những người bạn ấy không còn quanh quẩn bên chị mà sẽ xa thêm một chặng đường vài chục dặm, chị thấm thía nỗi biệt ly. Ngủ một giấc chập chờn qua đêm chờ sáng, chị thức dậy điện thoại ngay cho người chuyên viên địa ốc vừa giúp mấy bà bạn chị mua nhà, nhờ họ kiếm cho chị một căn trong cùng khu. Chị rủ con gái đi ăn trưa vào giờ lunch của cô để loan báo breaking news.

“Mẹ muốn nói với con mẹ đã quyết định dọn nhà về S. Beach.”

Hơi bất ngờ, con gái chị mở to hai mắt, nhướng cao đôi lông mày thay cho câu hỏi chắc cô chưa tìm ra chữ.

Chị nói tiếp và nói thật mau để con gái biết chị không định hỏi ý kiến cô và chị cũng không đùa:

“Các bạn mẹ đã về đấy trước mẹ và đời sống dễ chịu lắm. Gió biển rất tốt cho sức khỏe của mẹ, an ninh và tiện nghi đầy đủ. Điều tốt nhất với mẹ là mẹ có bạn ở quãng đời không thể thiếu họ và các con thì sẽ ít phải bận tâm về mẹ hơn.”

Tất nhiên bữa ăn trưa của hai mẹ con ở cái tiệm họ yêu thích nhất là Paneira Bread, không vui như mọi khi nhưng chị cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì đã nói được với con gái điều khó nói mặc dầu từ đáy lòng, có lẽ cả hai đều ngầm thấy đây là một sắp đặt hợp lý.

Việc mua nhà tiến hành nhanh chóng. Trước khi dọn vào, chị cho thợ tân trang gần như toàn diện nơi ở mới. Chị chọn cách trang trí nội thất đơn giản mà thanh lịch với rất ít đồ đạc nhưng thuộc loại tuyển chọn. Toàn bộ ngôi nhà toát lên sức mạnh của sự ngăn nắp và cái trong sáng của một bắt đầu mới.

Tôi bước chân vào nhà chị, chưa biết ất giáp gì, chỉ thấy vui và mừng cho chị. Chị hơi lên cân, khuôn mặt đầy đặn, làn da hồng hào, trông khỏe hơn hẳn dạo năm ngoái tôi gặp chị trong chuyến đi giải khuây vùng Tây Bắc.

Tuy nhiên, cô em họ của chị cùng đi với tôi đến thăm chị có vẻ tần ngần, ấp úng mãi mới hỏi chị: “Chị đâu có cần phải về sống ở đây và trong căn nhà như thế này?”

Chị khẽ chau mày như bị chạm vào chỗ đau. Chị trả lời với một chút chua chát: “Tôi phải về đây và sống trong căn nhà như thế này để tôi có bạn. Anh đi rồi, tôi như chim lẻ đôi, như cây gãy cành. Cô có chồng bên cạnh, làm sao nghĩ giùm tôi được?”

Chúng tôi đang ngồi xung quanh cái bàn ăn kê gần bếp, uống nước và ăn bánh ngọt chị mời. Ngôi nhà có nhiều cửa sổ mở ra nhiều bãi cỏ và nhiều con đường. Qua lá màn mỏng phơ phất gió, tôi thoáng thấy một phụ nữ đội cái nón cói rộng vành đi nép sát tường nhà chị, đoán là chị có bạn tới chơi. Quả nhiên, bạn chị tới rủ chị đi nhà thờ chỉ cách chỗ họ ở chừng nửa mile. Mỗi tuần họ hẹn nhau mạt chược ba lần, mỗi ngày hẹn nhau đi bộ sáng chiều chuyện vãn hai lần và đi nhà thờ một lần. Khi nào cao hứng, họ lấy shuttle của khu cư xá đi ra mấy cái chợ lân cận mua thức ăn và đồ dùng vặt vãnh. Hôm nào muốn nghe tiếng sóng và để chân trần đi trên cát ẩm, họ ra biển. Bãi S. Beach nhỏ, kín đáo, yên ả.

Những người ra đây hứng gió muối, thả diều, lội nước, tắm hay trượt sóng phần đông là cư dân trong vùng, họ vui vẻ, hiếu khách và lễ độ.

Tôi nghĩ chị phải sáng suốt và may mắn lắm mới chọn nơi này để sống quãng đời còn lại với nhiều ý vị. Ở đây, chị được hưởng thêm cái thú “đi xóm” ngày xưa ở quê nhà, ai có bát canh hay trách cá là ơi ới gọi nhau. Định cư ở Mỹ mấy thập niên, nhiều người gồm cả tôi, không còn cơ hội để thưởng thức thói quen “đi xóm” nữa. Đã lâu rồi, ngày H. chưa mất vì ung thư, có vài buổi tối khá muộn, cô thình lình bấm chuông nhà tôi, đem cho tôi rổ đậu phụng luộc nóng hôi hổi và cô thì sôi nổi bảo tôi: “Em luộc đậu, thấy ngon quá, chạy tới chia cho chị một mớ.” Mắt cô ướt dưới ánh đèn. Tóc cô ướt xõa trên vai, thơm mùi shampoo. “Chạy tới” với cô là phải lái xe chừng 3 dặm. Tôi ôm vai cô, nghẹn ngào: “Em không phải cực thân như vậy, thời giờ không có, ở nhà với con em ạ!” Và cô ù té chạy, lại 3 dặm trở về trên chiếc xe hơi có khi nằm ăn vạ giữa đường. Hơn tình hàng xóm… xa, cô cho tôi tình bạn thật hiếm hoi!

Ở tuổi chị và tôi, chúng tôi ngày càng thấm ngấm tình bạn. Trịnh Công Sơn viết ca từ “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau,” chúng tôi không biết sỏi đá cần nhau thế nào nhưng có lẽ đời sống con người thiếu tình bạn giống như mùa đông không có lửa củi, tối tăm, lạnh lẽo.

Từ biệt chị ra về, tôi mang theo hình ảnh chị một mình trong căn nhà mới, tươi tắn, mạnh mẽ, với một diện tích vừa đủ cho chị và bằng hữu của chị, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và cả buổi tối, líu lo tiếng nói, tiếng cười. Hình ảnh ấy nhắc tôi sực nhớ bài hát Papa nổi tiếng của Paul Anka, có một câu tôi giữ mãi trong tâm tưởng mình khi người cha góa bụa đã già, thương yêu nói với con mình: “Con hãy đi, sống tự lập. Con có nhiều việc phải làm, nhiều nơi chốn phải đi qua. Đừng bận tâm về cha, I’m OK, alone.”

I’m OK, alone. Đối với riêng tôi, đây là hy sinh cuối cùng và lớn nhất cha mẹ có thể tặng cho con cái mình. Đến một lúc nào đó, vai diễn phải bước ra khỏi sân khấu và thành công của họ là để lại sự tưởng nhớ lâu dài cho khán giả. Tất nhiên không phải ai cũng có khả năng/điều kiện thu xếp và đối phó với hoàn cảnh như nhân vật Papa hay như chị nhưng nếu làm được, cũng nên lắm!

Phải chăng câu nói của ai đó nghe rất quả quyết, “Don’t worry, I’m OK, alone,” có thể thuyết phục con cái nhưng không thuyết phục được những người bạn chí tình và họ vẫn đi tìm nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 89)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 122)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 215)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 240)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 247)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 813)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 313)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 612)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 913)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1844)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20449)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15369)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17196)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9895)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18280)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4767)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1538)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2045)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1948)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23282)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19830)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8624)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9635)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9096)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11973)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31521)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21401)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26320)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23747)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22529)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20635)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18790)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19932)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17536)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16663)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25530)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32890)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35475)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,