NGUYỄN NHÃ TIÊN - Đi trong mây trắng xứ Đoài.

01 Tháng Mười Một 20179:24 SA(Xem: 5718)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Đi trong mây trắng xứ Đoài.

Con đường xanh ngát bóng núi về Mai Châu tỉnh Hòa Bình bây giờ, khi dừng chân bên tấm bia ghi tạc chiến tích của đoàn quân Tây Tiến năm xưa, bất cứ ai cũng đều có thể cảm khái ngâm nga vọng vang cùng gió núi bài thơ của thi sĩ Quang Dũng: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời/ Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi/ Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi/… Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc đồng hành"! Đấy là những câu thơ được trích từ bài thơ “Tây Tiến” của Thi sĩ Quang Dũng đã được khắc vào mặt sau tấm bia chiến tích.

QuangDung-content-content

Lịch sử thơ ca qua các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, xưa nay chưa từng có bài thơ nào được vinh danh như thế bao giờ. Độc đáo hơn nữa, có thể nói đây là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử văn học Việt Nam, ấy là bài thơ “Tây Tiến” còn tỏa sáng trong ngày sinh nhật của mình. Kỷ niệm 60 năm ngày bài thơ Tây Tiến được sinh khai ra đời, những cựu binh Trung đoàn 52 Tây Tiến - đồng đội của thi sĩ Quang Dũng năm xưa, bây giờ ai cũng đã bạc phơ mái tóc, ngồi quây quần lại với nhau bổi hổi bồi hồi ngâm nga vang vọng một thời đẹp như huyền thoại: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

Thông thường chỉ thấy con người ta làm sinh nhật cho mình, hoặc là kỷ niệm sinh nhật một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức cho đến cả một đất nước, nhưng sinh nhật một bài thơ thì đúng là chỉ thấy xuất hiện ở những cựu binh Tây Tiến. Cũng chẳng phải là cuộc vui bất ngờ tụ năm, tụ ba trong đêm nào đó bên ánh lửa bập bùng, để rồi theo cái kiểu ngẫu hứng sáo đàn văn nghệ mà nhảy múa ca hát, ngâm nga cho thỏa nỗi niềm thương nhớ dâng trào, mà đúng là có một cuộc hội tưng bừng kỷ niệm ngày bài thơ “Tây Tiến” tròn sáu mươi tuổi được tổ chức trong một hội trường lớn tại một trường đại học ở Hà Nội đường bệ hẳn hoi.

Sức sống một bài thơ mãnh liệt và lộng lẫy đến nhường ấy, có thể nói, đấy không chỉ là một biểu tượng đẹp hào hùng của đoàn quân Tây Tiến, mà còn là di sản văn hóa, di sản văn học trong mảng đề tài viết về các cuộc trường chinh hùng vĩ của dân tộc.

Những câu chuyện đẹp một cách huyền thoại như vậy tôi đã được nghe chị Bùi Phương Thảo - con gái út của nhà thơ Quang Dũng, trong những lần gặp nhau, Bùi Phương Thảo đã kể lại. Cho đến một ngày tôi nhận được tập sách “Tây Tiến một thời và mãi mãi”, cũng do chính chị Bùi Phương Thảo mang từ Hà Nội vào tặng. Sách dày ngót gần năm trăm trang in, gồm những ghi chép, hồi ức và hình ảnh của các cựu binh Tây Tiến. Gần như một nửa dung lượng của sách là những bài viết về nhà thơ Quang Dũng và bình giá bài thơ “Tây Tiến”.

QuangDung
Từ trái: Hàng đứng: Trần Lê Nguyễn, Đinh Cường, Thanh Tâm Tuyền. Hàng ngồi:Thái Tuấn, Quang Dũng.



Có một chuyện văn chương thú vị như thế này được đặt ra trong nội dung của sách. Vâng, câu chuyện mang chủ đề: “Hỏi chuyện thơ trước giao thừa thế kỷ” do nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình thực hiện. Chủ đề cũng do chính nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình đưa ra, nguyên văn như sau: “Nếu chỉ được chọn 5 bài thơ hay nhất về các cuộc chiến tranh đã qua để mang theo bước vào thế kỷ mới ( tức là từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21), thì anh sẽ chọn những bài thơ nào? Của ai?”. Và nhà phê bình văn học Ngô Vĩnh Bình đã mang câu hỏi đó đi gõ cửa các nhà thơ, nhà phê bình văn học tầm cỡ đầy đủ uy tín theo cách chọn lựa của ông. Trong 8 cái địa chỉ Ngô Vĩnh Bình tin cậy chọn lựa ra, thì kết quả có đến 6 người cùng chọn bài thơ “Tây Tiến". Còn lại hai người, một người nêu vì lý do thời gian chưa đủ để chọn ra bài nào, có nghĩa là bỏ phiểu trắng, một người còn lại thì chọn ra những bài thơ khác (Tây Tiến một thời và mãi mãi. Tr362). Sở dĩ tôi trích hơi dông dài bài viết trên là vì cũng muốn chứng minh sức sống một bài thơ, mà nói như người ta thường nói là “đãi cát tìm vàng”. Và thực sự giá trị bài thơ Tây Tiến đã vượt lên tất cả, lấp lánh bao huyền thoại. Thẩm giá thơ ấy khẳng định vị thế của nó có đầy đủ sức vóc vượt qua mọi ghềnh thác dâu bể thời gian.

Cũng như nhiều đơn vị đoàn quân xung trận khác được thành lập vào những tháng năm kháng chiến chống Pháp năm xưa (kể từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946), Trung đoàn Tây Tiến được khai sinh ra đời tại Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Đa số cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị là những thanh niên, công chức, học sinh người Hà Nội. Nhà thơ Quang Dũng có mặt trong đoàn quân ấy, và bài thơ “Tây Tiến” được ông viết tại làng Phù Lưu Chanh vào cuối năm 1948.

 Một mặt nó vừa làm nên tên tuổi nhà thơ Quang Dũng đẹp rực rỡ trên văn đàn, mặt khác là bao tai vạ cũng chừng như muốn đốn ngã nhà thơ từ những thứ lý do ám muội, kiểu như mặc chiếc áo nàng “Kiều thơm” vừa lung linh đẹp vừa ẩn chứa những thứ bất trắc khôn lường. Nói như Giáo sư Phong Lê: “…hình như (bài thơ) làm hại ông suốt một thời gian dài, cho đến năm ông nằm liệt trên giường bệnh, trước lúc ông qua đời…nó mới được đưa vào tập Mây đầu ô, có nghĩa là phải đến lúc này, Tây Tiến mới được nguyên vẹn trở về với người đã sinh ra nó để nhận lại vị trí của đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện, không chỉ của ông mà còn là của cả nền thơ kháng chiến, ở vị trí mở đầu, ít có bài thơ nào thay thế được” (Sđd. Tr312). Vâng, đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện đó không chỉ trở về với người đã sinh thành ra nó, mà còn trở về lung linh tỏa sáng trong những trang sách văn học cho các em ngày ngày đến trường lớp, trở về trong những đêm thơ gặp mặt nhau của những chiến binh Tây Tiến kiêu bạc một thời: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi/ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi…!

Tôi lại chợt liên tưởng đến bao nhiêu tuổi tên phiên hiệu đơn vị cùng thời với Tây Tiến, suốt một thời lên ghềnh xuống thác xông pha trận mạc gian nan chiến đấu trên khắp các chiến trường. Những năm tháng dằng dặc gian lao bệnh tật đói no và vào sinh ra tử từng ngày ấy, bất cứ nơi đâu trái tim thanh xuân cũng cháy lên “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Từ Tây Bắc núi cao vực thẳm đến xuyên suốt Trường Sơn, từ đồng chua nước mặn đất cày lên sỏi đá đến bưng biền sình lầy Nam bộ, nơi nào chẳng gian khổ hi sinh, chẳng” một tấc giang sơn một dòng máu đỏ”. Chỉ riêng vùng núi non Tây Bắc thời đó, cùng hành quân ra trận với Tây Tiến “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” còn biết bao phiên hiệu đơn vị, những sông Đà, sông Lô, Sơn La, Bình Ca…

Thế nhưng đất nước, hay là vuông vắn lại chỉ một quê hương xứ Đoài mây trắng chập chùng phiêu bồng lãng mạn kia, đất đai kết tụ tinh anh thế nào lại chỉ sinh ra mỗi ngọn thi sơn Quang Dũng. Và rồi cũng chỉ mỗi anh vệ quốc – thi sĩ Quang Dũng hào hoa ấy góp mặt vào đoàn quân Tây Tiến. Có lẽ vì vậy bài thơ “Tây Tiến” không chỉ khuôn lại là một biểu tượng đẹp huyền thoại của đoàn quân Tây Tiến, mà còn là sông suối sử thi chất ngất âm hưởng hào hùng và bi tráng chảy vang dội và trường cửu giữa tâm hồn dân tộc. Và, những bi kịch từ bóng tối rập rình đâu đó luôn là thứ bất trắc trên đường trường, mà dường như các thi sĩ tài hoa xưa nay thường phải nếm trải như một rủi may của số phận. Không biết đó có phải là trò chơi khăm, trò trêu ngươi của con tạo “Chữ tài liền với chữ tai một vần” hay không, chỉ có điều sau bao sóng gió vùi dập nhận chìm, vậy rồi“Tây Tiến” cùng với người sáng tác ra nó, lại lấp lánh hào sảng hơn, kiêu bạc hơn trên cái vị thế mà như giáo sư Phong Lê đã nói “Đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện…của cả nền thơ kháng chiến”.

Hơn hai mươi năm rồi thi sĩ Quang Dũng đã về với cái thế giới “người muôn năm cũ”, những đồng đội cựu binh Tây Tiến của thi sĩ, cứ đến ngày kỷ niệm hằng năm lại gặp nhau, và mỗi lần lại càng thêm thưa thớt. Thời gian vẫn cũ mòn cùng với cái việc trôi chảy lở bồi của nó. Nhưng dẫu cho những mái tóc bạc ấy có thêm phần vắng vẻ đi, thì những mái tóc xanh mỗi ngày lại lớn lên cùng với sự nuôi nấng màu mỡ của bao lớp tầng vỉa phù sa văn hóa của người xưa gởi lại đắp bồi.

“Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?/ Sông xa từng lớp lớp mưa dài”! Ai đó - những người bạn của tôi, thường mỗi khi có dịp lang thang giữa quê hương Quang Dũng, chừng như niềm cảm xúc lên tiếng đã vượt ra ngoài một “Tây tiến”, mà mênh mang hơn,thăm thẳm vời vợi xao xuyến hơn.Tôi cũng đã nhiều lần ngâm tràn nỗi nhớ se sắt như thế mỗi khi có dịp hành hương giữa xứ Đoài mây trắng.

Mây trắng thì ở đâu mà không mây trắng, nhưng ở xứ Đoài dường như là thứ mây trắng có linh hồn. Bởi thường mỗi khi đi dưới bầu trời thênh thênh xanh um bóng núi Ba Vì ấy, là từ mây trắng dặt dìu gọi tên, hay từ đâu huyền nhiệm vô thức, trí nhớ tôi lại cứ vỡ tràn ra: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”!

NNT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Tư 20248:23 SA(Xem: 22)
Cuối cùng thì người nghệ sĩ là một trong những người hào phóng nhất, luôn chăm chỉ với sứ mệnh tô đẹp thế giới, cuộc đời. Vẽ hoài. Viết hoài. Cho hoài.
07 Tháng Tư 20249:05 SA(Xem: 291)
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế
27 Tháng Ba 20248:29 SA(Xem: 361)
Ai là một ví dụ có ích cho những cố gắng của các nhà văn đương đại viết tiếng Việt,
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 891)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1269)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 992)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 1060)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 1040)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 1166)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 8375)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12290)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14026)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19803)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,