TRẦN VIẾT THIỆN - đọc NP Phan.

04 Tháng Mười Một 20179:26 SA(Xem: 4745)
TRẦN VIẾT THIỆN - đọc NP Phan.

Trong khi người ta chăm chăm lao như một chiếc mũi tên về phía trước thì có một người luôn luôn mang cảm hứng nhìn lại, cảm hứng quay về. Trong lúc chóng quên trở thành căn bệnh của văn minh công nghiệp thì có một hồn thơ nồng nàn, da diết sống lại kí ức, truy tìm kỉ niệm. Ngoảnh lại phù dung, là tập thơ mang thông điệp ấy và người nhắn gửi cùng chúng ta, nhà thơ NP phan.


Như nhan đề của tập thơ, ngoảnh lại là cảm thức thường trực, trở đi trở lại trong suốt tập thơ. Nhưng không phải ngoảnh lại trong trạng thái “kỉ niệm xanh rêu anh níu vào trượt ngã”, càng quyết không phải ngoảnh lại để thở than, để đổ tội cho hôm qua. Đó là cái ngoái nhìn của một người lịch lãm, cái ngoái nhìn của một người đã đạt đến lối sống chậm, cái ngoái nhìn của một người trong chừng mực nào đó đã thấu hiểu lẽ “phù dung” của cõi đời. Điều ngạc nhiên là: không phải đợi đến cái tuổi lục tuần, không phải đợi đến lúc đi trọn một vòng hoa giáp NP phan mới ngộ ra điều này; ngược lại, cảm thức quay về ấy triển hiện trong nhiều bài thơ được tác giả sáng tác từ rất sớm. Điều quan trọng là, với NP phan, với Ngoảnh lại phù dung, phút ngoảnh nhìn về quá khứ, dò tìm kí ức, “chiếu sáng kỉ niệm”1 đã nâng bước chân đi, đã cứu chuộc tâm hồn thi nhân trên hành trình nhiều gập ghềnh, lắm hao khuyết của hiện tại và cả cõi vị lai. Quá khứ trở thành hồi quang chiếu lên vùng hiện tại trần trụi, trơ tráo và không ít khốc liệt:

ở cuối con đường

tận cùng của thế giới hân hoan bi lụy

gồng mình một ngã ba

của ý thức thăm thẳm huênh hoang

hoặc không có gì cả

mọi thứ phẳng lì không hình thù không đường nét

không nhập nhoạng đi về

một phút hồi quang.

(Ở cuối con đường)


Ngoảnh nhìn cuộc đời do vậy trở thành phút tĩnh tâm của một người muốn xuyên qua cả quá khứ và hiện tại để chiết nên tinh chất mang tên triết lí. Phóng chiếu cái nhìn ra xa như thế, để thấy rốt cuộc chỉ là “mấy nẻo bềnh bồng”, để thấy cuộc đời phù sinh, phù vân mà cũng là phù dung. Cái ngoảnh lại đầy minh triết để không còn vướng lòng với giấc mộng hoàng hoa:


chợt ngoảnh lại, thời gian

đã nhuốm màu dâu bể

cho lòng ta như thể

quay quắt trời bão giông

trái tim nhạt máu hồng

những vòng đời hệ luỵ

trên con đường vạn lý

dẫn về một mùa ngâu

chợt ngoảnh lại, trên đầu

cả hai vầng nhật nguyệt

cả thu đông biền biệt

còn đắm giấc hoàng hoa

(ngoảnh lại)

Ngoảnh lại phù dung để rồi chúng ta có một cái tôi trữ tình an nhiên trút bỏ phù vân về vui với cỏ cây đồng nội:

bây giờ đã đủ an vui

nhắc chi mắt trắng bùi ngùi tha nhân

đãi bôi một chút ân cần

về thôi, buông bỏ phù vân dặm hồng

bước qua mấy nẻo bềnh bồng

mặc nhiên về ngủ giữa đồng cỏ xanh

chỉ còn lại một tờ kinh

vỗ yên tâm thức một mình tiễn đưa

rụt rè cất tiếng gọi thưa

có ai giữa cõi thờ ơ giãi bày?

về thôi, cơn gió nào hay

tâm vô ngại, chút tỉnh say chạnh lòng

(mấy nẻo bềnh bồng)

Người đọc cũng được thản nhiên với một cái tôi hoà mình hoàn toàn cùng trăng sao, cùng bến sông và cành lan viễn mộng, hòa ca cùng những sinh mệnh bé mọn của dế giun giữa đồng nội lộng gió:

ta về tụng một thời kinh

cành lan viễn mộng thình lình nở hoa

dế giun bất chợt khóc òa

mõ chuông thôn tính la đà tịnh không

ta về lạy một bến sông

tuổi thơ lãng đãng giữa dòng phù hư

điệu đàng khép bóng chân như

xênh xang ta ngậm tương tư giọt buồn

ta về nằm giữa trăng suông

trái tim nhiễu loạn buông tuồng sân si

đã làm chi, sẽ làm gì

thôi, ta cứ hát, nhòa mi lệ tràn

(ta về)

Tứ thơ của Ta về thấm đẫm cả triết lí Phật giáo lẫn minh triết Đạo giáo. Bằng lối riêng của mình, rất thú vị khi nó đã dẫn thơ NP phan chạm đến những cảm thức sinh thái thấu triệt. Ở bài thơ này, ta nhìn thấy một cái tôi trở về hành lễ tẩy trần trước bến sông quê để tâm hồn trở nên trong, nhẹ đến lạ thường. Do vậy, bài thơ kết thúc bằng hình ảnh thi nhân thản nhiên, an nhiên nằm hát, mà cũng là đồng ca cùng trăng suông và khúc đồng giao của giun dế. Vẫn còn vương vấn giọt buồn, vẫn còn giọt lệ nhòa mi nhưng cảm thức của thi nhân đã chấp chới đi tới cõi chân như không một chút vướng bận. Một lần khác, nhà thơ vững tâm vững trí bước qua cõi bềnh bồng để về ngủ một giấc ngủ không mộng mị giữa đồng cỏ xanh:


bước qua mấy nẻo bềnh bồng

mặc nhiên về ngủ giữa đồng cỏ xanh

chỉ còn lại một tờ kinh

vỗ yên tâm thức một mình tiễn đưa

(mấy nẻo bềnh bồng)

Cảm thức sinh thái ấy có một lần được nhà thơ đẩy lên cao qua thi phẩm Nỗi buồn chưa được chỉnh trang. Anh nói đến những sự nhầm lẫn chết người. Trong đó có một thức nhận tế vi khi anh nhận ra sinh mệnh của giọt nước:

giọt nước có thể là một tấm gương bình yên

soi hình hài nhọc nhằn của biển

cũng có thể là một lời thầm thì

vô vọng

có một sự nhầm lẫn chết người

khi biển cùng thời gian tương hợp

(nỗi buồn chưa được chỉnh trang)

Với trường diễn ngôn như thế nên ta không ngạc nhiên khi trong thơ, NP phan nhiều lần nói đến việc buông bỏ và lui về. Ta nhận ra một tâm tình vượt lên thế sự, rời bỏ chốn sông mê bến lú, rời bỏ cõi ta bà, tránh xa thế giới sân si vô minh để an vui riêng trong một cõi khác:

ngọn cờ

bay lả bay la

đêm nằm trắng mộng

con cà con kê

em ơi

tàn cuộc thì về

bận lòng bến lú sông mê làm gì

(bóng và hình)

rụt rè cất tiếng gọi thưa

có ai giữa cõi thờ ơ giãi bày?

về thôi, cơn gió nào hay

tâm vô ngại, chút tỉnh say chạnh lòng

(mấy nẻo bồng bềnh)

Nhà Nho ngày xưa tùy theo thời thế mà có cách xuất xử hành tàng, vui thì ở buồn thì về. Giữa lòng phố thị của ngày hôm nay, tôi tìm thấy một tâm hồn lánh trốn phù hoa. Cách thế sống ấy chưa hẳn đã là sự lùi về, ngược lại, có thể là một cách thế tiến lên của cả cõi người.


Lánh trốn phù hoa, chối bỏ hư vinh, nhà thơ an vui với cõi riêng nhưng cõi riêng nào. Trong thơ NP phan, ta luôn nhìn thấy hình bóng của em, ta luôn nhận ra cả một vương quốc của tình yêu. Em trở thành cứu cánh, tình yêu có khi trở thành tôn giáo mà mỗi cuộc trở về của NP phan là cả một cuộc hành hương.

em đã đến

và ở lại cuộc đời này

làm cho bài thơ của tôi đầy lên

(thơ chiều cuối năm)

cám ơn một chút yên bình

cô đơn tận tuyệt chỉ mình tôi hay

em về chút nắng cầm tay

xin đừng để lỡ một ngày có nhau

(xin đừng để lỡ…)

Với các bài thơ như Tôi đi về phía, Này em,… hình tượng em không chỉ là nguồn thơ mà còn là nguồn sống, nguồn năng lượng, nguồn vui duy nhất trên cõi đời này:

tôi đi về phía mưa bay

có đêm vô thủy, có ngày vô chung

cuộc đời thấp thoáng bao dung

có em san sẻ tận cùng nỗi đau

(tôi đi về phía…)

này em, gió núi sương đồi

thiên thu bỗng chốc đoạt ngôi vô thường

lạc từ tám hướng mười phương

dấu chân vô ngã chưa tường trắng đen

(này em)

Có một nguyên lý thuận nghịch trong thơ NP phan ở điểm này. Anh nhìn cuộc sống là hư ảo, hư danh nên với anh, mọi thứ trên đời là thoáng chốc, là vô thường, là nhá nhem tục lụy. Cả tôn giáo với anh lúc này chỉ còn là tôn giáo của tự nhiên. Thế nhưng, trong tâm thức của NP phan lại có một niềm tin cẩn khác, một điểm tựa, một miền cứu rỗi khác nên cũng có thể gọi là một tôn giáo khác, đó chính là tình yêu. Tôn giáo này ngự trị bền vững, vĩnh hằng; vượt lên cõi vô thường để trở thành thiên thu. Hai bài thơ gặp nhau ở một tứ thơ xuất thần về mối tương quan giữa khoảnh khắc và vĩnh viễn. Em đã đoạt ngôi tạo hóa, vượt lên cõi nhân gian để mở ra cõi vô thủy vô chung, mở ra cõi thiên thu của tình yêu. Cái hay của bài thơ là đã biến cái thoáng chốc thành cái vĩnh hằng; thời gian, không gian như ngưng đọng, như dừng lại vĩnh viễn trong một khoảnh khắc:

này em, gió núi sương đồi

thiên thu bỗng chốc đoạt ngôi vô thường

(này em)

Người đọc nhận ra tình yêu trở thành cứu cánh, trở thành dưỡng chất tinh thần nâng đỡ tâm hồn anh bước lên cõi ta bà, vượt lên tục lụy để thản nhiên ca hát với đời. Đó âu là cõi riêng mà nhiều người hướng vọng.


Viết về cõi suy niệm riêng, về tình yêu, thơ NP phan có nhiều hình ảnh run rẩy, mờ nhòe, ám gợi. Người đọc chỉ cảm được và rung động trước vẻ đẹp của hình tượng mà khó lòng giải mã, nhất là những nỗ lực giả mã một cách tường minh:

những cánh tay vươn dài

cài bẫy ngôn từ

nhốt ý nghĩ tầng tầng lớp lớp

trong một bầu trời đa mang sắc màu thiện nguyện

chỉn chu

lớp vỏ bọc

nhân từ

(hạ khúc)

Có những bài thơ, hiệu ứng thẩm mĩ được tạo ra từ sự lắp ghép của những mảnh vỡ của hình ảnh và âm sắc:

lặng lẽ

lặng lẽ một dòng sông

đâm nhánh về phía biển - mặt - trời

mùa lặng thinh chới với

lặng lẽ buồn vui rong chơi

lặng lẽ bức tường xám vô vi

có một góc tự do nhỏ nhoi

đang nhảy múa một hình hài

trong sự lặng lẽ đa cảm

giọt nước mắt yếu ớt

sớm giã từ bờ mi khỏa thân

khép mở cõi vô cùng

lặng lẽ hài xanh âm âm thái dương

em gọi mùa trở giấc

con nước bàng hoàng quẫy đạp cửa sông

chối từ lặng lẽ

lặng lẽ em

ngọn lửa

lặng lẽ ngôn từ

cháy lời yêu

Lại có những bài thơ anh cấu trúc theo lối lắp ghép nghịch dị:

có một sự nhầm lẫn ở đâu đó

khi con mèo hoang động đực nửa đêm kêu gào

tiếng gió rít hụt hơi qua những mái nhà xám ngoét

lúc anh ghì riết lấy em

cánh cung buông một đường tên

sám hối

có một sự nhầm lẫn nào đó

ở cái cách con sâu trườn mình trên cành cây

nhẩn nha ăn hết lá non

không đếm xỉa gì đến tia nắng mặt trời rọi tới

những ngỡ ngàng xanh rêu

(nỗi buồn chưa được chỉnh trang)

Anh gá gửi ý thơ trong ma trận của những nghịch lí giữa cái bình thường và không bình thường:

một điều rất đỗi bình thường

trở nên không bình thường

một điều không bình thường

bỗng nhiên

trở nên bình thường

bình thường không phải là bình thường

chủ nhật không là chủ nhật

tôi không phải là tôi

trái đất đang trượt lên đà quay của chính nó

tôi trượt lên tôi

(một điều bình thường)

Nhưng cuối cùng, chính anh đã lặng lẽ trong nỗ lực kiếm tìm cái tôi của riêng mình, anh lặng lẽ lập nên một cõi riêng, một miền riêng cho mình. Rồi anh nói lời cảm ơn cuộc đời, tạ ơn cuộc đời đã cho anh điều giản dị, bình thường ấy:

tôi gửi cho tôi một thông điệp u hoài

như bằng chứng về thời gian đã có lúc ngừng trôi

và không gian đã có lúc tưởng như bùng nổ

tôi hà hơi tiếp sức cho tôi

để có thể nói lời cám ơn

cho một điều bình thường là bình thường

(một điều bình thường)

Vượt lên tất cả, NP phan thản nhiên như nhiên trong cõi thênh thang đó.

Ngoài những chủ đề trên, là một con người, lại là người làm thơ, thơ NP phan không thể không vướng bận bởi chủ đề gia đình, thế sự… Nhưng tôi vẫn bị cuốn hút bởi cái tạng riêng của anh trong hai hướng thuận nghịch ở trên. Có một thông điệp, có một lối đi, một cách lập ngôn riêng, với một người làm thơ lặng lẽ quả là điều đáng trân quý. Tôi chúc anh được thư thái tâm hồn trong cõi miền an nhiên ấy như một niệm khúc của riêng mình để khép tập thơ, tôi, một người còn trẻ vẫn được ngân nga điệp khúc bất tận này:

ta về lạy một bến sông

tuổi thơ lãng đãng giữa dòng phù hư

điệu đàng khép bóng chân như

xênh xang ta ngậm tương tư giọt buồn

ta về nằm giữa trăng suông

trái tim nhiễu loạn buông tuồng sân si

đã làm chi, sẽ làm gì

thôi, ta cứ hát, nhòa mi lệ tràn

(ta về)

Tiến sĩ văn học Trần Viết Thiện

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 113)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 730)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 723)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 631)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1473)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1671)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1181)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1144)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1425)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1375)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,