NGÔ NHÂN DỤNG - Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng (mất 20 tháng 12-2013)

20 Tháng Mười Hai 201710:01 SA(Xem: 7608)
NGÔ NHÂN DỤNG - Cuộc hành trình hy vọng của Việt Dzũng (mất 20 tháng 12-2013)

Buổi trưa, trên con đường sau nhà thờ Thánh Linh, một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh: “Chuyện gì vậy? Sao hôm nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có tang lễ.” “Trông ông ăn mặc thế này tôi biết là có tang lễ rồi. Những ai vậy?” Tôi định nói “Việt Dzũng,” nhưng nghĩ ra ngay là bà cụ già sẽ không hiểu mình nói gì. Thấy một đám tang lớn, người Mỹ có thể hiểu nguyên nhân nếu người qua đời là một nhạc sĩ hoặc ca sĩ nổi tiếng.

Nhưng tôi định mở miệng nói lại ngưng, không thể dùng những chữ đó. Giới thiệu Việt Dzũng như vậy không đủ. Không diễn tả hết được hình ảnh của anh trong tấm lòng của hàng ngàn người đến tiễn chân anh lần cuối. Việt Dzũng vượt lên trên tất cả những danh hiệu này, mặc dù anh làm nhạc và hát hay. Trong khi bà cụ vẫn nhướn mắt chờ nghe một lời giải thích, tôi nói nhanh cho gọn: “Ông ấy là một người tranh đấu, a fighter.” Nói xong thì biết mình sẽ gây hiểu lầm, phải nói thêm: “Một người tranh đấu cho một lý tưởng. Tranh đấu cho công bình, cho tự do.” Trong đầu tôi còn văng vẳng lời Đức Giám Mục Mai Thanh Lương giảng trong thánh lễ, dẫn Phúc Âm theo Thánh Mathieu: “Phúc cho những người công chính bị bách hại, vì Nước Trời là của họ.”


Bà hàng xóm người Mỹ gật đầu, cảm ơn rồi tiếp tục đi dạo qua những hàng xe đậu tràn hai bên đường, nhiều xe đậu không đúng luật nhưng cảnh sát đi qua cũng làm ngơ không phạt. Nhưng tôi bùi ngùi, thấy mình chưa nói đủ về Việt Dzũng. Dzũng là một người tranh đấu, đúng. Cuộc đấu tranh của anh đã bắt đầu ngay từ tuổi nhỏ, khi anh chưa hiểu những chữ “lý tưởng,” “công bình” và “tự do” nghĩa là gì. Khi trưởng thành Việt Dzũng còn tranh đấu vì lòng yêu nước, tranh đấu cho những đồng bào tị nạn được định cư, tranh đấu cho các tù nhân của lương tâm, tranh đấu để nước Việt Nam có ngày được sống dân chủ tự do, ngẩng mặt lên không hổ thẹn với các nước chung quanh.

VietDzung-DTL-content
Từ trái: Việt Dzũng, Du Tử Lê, Trần Duy Đức, Diễm Phúc.



Không phải chỉ tranh đấu không thôi, Việt Dzũng còn là một nhà chinh phục. Anh đã chinh phục được tình yêu thương, kính trọng của hàng triệu người Việt, ở khắp năm châu. Nghe tin anh qua đời, bao nhiêu người đã khóc. Hàng ngàn người đến dự các buổi tưởng niệm và tang lễ. Nhưng ngay từ khi còn nhỏ, tới trường Việt Dzũng đã phải tranh đấu. Nhiều bạn học vô tình đã đùa cợt, chế nhạo hai chân khuyết tật của anh. Cuối cùng Việt Dzũng không những đã làm cho đám bạn trẻ chung quanh mình phải ngưng trò đùa nghịch mà anh còn chinh phục được lòng kính trọng của họ, biến họ thành những người bạn quý, yêu thương, thân thiết. Cả cuộc đời Việt Dzũng là tranh đấu và chinh phục.

Nhưng một con người chỉ tranh đấu thì cũng không đủ để chinh phục được tình yêu thương kính trọng của mọi người. Việt Dzũng được đồng bào yêu quý không chỉ vì anh là một biểu tượng đấu tranh, mà còn vì anh là hình ảnh một nhân cách trong sạch, hùng tráng, và đam mê. Nhân cách tinh thần biểu lộ trong những việc anh làm, ngay trong đời sống và công việc hàng ngày. Những người cộng sự đều ngậm ngùi nhưng cũng hãnh diện kể lại những kỷ niệm đã chia sẻ với anh.

Nhà văn Huy Phương nhắc mọi người, “Phải nhìn những cụ già ngồi xe lăn, những gia đình dẫn cả con cháu đến dự đêm tưởng niệm Việt Dzũng, một đêm cuối năm giá lạnh, trước đài truyền hình SBTN;” trong đó “không ca sĩ nào, không MC nào, cầm nổi nước mắt.” Và ai cũng phải tự hỏi, “Vì sao cả những người ở xa, từ San Jose xuống, từ Riverside về, từ Los Angeles, San Diego đến, không hề quen biết, gần gũi anh, chỉ thấy nghe anh qua băng nhạc, làn sóng phát thanh hay băng tần truyền hình, vì ngưỡng mộ, thương tiếc anh, cũng sụt sùi nhỏ lệ.”

Một người đã nhận xét: Việt Dzũng qua đời đã giúp mọi người đoàn kết với nhau hơn. Một vị độc giả Người Việt viết: “Hy vọng những người còn sống, vì lòng thương tiếc Việt Dzũng sẽ nhận ra họ cần phải làm gì để xứng đáng với những điều Việt Dzũng đã mang đến cho chúng ta trong thời gian anh sống trên cõi trần này.” Một nhà văn khác viết: “Có thể nói đây là cái chết gây xúc động nhất trong cộng đồng hải ngoại từ gần 40 năm nay. Không riêng gì đồng bào hải ngoại tiếc thương Việt Dzũng. Blog Người Buôn Gió ở trong nước cũng bày tỏ tình thương tiếc.”

Những ai đã sống trong vùng Little Saigon đều biết có hai lần người Việt tị nạn trong vùng đã biểu lộ tấm lòng chung của mình một cách bồng bột và sôi nổi. Lần đầu là cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày đêm phản đối việc treo hình, treo cờ cộng sản trong một cửa tiệm ở đường Bolsa. Lần thứ hai là đám tang Việt Dzũng. Không ai bảo ai, tất cả mọi người cùng biểu lộ, vì cùng nhau chia sẻ một tấm lòng. Lần trước, là một cơn giận dữ bùng nổ. Lần này là tình yêu thương, quý mến một người bạn, một người anh, một đứa con đã qua đời sớm quá. Mọi người chia sẻ với nhau những lời tiếc thương, những giọt nước mắt; như một thi sĩ quá cố viết: “Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian.”

VietDzung-KC-DTL-600-content
Từ trái: Kiều Chinh, Việt Dzũng, Du Tử Lê



Ai đã chứng kiến hai biến cố kể trên, có thể hiểu hai chữ “lòng dân.” Lúc bình thường, không ai biết lòng dân thế nào. Có thể đoán được lòng dân, nhưng trong những lúc bình thường không trông thấy nó hiện ra cụ thể thì vẫn nửa tin nửa ngờ. Nhưng bỗng có một biến cố, bỗng thấy lòng dân mở ra trước mắt. Muôn người như một, không ai bảo ai, tất cả xuất hiện cùng một lúc, xuống đường, phơi bày gan ruột của mình. Phải nhìn thấy tận đáy sâu tấm lòng đó, lúc bình thường vẫn chất chứa những nỗi giận, niềm đau, những tình yêu thương tha thiết mặc dù không ai nói ra. Đến một ngày, một giờ nào đó, đúng lúc, lòng người cùng biểu hiện. Tuy chỉ trong một thời gian có giới hạn, nhưng chúng ta biết những tình tự vẫn chất chứa trong tim óc hàng triệu người, suốt bao nhiêu năm, chờ một biến cố sẽ nổ bùng.

Nguyễn Văn Khanh kể lần cuối cùng gặp nhau, Việt Dzũng nói: “Anh em mình còn quá nhiều việc phải làm, em không biết mình có làm được hết hay không?”

Viet_Dzung_03-content

Có thể coi đó là một lời nhắn nhủ của Việt Dzũng cho những người còn sống. Việt Dzũng đã thành một biểu tượng. Anh làm tôi nhớ đến một biểu tượng của thanh niên Canada là Terry Fox. Năm 1980, Terry Fox 22 tuổi, anh đã mất một chân vì bạo bệnh, và biết mình không còn sống được bao lâu. Anh đã thực hiện một “Cuộc hành trình hy vọng” (Marathon of Hope), quyết tâm đi bộ với hai cây nạng, từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương dọc theo chiều ngang nước Canada. Mục đích chuyến đi là gây quỹ, anh yêu cầu mọi người góp vào một quỹ nghiên cứu y học, mong có ngày nhân loại sẽ có thuốc trừ được căn bệnh ung thư đang cướp dần cuộc đời anh. Để thực hiện cuộc hành trình này, Fox đã tập luyện hơn một năm trời, đã dự một cuộc chạy đua marathon và anh đi suốt 40 cây số, về sau chót. Năm 1981, Fox qua đời. Từ đó, hàng năm nhiều người đã tổ chức các cuộc hành trình hy vọng như Fox, trên khắp thế giới.

Cả cuộc đời Việt Dzũng là một cuộc hành trình hy vọng. Việt Dzũng hy vọng điều gì? Như tất cả chúng ta, anh mong xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, công bình, bác ái.

Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình hy vọng mà Việt Dzũng bắt đầu. Nước Việt Nam đang sống trong cảnh “tiền cách mạng.” Tâm tư người dân hiện còn chìm ẩn. Những oan ức, những thống khổ, những khát vọng, chất chứa dưới đáy sâu trong lòng. Sẽ có ngày người Việt Nam ở trong nước sẽ phơi bầy tấm lòng, muôn người như một, không ai bảo ai. Chỉ cần một biến cố châm ngòi, lòng dân cháy bùng lên, không chế độ bạo tàn nào kiềm chế được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Giêng 20254:44 CH(Xem: 75)
Đám tang của nhà văn Mai Thảo qui tụ hầu hết những người bạn thực sự yêu thương quí trọng anh,
01 Tháng Giêng 20259:40 SA(Xem: 158)
Khánh Trường vốn dân Nhảy Dù, chiến đấu tới cùng, dù phải tham chiến trong thế yếu.
24 Tháng Mười Hai 20244:13 CH(Xem: 1612)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
11 Tháng Mười Hai 20242:38 CH(Xem: 208)
Mất mát nhiều quá rồi, tôi không muốn đếm thêm nữa.
26 Tháng Mười Một 20249:39 SA(Xem: 342)
Là Giáo sư Thực vật học của Việt Nam, ông nổi tiếng với bộ sách ba quyển "Cây cỏ Việt Nam" (An illustrated flora of Vietnam, 1999) và quyển "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" (2003) cùng do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành.
27 Tháng Mười 202411:07 SA(Xem: 437)
Thơ Nguyễn Đình Toàn thơ đã có sẵn nhạc tính riêng nên chỉ cần nghe lại lời thơ của mình là ông có thể ghi thành một bản nhạc
05 Tháng Mười 20243:45 CH(Xem: 437)
Anh Võ Phiến, vậy thì xin cầu chúc anh vĩnh hằng ở một cõi khác,
13 Tháng Chín 202411:17 SA(Xem: 495)
À, mà tự nhiên tối nay, tôi lại muốn gọi hỏi "người đi trên mây": "thế Chú đã gặp lại Bố cháu chưa?"
12 Tháng Chín 20248:54 SA(Xem: 381)
Cho dù thân xác có gục xuống thì nghệ thuật của anh ta vẫn mãi mãi lên đường. Mãi mãi khai mở.
31 Tháng Tám 20248:25 SA(Xem: 601)
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11464)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 19392)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 8779)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 21799)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16312)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 15050)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 5488)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2176)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2783)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2524)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 20262)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9106)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10223)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9426)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12707)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32153)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21694)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26953)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24335)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23146)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21301)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19114)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20383)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17876)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16892)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26325)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33559)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35756)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,