CAO THỊ HOÀNG - Chó Đá Giữ Làng.

19 Tháng Hai 20189:29 SA(Xem: 8571)
CAO THỊ HOÀNG - Chó Đá Giữ Làng.

Tiết lập đông, chiều làng An Vĩnh Ngãi trời se sắt lạnh.

Mê hóng chuyện, Sáu Dầu vô ý ngồi chè hẻ đưa ''cái giấu muốn chết'' ra trước mặt ''bàn dân thiên hạ''. Chướng mắt, bà Bảy Trầu nhắc khéo:

''Chó cái ngồi ló cái đuôi
Hai chưn chèn bẹt người cười kẻ chê'' (Ca dao).

Sáu Dầu đỏ mặt, vội khép chưn. Lão Năm Cẩu chẳng để ý, miệng ''thao thao bất tuyệt'' kể chuyện đời xưa đã xảy ra trên vùng đất Vũng Gù (tức thành phố Tân An ngày nay). Lão nhớ lại, hồi đó:

''Công anh mần rể đã lâu
Chỉ ăn cơm hớt với đầu cá rô'' (Ca dao).

Nhờ tính cần cù bù tiền bạc và đặc biệt, nhờ cái tên Cẩu do ''cha sanh mẹ đẻ'' đặt cho, nên lão lọt vào ''mắt xanh'' bà Hai, con gái đầu lòng Hương giáo bên kia rạch Bà Lý. Bà Hai thuộc lớp người mê thơ và thích nói thơ nhứt là, nói thơ ''Lục Vân Tiên''. Trái lại, lão thường ''tiếng bấc tiếng chì'' với vợ mỗi khi rượu đã ngà ngà say. Quen tánh nết chồng nên bà không trách cứ, chỉ nhắc lại những gì ngày trước chồng thường thủ thỉ:

''Bao giờ anh lấy được cô
Cơm hớt phần chó, đầu rô phần mèo'' (Ca dao).

Lão nói: 'Những lúc như vậy, khi tỉnh rượu thì lão mắc cỡ, nín khe'!

Đang ngon trớn kể, bỗng dưng lão thắng ''cái rụp'', ngưng ngang hông. Sáu Dầu nhắm chừng nghe chưa đã cái lỗ tai, bèn hỏi:

- Rồi, sao nữa, ông Năm?

Không gian chiều yên ả, khói sóng trải khắp mặt nước sông Bảo Định.

Ngón tay trỏ của lão vân vê miệng ly rượu. Hồi lâu, lão ngập ngừng nói:

- Qua vốn con nhà nghèo trong cái làng nghèo An Vĩnh Ngãi. Quanh năm trầm hà sống nghề hạ bạc, khi được con cá con tôm nào ngon, qua chèo ghe sang bên kia sông xóm Thủ Tửu bán cho gia đình Hương giáo. Lâu ngày dài tháng, Hương giáo coi qua như con cháu trong nhà; hễ gặp chuyện nặng nhọc cần tới cơ bắp, thì qua ra tay đỡ đần...

- Chả lẽ, chỉ có vậy, mà ông Năm bà Năm thành vợ thành chồng?

Sáu vừa dứt lời, may là bà Bảy nạt chớ không nộ:

- Con nhỏ nầy ''ăn cơm hớt'', nói leo!

Lão cười khà khà, ra chìu ''thả mướp leo giàn''.

- Thì, không biết nên nó mới hỏi; nếu đã biết rồi, thì nó hỏi mần chi?

Lão hớp ngụm rượu, xua cái lạnh buổi chiều cuối năm. Lão xoay lưng về phía Sáu Dầu:

- Đâu đơn giản vậy, cháu!

Đôi mắt lão mơ màng nhìn xa xăm, cái nhìn như thể soi tìm quá khứ. Đột ngột, lão thốt lên:

- Tất cả nhờ cái tên và cũng tại cái tên!

Bà Bảy chưng hửng, không biết lão muốn nói gì; còn Sáu Dầu thắc mắc muốn nôn ruột.

*

Hương giáo hỏi:

- Năm! Cháu tên Cẩu hay tên Câu?

Năm rụt rè, thưa:

- Dạ! Con tên Cẩu.

Chiều xa, mặt trời sắp lặn cuối chân mây.

- Thôi, cháu chèo ghe về cho kịp chiều!

Hương giáo bần thần: 'Không lẽ... Không lẽ!'. Cái ''không lẽ...'' nhùng nhằng trong tâm trí Hương giáo.

Đêm đồng bằng canh thức bởi tiếng chó sủa ma!

Hương giáo khêu bấc đèn, ngồi chống cằm suy nghĩ mông lung:

- Chó mang biểu tượng trung thành và may mắn! Biểu tượng đó, do con người xác lập và tôn vinh.

Rồi, Hương giáo nhớ những lời thầy Sáu pháp sư ở đầu xóm Bà Sòm, nói với Hương giáo trong ngày đình An Trị cúng lễ Kỳ yên.

Ba đêm đình rước gánh hát bội hát xả dàn cho người làng và cả, người làng bên tới coi. Khi tuồng hát tôn vương hoặc tôn soái được thể hiện nội dung đạo lý, kết thúc có hậu thì lễ hồi chầu được cử hành. Và, sau đó, thầy Sáu đầu khất khăn điều, miệng ''hô phong hoán vũ'', tay cầm phất trần, tay ôm chó đá chôn xuống lỗ huyệt trước cửa đình. Xong việc chôn chó đá, tới lễ hồi sắc, có nghĩa đưa sắc thần trở về nơi đã thỉnh.

Thầy Sáu nói:

- Năm nào đình quên không làm phép chôn chó đá, năm đó cả làng mùa màng thất bát, cá mắm không đủ người ăn. Dân tình khốn khó, xào xáo; lắm khi phải bỏ làng đi tha phương cầu thực!

Nghe thầy Sáu nói, hương giáo bán tín bán nghi. Nếu vậy, tại sao người đời trước để lại rất hiếm câu ca dao, mà có quá nhiều câu tục ngữ (1) nói về những tính xấu của chó. Ví như, kẻ lòn cúi nhảy một phát chiếm giữ địa vị cao thì gọi ''Chó nhảy bàn độc''; thất đức, bất tài tỏ ra kiêu kỳ hợm hĩnh thiên hạ thường nói ''Chó mặc váy lĩnh, Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi''; thói giành giựt, đố kỵ ''Hục hặc như chó với mèo''; tính tham lam có khác gì ''Chó có chê cứt thì người mới chê tiền''; kẻ hay ỷ lại, dựa dẫm có khác nào ''Chó cậy gần nhà''; kẻ cam lòng làm tôi tớ bọn trọc phú để cầu mong liếm chút lợi, kẻ đó bị người đời khinh rẻ gọi ''Chó chực máu giác''; đối với hạng người xui nguyên giục bị, người đời gán cho ''Quăng xương cho chó cắn nhau'' hoặc ''Xuỵt chó bụi rậm''; gặp phải kẻ nói dai, nói dài, nói dại thì người ta cười và chê bai, rằng ''Nói dai như chó nhai giẻ rách''...Nhiều và còn nhiều khôn xiết!

Biết Hương giáo là người biết chữ nghĩa thánh hiền vượt trội trong làng, thầy Sáu pháp sư thận trọng cắt nghĩa:

- Chó không có chỗ đứng trong ca dao, bởi chó là loài động vật ít mặn mòi tình cảm. Vì vậy, chỗ đứng của nó là tục ngữ và chính nơi nầy, chó lập danh trong việc thể hiện trí tuệ, được thiên hạ ví von ''túi khôn dân gian''.

Cô Hai bưng nước mời trà, hóng chuyện lóm đã hiểu ra: 'Ca dao nặng cảm tính, nên trữ tình; tục ngữ thiên lý tính, nên trí tuệ.
Thầy Sáu pháp sư gợi mở:

- Tâm thức con người thường nghĩ về con chó, có lẽ, ngoài các yếu tố, như: lòng trung thành, sự cần mẫn, trí thông minh, thính và khứu giác rất đặc biệt; đồng thời, chó hơn hẳn các loài vật khác ở việc nhận chính xác kẻ lạ, người quen; còn có một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là, ''người thiếu cái chó thừa'' nên người mượn cái thừa của chó để khuyên răn và thể hiện triết lý dân gian qua đúc kết kinh nghiệm sống.

Hình như thầy Sáu có nói câu chắc cứng, rằng: 'Chó không đủ độ linh, thì người cũng không thể nào tin mà đúc hình dáng chó bằng đá để thờ'.
Hương giáo có vẻ tâm đắc.

Hổm rày, bà Hương giáo không thèm đếm xỉa gì tới chuyện gả cưới con Hai cho thằng Năm Cẩu. Có lần, giận chồng, bà nói lẫy: 'Ông giỏi gả ai thì gả, chớ đừng bắt con gái của tui mà gả cho cái thằng tối ngày mình mẩy ướt như chuột lột!'. Lắm lúc, bà nói sỗ sàng: 'Cái thằng nó '' nghèo khạc ra tro, nghèo ho ra máu...''. Vậy mà, ông nhắm mắt nhắm mũi gả con Hai cho nó, đành sao?'.

Hương giáo không giận mà chỉ thương cho bà biết một chẳng biết hai. Thầy Sáu pháp sư đã phán: 'Thằng Năm Cẩu tuổi Mậu Tuất thuộc mạng Mộc (Bình địa Mộc) nghĩa là cây đồng bằng; nó lại tên Cẩu, mà cẩu là chó. Vì, lẽ đó, thầy Sáu bấm độn: ''Năm chó, tuổi chó, tên chó... việc khó sẽ qua'' (!?) Con Hai tuổi Kỷ Hợi, vốn dĩ là con heo và đã là heo, nhứt định phải ''núp bóng tùng quân'' (2) người chồng tên chó, tuổi chó thì cuộc đời mới yên ổn, hanh thông.

- Bác Hương ơi! Cháu chở chó đá theo lời bác dặn, giờ đã tới bến, nè!

Tiếng Năm Cẩu ồn ồn dưới bến sông.

Bà Hương giáo nghe nó gọi, nhưng mần thinh không lên tiếng; còn ông thì mải lo o bế mấy gốc mai vàng ở sau vườn nhà nên chẳng hay biết, Báo hại, thằng nhỏ một mình vác ì à ì ạch con chó đá từ bến lên sân nhà, đổ cả ''mồ hôi mẹ, mồ hôi con''. Bà tưởng nó trách giận, chẳng dè lúc gặp bà, nó nhe răng cười vui vẻ chào hỏi và lễ phép ra về.

Thời khắc cuối cùng của năm sắp trôi qua...

Bà Hương giáo và con Hai đã chuẩn bị xong phần phẩm vật, hương hoa lễ cúng đón giao thừa. Ông Hương giáo cũng xong phần tắm chó đá bằng thứ rượu nấu nếp Nàng Bóng. Cả nhà không ai nói với ai điều gì.

Đêm trừ tịch thiêng liêng và huyền diệu!

*

Đón giao thừa xong, theo tục làng có từ thời đàng cựu, Hương giáo thắp nhang cúng vái xin phép thổ thần và rót rượu, tiễn đưa chó đá đi làm nhiệm vụ giữ an lành cho nhà chủ. Tàn nhang, Hương giáo chôn chó đá trước cửa ngõ, chặn ngay chỗ kiêng cữ bất đắc dĩ đường đi đâm thẳng chính giữa nhà.

Trong xóm, thỉnh thoảng tiếng chó sủa vang lên, như chào mừng đồng loại Mậu Tuất được Ngọc Hoàng phân công cai quản trần gian.

Vợ chồng Hương giáo mừng tuổi gia tiên, chúc Tết nhau và cùng lên chùa Long Châu lễ Phật, xin lộc. Trên đường đi, ông nói:

- Chó thịt canh giữ phần dương, chó đá canh giữ phần âm.

Bà lắng nghe trong tâm thế thần phục tâm linh.

- Chó đá chôn trước cửa đình nhằm ngăn trở yêu quái vào làng phá phách, chó thịt nuôi nhà để xua đuổi kẻ gian. Riêng chó đá...

- Riêng chó đá, nó xua đuổi lũ ma quỷ vô nhà phá phách gia cang người lương thiện.

Bà nối lời ông đang nói dở. Ông bị bà cho cú bất ngờ ngay giờ phút đầu năm.

Hương giáo cười giả lả:

- Vậy là, bà cũng rành đó, chớ!

Bà vừa đi, vừa trách chồng:

- Nhỏ lớn tui sống ở cái làng nầy, chớ có ở đâu mà không biết!

Rồi, sẵn trớn bà bộc bạch chuyện chồng nằng nặc đòi gả gấp con Hai cho thằng Năm Cẩu chỉ vì tin lời thầy Sáu pháp sư và cái tên của nó. Bà đẻ con, bà đau; ông đẻ con đâu mà ông đau? Má hiểu con gái hơn ba dù có khi, con gái thương ba hơn má! Bà dùng dằng vì cái cách làm gia trưởng của ông.
Thâm tâm bà, cũng tin con rể tương lai, sẽ mang điềm lành tới cho con gái của bà.

Người trong xóm lên chùa mỗi lúc một đông; tiếng chúc tụng, nói cười rôm rả cả đoạn đường xuân.

Tới cổng chùa, ông đứng lại nói nhỏ với bà:

- Ra giêng, bà cho thằng Cẩu xin cưới con Hai, nha bà!

Rồi, ông nói thêm như để thuyết phục bà:

- Ngoài ngõ có chó đá, trong nhà có thằng Cẩu con rể thì lo chi gia đạo chẳng an lành!

- Nhưng, mình phải buộc nó ở rể một thời gian để tui uốn nắn, dạy dỗ tới lúc nào, tui thấy được thì mình mới gả con Hai cho nó.

Bà nói cương quyết, ông lúng túng:

- Thầy Sáu nói: 'Tên thằng Cẩu, ứng với ''chó đá thiêng'' (3) và, bà đừng chê nó nghèo khó!

- Tui biết rồi, ''Con không chê cha mẹ khó, chó không bỏ chủ nghèo'' (Tục ngữ). Chả lẽ, tui chê con rể khó nghèo thì coi sao đặng, mình!

Bà cười, nụ cười hồn hậu như thuở ''ban sơ mới về'' làm vợ của ông.

*

Lão Năm Cẩu nhắc lại: 'Tất cả nhờ cái tên và cũng tại cái tên!'. Rồi, ông hết chuyện.

Bà Bảy Trầu phủi đít, dứng dậy hối Sáu Dầu ra sân lựa củi gộc lỏi gốc để chiều ba mươi nấu bánh tét.

Ngoài trời, hương xuân nồng nàn vị Tết!

CTH.
________
(1) Ca dao, tục ngữ nói về chó: Hơn 10 lời ca dao, trên 200 câu tục ngữ (chưa kể thành ngữ); trong đó, áng chừng có 100 câu tục ngữ ''nói xấu'' con chó. (Nguyễn Xuân Đính, Phan Đăng Nhật (Chủ biên), Kho tàng ca dao người Việt, tập 1&2, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2001. Kho tàng tục ngữ người Việt, tập 1&2, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2002.

(2) ''Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân/Tuyết sương che chở cho thân cát đằng'' (Truyện Kiều, Nguyễn Du).

(3) ''Nghi môn ở điện Lam Kinh có hai con chó đá rất thiêng'' (Lịch triều hiến chương loại chí, phần ''Dư địa chí chép về trấn Thanh Hoa'', Phan Huy Chú).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 276)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 346)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 349)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 553)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 552)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 402)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 824)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 681)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 821)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 737)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14023)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7910)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8506)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25521)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19801)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,