PHAN NAM - Sông Quê Chảy Mãi

24 Tháng Ba 201810:00 SA(Xem: 8841)
PHAN NAM - Sông Quê Chảy Mãi

Nhà thơ trẻ Nguyễn Văn Lương, bút danh Văn Nguyên Lương, người con của quê hương xứ Quảng vừa ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay “sóng chữ sông quê” (NXB Hội nhà văn quý III, 2017).

VanNguyenLuong
Nhà thơ Văn Nguyên Lương



Trong lời tựa ở phần mở đầu tập thơ, nhà thơ Phan Hoàng giới thiệu: “Là nhà giáo giảng dạy bộ môn khoa học tự nhiên nhưng anh lại rất yêu văn chương và có khả năng sáng tác thơ. Đó cũng là lẽ thường tình của một người con sinh ra ở vùng đất giàu truyền thống thi ca Quảng Ngãi. Ký ức tuổi thơ, nỗi nhớ quê nhà, kỷ niệm tình đầu cùng nỗi truân chuyên khắc khoải trên hành trình phiêu bạt, sự đồng cảm với những số phận bất hạnh là nguồn cảm hứng cho những tứ thơ đầu tiên của Văn Nguyên Lương...”. Lật mở từng trang thơ, khám phá những con chữ được viết ra từ gan ruột của anh, nỗi xúc động chợt ùa tới không thể kìm chế, để rồi nước mắt giàn giụa tự lúc nào. “Câu thơ ngập nắng vàng tươi/ Và gió mùa phơi phới/ Đưa ta về nơi ấy an nhiên”, phải chăng nỗi niềm giăng giăng ngõ nguồn sông quê, đưa đôi chân mỗi người tìm về nương trú, và đối với thi sĩ, cái bến sông ấy còn nuôi dưỡng hồn thơ giữa “cây đời tục lụy”. Ngôi nhà quê cũ bốn bề gió lộng, đụng đâu cũng thấy cái đói, cái nghèo đeo bám, vì vậy những người nông dân sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, nâng niu đùm bọc lẫn nhau. Đó mới chính là điều đáng quý ở đời.

Cái nghĩa tình dạt dào như phù sa, như sữa mẹ, như máu thịt ngấm vào thơ Văn Nguyên Lương, để rồi thơ chạm vào độc giả đong đầy yêu thương. Anh từng bày tỏ về nỗi buồn thuở ấu thơ trông mẹ đi làm phương xa, từng ngày, từng ngày nhìn ngắm áng mây trôi bàng bạc trên đỉnh cao vợi, thả hồn theo dòng sông Thoa ảo huyền soi bóng, hòa quyện câu hò lúc gần lúc xa vang vọng tâm tưởng. Tất cả như dòng chảy ngầm trong sâu thẳm tâm hồn anh, để rồi qua bao va vấp tuổi trẻ, mạch thơ cuồn cuộn tuôn chảy, và anh “chở đôi thúng chữ/ vượt biển vô thường”. Trong phần đầu “mắc cạn sông quê” gồm 22 bài thơ, là những hồi ức trong trẻo tinh khôi, chan chứa nghĩa tình mà anh dành trọn cho quê hương xứ sở. Xúc động nhất là những vần thơ viết về mẹ: “Có nơi nào bình yên/ hơn tấm lòng của mẹ?/ Chở che con suốt một đời thơ”, “Con nay đã lớn khôn rồi/ Hoa đời đẫm giọt mồ hôi mẹ trồng/ Giờ bên đèn điện sáng lòng/ Đèn dầu mẹ, mãi rực hồng trong tim”, “Dẫu lớn khôn con vẫn là con trẻ/ Thèm khát những ngày/ Bên bếp lửa đón xuân sang!”.

Còn đây, hình bóng của ngoại, của dì chăm bẵm đứa cháu, vuốt ve tháng ngày bình yên: “Đò ơi/ Chở về tuổi thơ/ Để tôi nghe tiếng bài chòi ngoại hát”, “Vườn xưa lá vàng héo rũ/ Con về đây thăm dì/ Mà lòng ngẩn ngơ/ Còn đâu tiếng cười giòn năm cũ/ Còn đâu tay nắm dịu dàng”. Và rất nhiều xúc cảm được anh gửi gắm đôi bờ hạnh ngộ, dẫu đôi khi quá chú tâm vào việc kể lể những hoài niệm ngày tháng xa quê, khiến câu thơ dễ sa vào lối mòn. Phần hai tập thơ “vấp tình” gồm 14 bài thơ với rung động đầu đời của chàng trai mới biết yêu, dẫu biết thi sĩ dại khờ quá đỗi, mà sao người vẫn chấp nhận đổi trao. Vẻ đẹp chân thật, trong trẻo ấy một lần nữa cất lên, tự bao đời nay đã làm cho bao tha nhân đắm đuối. Hãy nghe chàng trai nói lên nỗi lòng trong “bức thư tình đầu”:

Ánh mắt dài như sợi chỉ

Khâu nỗi buồn anh hóa kiếp

Anh như dãy hình dung từ

Vẽ em trong ngôn ngữ

Trinh nguyên...

(Bức thư tình đầu)

Sông quê vẫn ngày ngày soi mắt đỏ, soi thấu cõi lòng thi nhân những đóa hoa thơ đương chớm nở. Tiếng yêu dịu dàng say đắm được nhà thơ chăm chút, vun vén giữa dòng đời nổi trôi. “Từ độ vấp ánh mắt em/ Anh chơi vơi giữa cuộc đời mộng mị/ Đắp nỗi nhớ lên giấc ngủ/ Gối đầu về phía không em”, lời thú nhận đáng yêu và đầy gợi cảm gieo vào lòng người nỗi xao động, nghẹn ngào. Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng nói: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”, và tôi tìm được nhiều điều hơn thế, trong thơ Văn Nguyễn Lương. Lặng lẽ khép lại tập thơ, tôi nghĩ ngay đến sự tồn tại của thi ca trong cuộc sống xô bồ ngày nay. Với thơ Văn Nguyên Lương, chắc chắn độc giả sẽ còn được khám phá nhiều điều mới mẻ hơn nữa khi anh dấn thân vào cõi thơ, ám ảnh và khát khao: Những loài hoa tỏa ra tiếng nói/ Màn đêm không thể phủ nhòa/ Tiếng nói là ánh sáng/ Từ le lói mặt trời/ Khơi nguồn cuộn sóng thi ca (Tiếng đêm).

Phan Nam.
Đà Nẵng, 02.11.2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 175)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7739)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 544)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 532)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 738)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 10883)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1165)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
19 Tháng Giêng 20256:06 CH(Xem: 1794)
Truyện Khuất Đẩu, dù là truyện ngắn hay truyện vừa, mở ra trong tâm tư người đọc nhiều liên tưởng bát ngát;
24 Tháng Mười Hai 20245:29 CH(Xem: 935)
Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ.
17 Tháng Mười Hai 20243:57 CH(Xem: 927)
Kim Lân chính là một kiểu tồn tại trong cái giới nhà văn kỳ lạ thời nay./.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34590)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31511)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13249)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20875)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10230)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 477)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16221)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3256)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3619)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20711)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9652)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11019)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9761)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13389)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32832)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22086)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27575)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24955)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23865)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21951)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19552)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20889)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18325)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17243)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27067)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34255)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36167)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,