NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Nhạc sĩ Văn Cao 1923-1995

27 Tháng Sáu 201811:50 SA(Xem: 9929)
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN - Nhạc sĩ Văn Cao 1923-1995

Chúng ta chưa có một cuộc trưng cầu ý kiến chính thức nào, nhưng qua các cuộc dọ hỏi: "Bài hát nào, theo ý bạn, có thể coi là hay nhất của nhạc Việt Nam từ trước đến nay?" thì, trong các câu trả lời, thế nào người ta cũng có nhắc tới Thiên Thai của Văn Cao.

VanCao
Nhạc sĩ Văn Cao (Hình Nguyễn Đình Toán)

Không phải mọi người đều đồng ý như thế.

Nhưng hình như cũng không ai phản đối.

Người ta chỉ do dự một chút giữa những bài được coi là hay nhất khi người này hay người khác đưa ra ý kiến. Song nếu không chọn Thiên Thai người ta cũng khó đưa ra một bài nào khác.

Trong cuốn biên khảo "Việt Nam xưa và nay", viết bằng Anh ngữ, xuất bản cách đây khoảng 40 năm, tác giả Thái Văn Kiểm đã cho in lại bản Thiên Thai. Hẳn ý ông cũng cho rằng, Thiên Thai là một ca khúc tiêu biểu cho nền tân nhạc Việt Nam, để giới thiệu với thế giới.

Các nhà phê bình cho rằng, Thiên Thai tuy được viết vào thời kỳ tân nhạc Việt Nam còn phôi thai, nhưng cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca.

Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa.

Nhỏ bé hơn, nhưng Buồn Tàn Thu cũng đầy những nét sắc sảo của một bậc thầy. Nhiều thế hệ đã hát Buồn Tàn Thu nhưng trước và sau, không ai hát Buồn Tàn Thu hay hơn Thái Thanh.

Có lẽ tuổi của bà, những kỷ niệm về Hà Nội còn sót ở trong bà, những năm xa cách nhớ tiếc, độ dày của quá khứ làm nên độ dày của tiếng hát, mới có được tiếng hát như thế để hát Buồn Tàn Thu.

Coi Thiên Thai là ca khúc hay nhất của chúng ta, có thể là điều nhiều người chưa hoàn toàn đồng ý.

Nhưng nếu coi Văn Cao là một trong những tác giả lớn nhất của chúng ta thì chắc không ai phủ nhận.

Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài. Ngoài viết nhạc, làm thơ, ông còn là một họa sĩ nữa. Ở lãnh vực nào ông cũng tỏ ra là một tài năng khác thường. Vì đa tài nên cũng đa sự. Người ta được nghe nhiều chuyện về ông. Ông tham gia cách mạng, vào ban ám sát, nhập đảng (cộng sản) rồi chống đảng. Chúng ta chẳng biết thực hư thế nào. Nếu ông chống đảng, tại sao người ta lại dùng một ca khúc của ông làm quốc ca của cái nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa như hiện nay?

Thế nhưng, nếu ai đã có dịp coi cuốn video về ông được thực hiện trước khi ông mất, sẽ thấy, ông chẳng có vẻ gì là người được sủng ái, sung sướng cả. Hãy nhìn ông ngồi trước chiếc đàn dương cầm, mái tóc bạc trùm vai, rối bù, cong người, ngả người, đổ bóng trên hàng phím. Văn Cao đàn bằng những ngón tay, bằng bàn tay, bằng cả khuỷu tay nữa. Nhìn ông như thế để hiểu ông. Dự đoán thôi. Và, đã gọi là dự đoán thì đến ngay đài khí tượng còn có khi nhầm huống hồ chúng ta.

"Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca

Trái đất còn riêng ta"

Bằng cái giọng ồ ề run vì rượu, Văn Cao đọc mấy lời ca ấy, chứ không hát những lời ca ấy, của ông. Người ta thấy một Văn Cao còm cõi, khô héo, uống rượu và đọc thơ như khóc.

"Anh Trương Chi!

Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung

Anh thương nhớ

Oán trách cuộc từ ly não nùng"

Nhìn Văn Cao già cỗi dù mới qua tuổi 60 như vậy, nhiều người nghĩ rằng, nếu được gặp lại và hỏi Trương Chi một câu, có lẽ chỉ nên hỏi thế này: "Mỵ Nương đâu?"

Hình ảnh cho thấy ông có điều gì uất ức, không nói ra được. Và người ta có cảm tưởng ông là cái bóng của ông nhiều hơn là chính ông.

Văn Cao viết hai loại nhạc: Tình Ca và Anh Hùng Ca. Những hành khúc hùng tráng của ông, đến nay vẫn là vô địch và cũng không ai viết được nhiều hơn ông: Không Quân Việt Nam, Chiến Sĩ Anh Hùng, Gò Đống Đa…

Phần tình ca của Văn Cao ít hơn, nhưng mỗi bài đều có thể xếp vào loại kiệt tác: Đàn Chim Việt, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu, Trương Chi, Cung Đàn Xưa…

Thành thử có thể nói cả hai phần nhạc của Văn Cao đều có trọng lượng ngang nhau. Mỗi tác phẩm của Văn Cao là một cái kim-tự-tháp của riêng ông vậy.

Hai câu nói của Văn Cao được nhiều người biết là: "Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo trái, ai còn biết đường nào mà sáng tác" và "Đảng cần gì, tôi làm cái đó". Người ta không biết câu nào ông nói thành thật. Nếu cả hai câu ông đều nói một cách thành thật thì quả ông đã sống trong một bi kịch.

Một trong những sáng tác hay nhất của Văn Cao là bài Trường Ca Sông Lô được viết trong thời kháng chiến chống Pháp. Sau đó, ông không viết được gì nữa. Người ta nói ông bị cấm viết. Để sống, ông phải viết nhạc cho phim ảnh, viết nhạc không lời và vẽ bìa sách, bìa báo, cho các nhà xuất bản.

Ông biết nhiều sự thật nhưng ông không nói ra. Những sự thật ấy Văn Cao đã mang theo xuống nấm mồ của mình.

Riêng trong âm nhạc của chúng ta nói chung, phải nói, cái bóng của Văn Cao tỏa rợp khắp nơi. Từ Tình Ca, Truyện Ca, đến các bản Hùng Ca của ông, đều đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật.

Trường Ca Sông Lô có vẻ đẹp của một bức tranh hoành tráng. Thiên Thai đẹp cái đẹp tinh vi của điêu khắc. Và chỉ có Văn Cao mới viết nổi những lời ca tương xứng với thứ nhạc như thế.

Ông tự nhận là một người nhút nhát đối với phụ nữ. Một người nhút nhát đối với phụ nữ mà viết được những ca khúc như Bến Xuân, hay Suối Mơ quả là một điều kỳ lạ. Đó là phép lạ của tình yêu hay tài năng?


Chúng ta yêu nhạc của ông và sợ. Sợ vì nghĩ rằng, nếu một người đã im lặng trước sự thật của mình ắt cũng sẽ im lặng trước sự thật của người khác. Nếu những sự thật ấy lại liên quan tới số phận của rất nhiều người, của cả một dân tộc thì sao?

Sợ vì thấy rằng, đặt tài năng dưới sự xử dụng của người khác là một điều thực sự nghiêm trọng. Thật là buồn vì nghe nhạc mà chúng ta đã phải nói đến cả những gì không phải là âm nhạc. Nhưng những điều đó đã len lỏi vào nhạc của chúng ta.

Ước gì chúng ta có thể yêu nhạc Văn Cao (và nhiều người khác nữa) mà không phải thắc mắc một chút gì khác ngoài nhạc của họ.

Nguyễn Đình Toàn

(Văn Nghệ Magazine, số 15, 2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7972)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
05 Tháng Tư 202511:06 SA(Xem: 121)
Hôm nay, tay đã hết viết, mắt cũng thôi đọc. Chị có hoá thân bay về vườn cũ,
25 Tháng Ba 202511:07 SA(Xem: 399)
Trong tất cả các ca sĩ Việt Nam, chỉ có một mình Thái Thanh biết hát thôi!
18 Tháng Ba 202510:12 SA(Xem: 9036)
Nghe Thái Thanh lúc nào cũng vậy, phút rất vui cũng như phút thật buồn.
13 Tháng Ba 20252:22 CH(Xem: 519)
Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, dịch giả Lê Ký Thương cuối cùng đã chọn ngày Lễ Tình Nhân để “dừng bước giang hồ.”
05 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 9754)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
13 Tháng Giêng 20254:44 CH(Xem: 1342)
Đám tang của nhà văn Mai Thảo qui tụ hầu hết những người bạn thực sự yêu thương quí trọng anh,
01 Tháng Giêng 20259:40 SA(Xem: 1259)
Khánh Trường vốn dân Nhảy Dù, chiến đấu tới cùng, dù phải tham chiến trong thế yếu.
24 Tháng Mười Hai 20244:13 CH(Xem: 2150)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
11 Tháng Mười Hai 20242:38 CH(Xem: 760)
Mất mát nhiều quá rồi, tôi không muốn đếm thêm nữa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34529)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31452)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13209)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20831)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10185)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 384)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16205)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6271)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3233)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3606)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20701)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9646)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11003)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9754)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13382)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32823)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22079)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27565)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24949)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23856)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21939)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19539)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20880)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18318)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17236)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27057)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34244)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36162)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,