QUẾ SƠN - Phiến đá của Kim Dung

05 Tháng Mười Một 20189:47 SA(Xem: 7146)
QUẾ SƠN - Phiến đá của Kim Dung

... Trên đường rời St John’s để sang thăm một college khác, tôi (Quế Sơn) thấy tiếc tiếc trong bụng. Tình cờ đọc trên mạng trước khi đi, tôi được biết là vào đúng năm ngoái đây, đầu tháng 7- 2012, có buổi lễ vén màn phiến đá lưu niệm của nhà văn Kim Dung (Jin Yong) trang trọng ở trong Rose Garden (Vườn Hồng) nằm gần Scholars’ Garden (Vườn các Học giả ) của trường St John’s, và hai vườn này thì du khách ngày thường không được phép vào.

KD 01
Trường St John’s College (Cambridge), nơi Kim Dung đến học khi đã 81 tuổi. 



Buổi lễ đó có sự hiện diện của ông Vice-Chancellor (Viện trưởng) của Đại học Cambridge và ông Master (Hiệu trưởng) của St John’s College cũng như một số giáo sư và sinh viên. Theo chỗ tôi biết, đó là một vinh dự hiếm có đối với bất cứ nhà văn nào trên thế giới. Dĩ nhiên ai cũng biết là những nhà văn có thực tài thì họ đâu có viết vì giải thưởng này hay vinh dự kia, nhưng không ai cản xã hội công nhận tài năng và sự đóng góp của họ cho đời sống tinh thần và tình cảm của nó.

Xin ghi lại đây vài chi tiết mà tôi đọc được về sự kiện trên:

Trên phiến đá cao 1,5 mét này (do Phu nhân Kim Dung, Mrs May Cha giao tặng) có khắc hai câu thơ mà nhà văn viết tiểu thuyết kiếm hiệp lừng danh này làm tặng trường St John’s năm 2005 khi ông, ở tuổi 81, trở thành sinh viên của trường. Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung (Cha Liang-Yong hay Louis Cha, sinh năm 1924), nên người Anh gọi phiến đá lưu niệm này là "Cha Stone".

Hai câu thơ bằng chữ Hán đó được dịch sang tiếng Anh như sau:

The scent of flowers, the scent of books clings to the College paths;

The sound of oars, the sound of song drifts through the Bridge of Sighs.

(Signed) A student, Jinyong.

( Hương hoa, hương sách vương vấn mãi các lối đi trong trường,

Tiếng chèo, tiếng hát vẳng ngân qua cầu Than thở.)

(Ký tên) Kim Dung, một sinh viên.

(Tôi cũng xin nói ngay là vì không thể đọc hai câu thơ chữ Hán qua bức ảnh trên nên tôi đành phải dịch từ tiếng Anh, nên nguy cơ sai lạc với nguyên tác có thể khá cao. Tôi rất ý thức là dịch xong thì chỉ còn ý chính và xác chữ, chứ hồn thơ thì không biết ở đâu! Khi nào tìm đọc được chúng, tôi sẽ bổ khuyết và dịch lại sau.)

KD 02
Tiến sĩ Kim Dung ở Đại học Cambridge.



Tới đây tôi không thể không bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước sự khiêm cung sâu sắc của Kim Dung đại hiệp khi ông chỉ ghi đơn giản “một sinh viên” cạnh tên mình bên hai câu thơ khắc trên đá đó, tức là một sự việc có thể sẽ trường tồn với thời gian trong một ngôi trường có tuổi đời hơn 5 thế kỷ này.

(Nó được thành lập năm 1511).

Trước khi cắp sách đi học lại vào cuối năm 2005, ông đã nhận biết bao nhiêu vinh dự từ nhiều trường đại học trên thế giới. Kể cả Đại học Cambridge này nữa, tức là trước đó vài tháng – 6/2005 – ông đã tới đây nhận bằng Tiến sĩ Văn chương danh dự (Honorary Doctorate of Letters) của viện đại học này rồi.

Tôi nghĩ, ông hẳn đã có thể cho khắc trên đá vào năm 2012 đó, thay vì “một sinhviên” cực kỳ khiêm tốn như vậy, hàng chữ “Honorary Fellow, St John’s College” hay thậm chí “Honorary Doctor, University of Cambridge” bên cạnh tên ông, thì không ai thấy có gì là quá lố. Thậm chí không cho khắc thêm gì cả, chỉ tên Kim Dung thôi cũng được. Nhưng mà đơn giản: “một sinh viên” thì đúng là “độc cô cầu bại”!

Ngoài sự khiêm cung ra, tôi đoán ông cũng muốn bày tỏ lòng yêu mến ngôi trường mà ông đã sống trong đó gần 5 năm như một sinh viên bình thường.

KD 03
Phiến đá của Kim Dung (Cha Stone) trong vườn hồng Cambridge.



Ông David McMullen, giáo sư hướng dẫn của ông, khi trả lời báo chí sau buổi bảo vệ luận án tiến sĩ (ngày 12-9-2010), nói rằng Kim Dung sống chung với các sinh viên khác trong trường, dùng bữa chung với họ ở phòng ăn, mỗi tuần đều dự buổi thảo luận giữa các nghiên cứu sinh, có tính cách thân thiết, gần gũi với các bạn đồng môn trẻ hơn ông hơn nửa thế kỷ…

Vì sao Kim Dung đi học khi đã 81 tuổi?

Nhưng tại sao Kim Dung tiên sinh lại xách cặp đi học khi tuổi đã cao, “nhân sinh bát thập cổ lai hy” mà, khi danh vọng khoa bảng xem đã tràn đầy như vậy? Trước khi ông ghi tên học ở St John’s College, ông đã được trao tặng, không kể Đại học Cambridge, những vinh dự sau đây: Honorary Fellow ở St Antony’s College, vàWynflete Fellow ở Magdalen College, cả hai thuộc Đại học Oxford, và Honorary Fellow ở Robinson College, thuộc Đại học Cambridge. Ở Trung Quốc thì ông được phong Giáo sư danh dự Honorary Professor, ở các trường Đại học Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai, Tô Châu, Thanh Hoa, Hongkong và Tứ Xuyên

(Nhưng ai còn nhớ thời kỳ truyện chưởng của ông bị xem là độc hại, bị cấm cửa ở Trung Quốc không? Những năm 1970 đó!)

Chính trong buổi lễ nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Cambridge trang trọng nói trên (tháng 6-2005), trước một cử tọa gồm hàng chục Giải Nobel và giáo sư hàng đầu thế giới, ông đã bày tỏ ý nguyện muốn đi học lại ở chính đại học Cambridge này để trở thành một tiến sĩ thực sự chứ không chỉ “danh dự” thôi, tức ông biết mình sẽ phải mất 4 hay 5 năm cật lực làm nghiên cứu sâu về một đề tài nào đó cho luận án tiến sĩ của mình theo những tiêu chí học thuật khắt khe.

Đây là lời ông nói trước báo chí: “Tôi học vì kiến thức chứ không vì bằng cấp…”, và ông muốn nêu gương để chứng minh rằng câu tục ngữ “Không bao giờ là quá già để học” là đúng [2]. Hoàn thành chương trình cao học, ông tiếp tục làm luận án tiến sĩ (Ph.D.) sử học, chú tâm nghiên cứu về sự nối ngôi của các Đông cung Thái tử thời Thịnh Đường và bảo vệ nó thành công ở tuổi 86 (tháng 9 năm 2010). Sau đó ít lâu, ông Hiệu trưởng St John’s College đến Hongkong để trao ông quyết định phong ông làm Honorary Fellow của trường.

Thế là từ rày về sau Kim Dung đại hiệp được phép đi trên cỏ! (3)

….

QUẾ SƠN

(trích từ du ký “Trở lại trường xưa đầu đã trọc)

__________

Chú thích:

1) Cầu Than thở (Bridge of Sighs): Thật ra, chiếc cầu bằng đá này còn có tên chính thức là Wren Bridge (đặt theo tên một kiến trúc sư danh tiếng trong lịch sử kiến trúc của nước Anh là Christopher Wren, 1632-1723, người đã thiết kế nó) nhưng ít ai dùng tên này.

2) Nguồn: zaobao.comhttp://web.archive.org/web/20100913211327/http:/zaobao.com/zg/zg100912_001.shtml

以盛唐皇位制度作论文 金大侠考获剑大博士学位 2010-09-12 [Dĩ Thịnh Đường hoàng vị chế độ tác luận văn, Kim đại hiệp khảo hoạch Kiếm Đại bác sĩ học vị”. Nghĩa là: Lấy chế độ địa vị của hoàng đế đời Thịnh Đường để làm luận văn (luận án tiến sĩ), đại hiệp họ Kim (tức Kim Dung) thi đậu văn bằng tiến sĩ của Đại học Kiếm Kiều (tức Cambridge, Cầu trên sông Cam chảy qua thành phố; và học vị bác sĩ tức là tiến sĩ). Xin cám ơn anh Nguyễn Tiến Văn đã bỏ công dịch sang tiếng Việt, không những tựa đề trên mà còn cả bài báo dài để cho tôi hiểu đầy đủ nội dung.

3) Bên trong các college xưa cổ có các bãi cỏ vuông vắn, xanh, đẹp, và chỉ có fellow của college mới được phép đi xuyên qua nó, còn sinh viên phải đi vòng.

Ý kiến bạn đọc
22 Tháng Mười Một 20211:46 SA
Khách
Một độc giả đã tìm ra và gởi cho tôi 2 câu thơ khắc trên phiến đá của Kim Dung. Xin bổ túc cho bài viết:
“花香書香繾綣學院道
槳聲歌聲宛轉嘆息橋”
Phiên âm Hán Việt:
“Hoa hương thư hương khiển quyển học viện đạo
Tương thanh ca thanh uyển chuyển thán tức kiều”
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Hai 20244:27 CH(Xem: 455)
Cuối cùng thì, sau hơn bốn mươi năm vắng mặt, Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương lại được, giờ đây, rót đầy tràn ly, trên tay mỗi người dân nước Việt, cùng nâng lên, cùng hát vang, cùng chúc vang một mùa xuân:
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 656)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
25 Tháng Giêng 20249:05 SA(Xem: 636)
Với tôi, Phạm Duy là Người gieo hương.
15 Tháng Mười Hai 20234:33 CH(Xem: 684)
“Người đi qua đời tôi / Hồn lưng miền rét mướt / Đường bay đầy lá mùa / Vàng xưa đầy dấu chân / Lòng vắng như ngày tháng…”
08 Tháng Mười Hai 20239:13 SA(Xem: 708)
Thơ bà, hòa trộn giữa nét âm trầm, sâu kín, dịu dàng của xứ Huế và nét xông xáo, cởi mở, sẵn sàng đón nhận, hóa giải nhẹ nhàng mọi vấn đề của kiểu Sài Gòn,
21 Tháng Mười Một 20239:39 SA(Xem: 801)
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội.
11 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 7922)
Tôi gặp bà lúc nhà thơ Huy Cận còn tại thế. Hai lần gặp, bà như cái bóng bên cạnh chồng.
05 Tháng Mười Một 20233:49 CH(Xem: 865)
Trong âm nhạc, Từ Công Phụng là một trong những nhạc sĩ rất đặc biệt,
25 Tháng Mười 20231:55 CH(Xem: 685)
Tất cả kéo tôi trở lại là mình với những cảm xúc dịu dàng. Ở đó tôi gặp Nhà Thơ Trịnh Y Thư.
19 Tháng Mười 20231:35 CH(Xem: 1070)
Nhiều ngôi chùa trong thành phố gióng chuông tiễn biệt vị phật tử khác thường.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,