“Tro Tàn”, trận chiến không tiếng súng của Đinh Phụng Tiến

01 Tháng Năm 201910:57 SA(Xem: 5085)
“Tro Tàn”, trận chiến không tiếng súng của Đinh Phụng Tiến

“Tro Tàn”, trận chiến không tiếng súng của Đinh Phụng Tiến

Nói tới thần chết, đa số người ta chỉ nghĩ tới chuyện phải đối mặt với sự thực bất biến này khi con người bước tới tuổi già nào đó. Nhưng với những người sinh ra, lớn lên trước biến cố 30 tháng 4-1975, dù không ở trong quân đội hay, không là công chức,… thì, chiến tranh dù ở góc độ nào, cũng là một ám ảnh thường trực về cái chết!

Cái chết không chỉ khuấy động đời sống hàng ngày của con người mà, nó còn xâm lấn vào cả giấc mơ. Thậm chí tạo nên những con người mang bệnh tâm thần nữa.

Là một nhà văn, đồng thời cũng là một người lính thuộc quân lực VNCH cũ, tôi không biết Đinh Phụng Tiến nhìn chiến tranh 20 năm ở miền Nam, thế nào? Chỉ biết, dù những sáng tác được ông viết trước tháng 4-75 hay những truyện viết ở xứ người, sau nhiều năm tù cải tạo, thì, chiến tranh vẫn mang bộ mặt đầy thương tích, chia lìa, tàn khốc của nó.

Ngay với “Tro tàn” (ấn hành đầu năm 2019 tại Hoa kỳ), của họ Đinh, vốn là truyện dài đăng từng kỳ trên một nhật báo ở Saigòn, khoảng năm 1972 mà, bản thảo mới tìm lại được, sau khi cắt bỏ những phần dông dài, do nhu cầu cung ứng bài viết hàng ngày, cũng là một truyện mà, thảm kịch chiến tranh đã có mặt ngay tự những dòng chữ thứ nhất.

Khác chăng, ở “Tro tàn” nhân vật chính xưng “tôi” là một người nữ. Sự kiện một nhà văn thuộc nam giới, nhập vai người nữ trong văn xuôi ở miền Nam trước đây, không phải là điều gì mới mẻ. Nhưng, cách gì thì đó cũng là một thử thách mà, phần bất trắc rất lớn.

Tôi muốn nói, nếu nhà văn đó, không vượt qua được ngọn núi tâm lý phức tạp, phản ứng thường khi mâu thuẫn, không theo một tiến trình hợp lý, cố định của đa số người nữ thì, thất bại là sợi giây chão cột tay nhà văn ấy, với tiếng cười nhạo báng của thần may mắn, không chút khoan nhượng.

Với tôi, Đinh Phụng Tiến tuy viết không nhiều, nhưng qua những tác phẩm đã được xuất bản của ông, cho thấy, với óc nhận xét tinh tế, nhậy cảm ở những trạng huống tâm lý phức tạp, ngoắt nghéo của nữ giới, luôn cả với những hành vi, cử chỉ nhỏ nhặt nhất của người nữ, của họ Đinh, đã giúp ông thành toàn được nhân vật chính xưng “tôi”; như thể đó là một nhân vật sống thật ở ngoài đời, hiện thân trong “Tro tàn” vậy.

Ghi nhận đầu tiên của tôi với “Tro Tàn” bắt đầu bằng bà Loan, nhân vật nữ chính, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam, ở hạn tuổi còn thanh xuân, nhưng đã sớm chít khăn tang khi người bạn đời mà, bà rất thương yêu, trân trọng, là một sĩ quan từ trước khi hiệp định Geneva qua đời, để rồi hai mươi năm sau, người con trai lớn của bà, cũng đã tử trận trong chiến trận ở miền Nam.

Trong bài “Thay lời tựa” trước khi bước vào truyện, tác giả nhấn mạnh:

“…Nhân thể có những dòng chữ “thay cho lời tựa” này, cũng xin thưa thêm: Câu chuyện được kể hoàn toan do hư cấu nhưng có ‘bám’ vào không gian và thời gian có thật. Do vậy, độc giả tùy theo mỗi người, có thể coi như câu chuyện hư cấu hay chuyện có thật. Tác giả viết xong, độc giả là người viết lại lần thứ hai, tùy theo kinh nghiệm sống của mỗi người.

“Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh miền Nam lúc bấy giờ, từ 1970 đến 1972, có nhiều người như ông P. (một nhân vật trong truyện này) tin rằng nam Việt Nam không thể bị bỏ rơi. Một số rất ít như tướng X (một nhân vật khác trong truyện)  nghĩ có thể bị đồng minh bỏ ra đi vì họ đã đạt được mục đích. Trong khi ấy, ông chồng bà Diễm (nhân vật khác nữa trong truyện) tin rằng người Việt Nam đã hy sinh mạng sống của mình, cho các nước khác trên thế giới yên bình. Vì cuộc chiến tranh giữa hai ý thức hệ nếu không nổ ra ở Việt Nam thì sẽ ở nơi khác. Và ông còn đi xa hơn, là sau này khi có hòa bình ở Việt Nam, ông sẽ đi đòi nợ khắp thế giới…”“TT”, tr. 12, 13

Lời nói đầu của tác giả đã sớm hé lộ cho thấy ngay từ đầu thập niên 1970, người miền Nam, tùy theo viễn kiến của mỗi cá nhân mà, có những kết luận riêng cho mình. Mặc dù, đa số người dân thường bày tỏ lòng bi quan về tình hình chính trị miền Nam, trước khi biến cố 30 tháng 41975 xẩy ra, dẫn tới sự bức tử không thể đau đớn hơn của cả một vùng đất, một thể chế tương đối tự do và dân chủ tính tới hôm nay.

Với tôi, truyện dài “Tro tàn” là một chuyện viết về chiến tranh hiếm hoi, tương đối im, vắng tiếng súng. Người đọc không gặp lại những cuộc đàm thoại kiểu “Đại Bàng gọi Chim Ưng” hay, “Thanh Thúy gọi Minh Hiếu”… vang lên giữa tiếng đạn nổ xé trời hoặc tiếng hô “xung phong” người đọc thường gặp trong những truyện, phóng sự, bút ký về chiến tranh. Mà toàn chuyện, cho đến dòng chữ cuối cùng chỉ là những khoảng lặng. Ngọn lửa tuyệt vọng thắp lên trong cái khoảng lặng chập chờn tử sinh đó, có chăng là nước mắt và tiếng nấc nghẹn đòi thấy mặt chồng, con trong những chiếc quan tài bọc thép và quốc kỳ phủ trên.

Nhưng chính khoảng lặng hay sự im, vắng kia, lại khiến cho bi kịch của chiến tranh tăng cường độ. Nó không rầm rộ, không ầm ầm đạn pháo, nhưng vì thế mà người đọc lại dễ dàng nghe được bước đi, tiếng thở dài nén xuống của thần chết.

Khởi đầu “Tro Tàn” (TT) họ Đinh đã vẽ lại lộ trình bất hạnh của nhân vật nữ chính, tuyệt vọng, thất thần trên sinh lộ.

 Với tôi, lộ trình đó, cũng chính là lộ trình tuyệt vọng, tìm lại cái tôi thất lạc  chính mình của một nạn nhân cuộc chiến miền Nam - - Đại diện hay, tiêu biểu cho một người vợ rồi một người mẹ nổi chìm trong chiến sự đi tìm chồng, rồi con và, chúng ta phải hiểu, người phụ nữ Việt Nam đó, cũng đi tìm chính mình trong cuộc loạn lạc giữa chiến tranh, mà rốt ráo, điều bà có được, chỉ là tấm thẻ bài ghi tên con bà, số quân và, loại máu…

Ngay những dòng chữ đầu tiên của “Tro tàn”, họ Đinh đã giới thiệu nhân vật nữ chính của ông đã sớm nặng nhọc na trên đôi vai ốm o của một nhà giáo lạc lõng, cô độc như sau:

“…Khởi hành từ Tân Sơn Nhất lúc ba giờ chiều và bây giờ tôi có mặt ở Ban Mê Thuột, nơi tôi mới tới lần đầu, không khỏi làm tôi bỡ ngỡ. Tôi nghĩ nếu không lợi dụng những ngày bãi trường, chắc chẳng bao giờ tôi có thể rời khỏi nhà lâu như thế. Ngày xưa, mỗi lần đi thăm chồng ở những nơi xa, tôi thường mang tâm trạng của người đàn bà với những háo hức, với những hân hoan triền miên. Bây giờ đi thăm con, tôi mang tâm trạng xót xa của người me. Cảm giác ấy cho tôi bứt rứt khôn nguôi. Hạo viết thư về nói với tôi, má đừng lên thăm con vì ở những nơi này không thích hợp với má, con có thể tự lo liệu lấy được. Tôi trả lời con tôi rằng, thế nào tôi cũng lên thăm nó vào dịp hè. Thời gian Hạo xa nhà, hai đứa em của Hạo thường nhắc tên anh, mỗi ngày. Hạo là con trai lớn của tôi. Đầu năm trước, Hạo nhận lệnh nhập ngũ. Sau khi mãn khóa ở trường bộ binh, Hạo được bổ nhiệm đi xa. Sau biến cố tết Mậu Thân năm ấy, tất cả thanh niên trai tráng lên đường theo lệnh tổng động viên…” (TT trang 16)


“Ân huệ” của chiến tranh: Chiếc thẻ bài vô tri? (Kỳ 02)

Giới thiệu nhân thân của nhân vật chính, xương sống của truyện, tác giả “Tro Tàn” viết:

“… Tôi là người đàn bà ít may mắn. Lập gia đình sớm, năm mười chín tuổi. Hồi đó, bố Hạo vừa tốt nghiệp trường Sĩ quan trừ bị và tôi sửa soạn vào trường Sư phạm. Ngay sau lễ cưới, chồng tôi được lệnh tham dự những cuộc hành quân xa và tôi ở lại nhà. Sau này thỉnh thoảng chồng tôi về thăm gia đình nhưng thường những ngày đoàn tụ ấy không lâu. Tôi có thai Hạo vào giữa thời kỳ lên lớp năm đó, và nó là chứng tích của những ngày tháng tôi sống vò võ một mình. Hạo giống bố và hai đứa em của nó sau này, giống tôi. Nhà tôi tử trận cách đây hai năm. Cái tang trong đời tôi chưa nguôi ngoai thì Hạo lên đường…

“Chồng tôi rong ruổi trên cuộc sống khô khan ấy trong gần hai mươi năm với cấp bậc sau cùng, đại tá.. Thời gian đằng đẵng như vậy vẫn chưa đủ chấm dứt sao? Và con tôi lại tiếp tục đến bao giờ? Chiều nay tôi có mặt ở đây để tìm con, tôi có lý do để phiền muộn, phẫn nộ cho những điều kỳ quái ấy. Khi mới lớn, tôi đã nhìn thấy có chiến tranh. Cuộc chiến ấy kéo dài cho đến tận bây giờ. Không biết bao giờ mới kết thúc…” (TT, trang 17)

Nhân thân người đàn bà trong truyện của Đinh Phụng Tiến và, những cảm nghĩ, những câu hỏi không có câu trả lời, rất quen thuộc trong đời sống thực của những phụ nữ miền Nam ở giai đoạn lửa đạn như “được mùa”, đã vùn vụt gia tăng cường độ. Dường như hiếm có gia đình nào không có ít nhất một người đàn ông đã vĩnh viễn nằm xuống, như một hậu quả đương nhiên của thời thế, chiến cuộc!

Chiếc bóng, cái chết của người chồng, người cha, trong đời thực của nhân vật chính trong “Tro tàn” của họ Đinh là chiếc khăn tang thứ nhất sớm chít trên đầu người vợ còn quá trẻ và những đứa con, có đứa chưa kịp trưởng thành, trước khi hai mươi năm sau, người đàn bà bất hạnh này, lại tự chít lên đầu mình một khăn tang khác.

Và, sau đây, cũng là hoạt cảnh rất quen thuộc với nhiều người mẹ có con bị ném vào lò thiêu bom đạn:

“… Tôi bằng lòng theo người đàn ông ấy vào điếm canh, chờ Hạo. Đứa trẻ mà cho tới tận bây giờ tôi vẫn nghĩ nó còn bé dại…” TT, trang 21)

Cảm nghĩ này của người mẹ Việt Nam, cũng là một thứ tâm lý chung của hầu hết các bà mẹ Việt Nam, được Đinh Phụng Tiến ghi nhận một cách
sâu sắc.

Tiếp theo là sự kinh ngạc và, cũng là tâm lý tự nhiên của người mẹ VN trong chiến tranh, đến nơi đồn trú, thăm con:

“… Nghe người trung sĩ hồi nãy kêu nó bằng “ông” không khỏi dậy trong lòng tôi một cái gì đó rất lạ lùng. Hạo đã lớn, quả thật nó đã lớn. Bố nó ngày xưa khi trao cho tôi thư tình đầu tiên cũng cỡ tuổi này. Tôi hoảng hốt và sợ hãi. Nó đã vượt khỏi tầm tay, vượt khỏi tình yêu thương của tôi khiến tôi tưởng tôi chẳng còn gì nữa. Gia tài chồng tôi để lại cho tôi chỉ có ba đứa con…” (TT, trang 21)

Đúng nhất, phải nói rằng, sự vuột mất khỏi vòng tay, khỏi vòng ôm thương yêu của người mẹ, không phải do đứa trẻ chủ động mà, đó là nhát chém thứ nhất của chiến tranh, như một thứ trớ trêu, đành hanh của định mệnh bao trùm một giải đất!

Sự trớ trêu của định mệnh còn ném những đứa trẻ ra khỏi ngôi nhà ấm êm hạnh phúc chúng, khi chúng cho những người mẹ đau khổ biết rằng, chúng không còn bé dại nữa, chúng đã thực sự trưởng thành và muốn thoát khỏi tấm lưới bảo bọc của người mẹ:

“… Chợt người lính kêu lên: Kìa, chuẩn úy Hạo đã về kia, thưa bà. Nói rồi anh ta la lớn: Chuẩn úy! Chuẩn úy! Tôi đứng lên, qua khung cửa Hạo đã trông thấy tôi. Nó chạy lại và đứng sững ngay trước cửa, cùng lúc la lên thảng thốt: Má!

Nhưng giây phút cảm động, bất ngờ về sự có mặt của mẹ ở vùng hành quân, người con còn trẻ đã thống trách mẹ mình rằng, tại sao nó đã có thư yêu cầu mẹ đừng đi thăm nó, Và:

“… con muốn má ở nhà với Thục và Nhi. Còn con, con có thể tự xoay xở lấy được. Sao lúc nào má cũng coi con như đứa trẻ nít mãi vậy? “-Không. Má biết con đã lớn. Nhưng má ước ao lúc nào con cũng là đứa trẻ nít đối với má. Vì đó là lẽ sống của má…” (TT. Trang 24)

Nhưng bi kịch của cuộc chiến miền Nam hơn 20 năm, không ngừng ở sự việc những người mẹ sớm mất những đứa con máu thịt của họ mà, chiến cuộc còn tiếp tục xuống tay bằng những vết chém thần lặng, là sự đứt lìa những mối tình tuyệt vọng của lớp người trẻ qua câu chuyện khá phổ cập là chuyện một thiếu nữ ba lần đốt áo cưới của mình. Khi cả ba ý trung nhân của cô, lần lượt ngã xuống bởi những viên đạn mù lòa, từ phía đối phương, họ Đinh lạnh lùng ghi lại:

“… Sau tang lễ, Hoài đem tấm áo cưới xếp lại gọn ghẽ, cất trong tủ áo như cất mối tình dang dở. Nhưng những bà cô ông chú trong họ hàng có tính dị đoan, bàn rằng hãy đốt ngay tấm áo cưới đó đi. Bởi vì, theo họ thì cô còn quá trẻ không thể sống cuộc đời góa bụa như vậy, Cô sẽ còn đi “một bước
nữa”. Ban đầu, Hoài không chịu nhưng trước áp lực của mọi người, cô để mặc ai muốn làm gì thì làm. Cô bỏ học, sống như một người mất trí. Khi tấm áo cưới được đốt dưới ngọn lửa to là lúc cô cảm giác đi theo tang lễ một lần nữa…

Về những giây phút cuối cùng của Huấn, người chồng chưa kịp cưới của Hoài được đồng đội kể lại, có một chi tiết mà dường như nó chỉ xẩy ra trong cuộc chiến Việt Nam mà thôi:

“… Người hiệu thính viên đã chết. Lúc này, Huấn vừa là người chỉ huy vừa chiến đấu như một người lính và vừa liên lạc với cấp trên, trong vai người hiệu thính viên. Anh xin pháo binh bắn đạn nổ chụp lên đầu mình vì căn cứ đã bị tràn ngập. Yêu cầu của anh được trung tâm hành quân đáp ứng ngay, vì không còn cách nào khác. Quyết định của Huấn là một quyết định tuyệt vọng và can đảm. Đây là một yêu cầu tự sát để cùng chết với đối phương…

“Huấn chết ngay trong loạt đạn đầu tiên dội trên đầu mình. Xác hai bên nằm hỗn độn…”

Vì thế, xác của Huấn nằm chung với xác đối phương:

“Người ta nhặt được khúc mình, xếp khúc đầu đã nát nằm chung. Có những chỗ quần áo cháy nát không còn. Thêm vào cái xác ấy là một cẳng chân còn dính chiếc giầy bốt, chiếc cẳng chân khác không có giầy, không có bàn chân, không biết của ai. Người ta xếp vào luôn cho đủ… (TT, trang 67, 68.)

Và, bi kịch chồng tréo bi kịch. Sự khốc liệt không chỉ dành riêng cho người chết mà, hậu qua ghê khiếp hơn cả, vẫn là điều được coi là “di sản” để lại
cho người sống.

Kiếp sống nào dù vắn vỏi hay dài lâu, cuối cùng rồi cũng phải bước vào cửa tử. Khác nhau chăng, những người trẻ chết trong lửa đạn và những người mẹ, người vợ, những đứa trẻ… vẫn phải tiếp tục sống như nhát chém cuối cùng của chiến tranh:

“… Tôi trở về nghĩa trang quân đội Dĩ An ở Biên Hòa. Con tôi nằm trong chiếc quan tài có phủ cờ vàng. Trong nhà tang lễ hoang vắng, có những người lính bồng súng gác, đứng yên như tượng đá. Tôi hỏi, con tôi đâu?

Người ta nói đang nằm trong đó. Tôi đòi mở nắp quan tài cho tôi nhìn mặt con tôi lần chót. Người ta bảo sẽ không nhìn thấy mặt vì trong chiếc quan tài ấy chỉ còn là đống thịt vụn. Tôi gào lên, con tôi còn sống, người ta đã chôn nhằm xác. Hãy mở ra, mở nắp quan tài cho tôi. Người ta bảo không có sự nhầm lẫn nào ở đây, vì chỉ một trái 122 ly làm chết một người. Chiếc thẻ bài của người tử sĩ là duy nhất…” (TT, trang 217, 218)

Phải chăng, “ân huệ” duy nhất mà chiến tranh dành cho người sống, là tấm thẻ bài vô tri?

Du Tử Lê,
(Tháng 5-2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33547)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5472)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9328)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10113)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19504)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22487)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19193)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7913)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8510)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30730)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25524)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21746)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19805)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24521)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,