TRẦN THẾ PHONG - Vết gạch

28 Tháng Năm 20199:33 SA(Xem: 11153)
TRẦN THẾ PHONG - Vết gạch



Phụng háo hức lắm, háo hức được về một lần ngồi trước hiên nhà, nhìn bóng chiều đi dần ra bìa sân, dần ra ngoài cổng.  Nghe tiếng heo kêu đòi ăn của những nhà hàng xóm. Tiếng gió chiều thổi vi vu trên những ngọn tre già. Đong đưa những cái tổ của chim giột giột. Những gốc tre già chạm nhau kêu kin kít khó quên…Nghe tiếng gà gáy ở góc vuờn. Nghe tiếng cu gù tuốt trên ngọn cây thầu đâu thật cao gần cổng vào. Tiếng chó sủa. Nhìn lại bầu trời quê hương đi xa là nhớ, ở gần là thương.
 
Và Phụng đã trở về, về chiều hôm qua. Về lại căn nhà xưa sau 42 năm. Cái ngày 30 tháng tư  năm 75, Phụng chạy, chạy tuốt luốt vào Nam. Đi ở tù. Được tha trở về, Phụng sợ hết hồn làm chi giám trở lại quê. Lăn lóc ở Sài Gòn kiếm ăn và nuôi con. Đến ngày được qua Mỹ đổi đời.
 
Chiều hôm qua đến nhà lúc 7 giờ tối. Mệt. Cả đêm đâu có ngủ được. Háo hức. Vui. Buồn. Trưa nay nằm trên bộ ván ngựa ngủ một giấc êm đềm. Buổi trưa ở quê sao vắng vẻ, tĩnh lặng. Tưởng chừng như cha đi thăm đồng ruộng. Mẹ đi chợ chiều. Nhưng có còn đâu. Vắng hết rồi. Mất hết rồi…
 
Sau một giấc ngủ trưa. Phụng đi lần ra cửa và ngồi trên bực hiên, nhìn ra sân. Bóng  chiều xuống đã nửa sân. Phụng nhìn chăm băm ra cổng. Cái cổng ngói của Ông Nội để lại còn nguyên vẹn. Sau bao năm chiến tranh bom đạn tơi bời. Ngôi nhà ngói ba gian đã bị sập một gian. Mẹ sửa lại. Vuông sân gạch rộng thênh thang đạn cày xới vẫn còn dấu vết.
 
Lạ nhỉ. Lạ lắm. Những cái cổng của nhà ông xã Diệu, ông xã Huấn, ông xã Liễu, ông xã Chánh, ông xã Bốn, ông chánh Tri, ông chánh Thận đều bị sập hết. Chỉ cổng nhà Phụng còn nguyên. Mà cũng không có những vết đạn để lại dấu. Phụng nghĩ lạ lắm. Ai cũng nói lạ lắm. Phúc đức lắm. Di tích của họ Trần. Hèn chi, mấy đứa con trai đều thoát được gông cùm Cộng Sản. Và ở hết nước ngoài…
 
Phụng nhớ. Phụng nhớ lắm, nó cứ canh cánh trong lòng. Vết gạch và mối tình tuổi thơ. Ôi cái tuổi thơ đẹp quá đi chớ. Thơ mộng quá đi. Và nàng. Phụng đau đớn trong lòng. Phụng lần ra cổng. Ngắm cái cổng vững chắc. Công trình của Ông Nội. Phụng đưa tay phủi hết lớp bụi thời gian. Cạy hết lớp rong rêu. Vết gạch đây rồi. Còn nguyên.
 
Phụng áp sát thân người vào đó. Chỉ tới cổ thôi mà. Ừ thì hồi đó 14, 15 tuổi chứ nhiêu. Học đệ lục, ngũ, tứ. Làm chi có yêu đương đắm đuối, si tình, vỡ mộng. Nhẹ nhàng thôi, mà sâu lắng…nhớ hoài. Mang theo trong lòng suốt những năm tháng triền miên.
 
Phụng đếm. Tất cả 6 vết, hai hàng, mỗi hàng 3 vết. Mỗi vết gạch cách nhau 2 lóng tay. Hàng bên trái cao hơn bên phải. Của nàng đây. Con gái mau lớn và mau khôn hơn con trai. Ừ thì có mấy năm thanh bình. Mỗi năm cao lên được hai lóng tay. Nhổ giò. Dậy thì.. Cái hồi đó thanh bình lắm. Ngày tết ai đi xa làm ăn cũng trở về quê ăn tết. Nhất là học trò. Vui đáo để. Được nghỉ học. Được ăn tết. Được khoe áo mới. Được đi chơi. Được thêm một tuổi. Và được gặp nàng.
 
Mồng hai tết. Cha đi chúc tết bạn bè. Mẹ cùng với những bà bạn quê đi đánh Bài Chòi lấy hên đầu năm. Chị và em trai cũng đi chơi tuốt. Phụng ở nhà coi nhà và thắp hương bàn thờ. Tiếp khách nếu có bà con hàng xóm đến thăm. Và nàng đến. Tươi thắm như hoa mai. Với áo sơ mi màu trắng có điểm những hoa anh đào hồng nhạt. Quần tây màu đen. Mái tóc xõa dài ngang lưng, thướt tha, dịu dàng, xinh xắn. Trông nàng lớn hẳn ra. Thiếu nữ.
 
Ngồi nói chuyên bâng quơ với đĩa mứt gừng và hạt dưa. Không biết nói cái gì mà nói nhiều lắm. Việc học hành, thầy cô giáo, bạn bè và sách vở. Chỉ có vậy thôi mà hết cả buổi sáng. Nàng về.

Lần nào Phụng cũng đưa nàng ra cổng. Và dừng lại. Lưu luyến. Không nhớ ai đề nghị, nàng đứng sát vào vách cổng. Phụng đo từ đỉnh đầu nàng vào vách tường. Gạch thật mạnh. Sâu. Tới phiên Phụng đứng sát vào. Nàng chỉ làm dấu. Tay con gái yếu lắm. Làm sao mà gạch được. Phụng gạch. Gạch thật mạnh. Những tiếng cười hồn nhiên. Và cứ thế 3 năm liền những ngày tháng thanh bình của miền Nam. Hàng bên trái mỗi năm nhích hơn một chút. Con gái mau lớn mà. Ba năm qua nhanh quá. Kéo tuổi thơ chạy thường thượt. Chạy hụt hơi…
 
Chiến tranh lại tràn về. Tứ tán hết. Chia cách hết. Bỏ quê mà chạy, mà đi. Ruộng vườn bỏ hoang hết. Ráng mà học. Ráng quá mà quên hết. Mỗi năm chỉ gặp nhau một lần. Ở thành phố nó lạt như thế sao? Vô tình như thế sao? Tại chiến tranh. Tại chết chóc. Nghèo đói. Không phải hết. Tại cái gì mà cứ kéo Phụng chaỵ. Chạy tận vào phương Nam.
 
Mỗi năm đau đáu nhìn về quê nhà. Nhớ nàng. Nàng sống lặng lẽ đi dạy học. Tuổi thanh xuân hững hờ qua. Thời gian có chờ đợi ai đâu.
 
Phụng quyết định phải thăm nàng. Quyết gặp nàng một lần để kể hết những sâu lắng trong lòng mà Phụng dấu kín. Hai lần đến nhà đều cửa đóng then cài. Nàng ở một mình. Căn nhà dưới tàn cây vú sữa có cả trăm năm. Vuông sân gạch đầy những chậu hoa và một con chó nằm buồn bã giữa sân. Vắng lặng. Tiếng của người hàng xóm nói vọng ra: Cô giáo đi đã ba ngày rồi. Đi cầu an cho gia đình Phật tử. 
 
Định mệnh và duyên. Đức Phật nói không có duyên là không thể gặp nhau.
 
Đã hết thời gian ở quê rồi phải đi, phải giã từ. Như một thói quen. Phụng dạo quanh vườn. Khu vườn của tuổi thơ. Qua bao cuộc bể dâu vẫn còn. Cái giếng nước trong veo. Cây dâu đất có cả trăm năm vẫn còn và mỗi năm ra trái sum sê. Cây nhãn, cây ổi, cây mãng cầu có lẽ đã mọc cây mới để duy trì nòi giống. Phụng đi lần đến đầu hè. Đây vạt đất đầu hè. Mẹ nói, nhau của ba chị em chôn nơi đây. Ôi nơi chôn nhau cắt rún là đây. Phụng cố nhìn hết, ghi hết những hình ảnh của khu vườn tuổi thơ vào trong trí nhớ. Biết bao giờ về lại…
 
 Đi lần ra cổng. Phụng nghĩ sẽ gạch môt vết gạch cuối (có thể) để ghi dấu một lần về. một tình yêu mật ngọt. Phụng sững sờ. Một vết gạch mới ở phía bên trái hiện ra. Có phải là mơ hay thực. Chắc chỉ mới ngày hôm qua hay hôm kia. Phụng chùng xuống, nhói cả cõi lòng. Tim co thắt. Cô giáo đi cầu an cho Phật tử. Câu nói của người hàng xóm còn vẳng bên tai. Không, nàng lẩn khuất đâu đó. Ôm vết thương lòng sống lặng lẽ ở quê hương. Quanh quẩn ở quê hương và vui với kinh kệ.
 
Phụng tìm một cục đá cứng và gạch thật mạnh một dấu bên phải ngang với vết gạch mới. Vết gạch nầy mạnh và sâu. Sâu lắm. Sâu như cõi lòng của Phụng chôn kín trong mấy mươi năm qua. Như gạch sâu vào quả tim đang rướm máu…Và đau.
 
Phụng nhìn thật lâu vào hai vết gạch. Hai vết gạch lớn dần, lớn dần bao trùm hết cả khu vườn tuổi thơ, căn nhà ngói ba gian, và xóm làng thân yêu. Phụng bước đi, chập chờn, xiêu vẹo trong nỗi đau cuộc đời….
Mùa Xuân đã qua mất rồi.
                                                                       
Trần Thế  Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 202512:18 CH(Xem: 332)
“Bà xã khỏe không?” Phải hiểu là ông bạn vừa hỏi thăm vợ mình.
25 Tháng Năm 20255:15 CH(Xem: 1011)
Ở xóm Dưng ai mà không biết thằng Đậu Đũa được ông nội nó lượm về trong một lần lên đồi cắt cỏ.
15 Tháng Năm 202512:17 CH(Xem: 444)
Người đàn ông ấy đã yêu thương tôi vô điều kiện, ôm ấp chở che tôi khi tôi ốm đau buồn bã.
11 Tháng Năm 20255:23 CH(Xem: 1039)
Mẹ giơ tay nắm chặt bàn tay Chị, hai giọt lệ rất nhỏ nhưng rất long lanh ứa ra ở khóe mắt Mẹ.
05 Tháng Năm 20258:38 SA(Xem: 1262)
Vậy là Khánh Trường đã dấn bước. Anh làm chuyện mà anh trù trừ mãi, từ khi bệnh tật bắt đầu thăm hỏi anh.
25 Tháng Tư 20257:23 CH(Xem: 1322)
Ngày nay cơm Âm Phủ có mặt trong các quán ăn khắp nước.
20 Tháng Tư 20253:00 CH(Xem: 1961)
Chị du học Hoa kỳ. Chị có bằng tiến sĩ Luật và mở văn phòng luật sư tại thành phố New York mấy năm.
20 Tháng Tư 202511:05 SA(Xem: 1478)
Nhớ lại chuyến đi trên sông nước ướt át năm đó.
10 Tháng Tư 20251:23 CH(Xem: 1471)
Trong nghệ thuật tán gái có 36 kế, không biết kế đục tường vào giường ngủ của người đẹp thuộc kế nào.
31 Tháng Ba 20258:45 SA(Xem: 2468)
Hồi tưởng lại một buổi sáng nhợt nhạt. Con tàu ghé bến Hà-nội rồi. Phường phố lớn chập chùng. Đứa nhỏ bàng hoàng đi lên. Và con sông Hồng, và tiếng còi và chuyến tàu đã bỏ lại sau lưng cùng tuổi nhỏ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19673)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35279)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32115)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13884)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21264)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9542)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 754)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16591)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6639)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3630)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20948)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9889)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11321)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9924)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13713)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33136)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22305)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27847)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25225)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24179)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22251)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19769)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21075)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18470)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17367)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27404)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34544)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36310)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,