NGUYỄN QUANG THIỀU - Phố Tàu và người đàn bà Việt

17 Tháng Sáu 20192:23 CH(Xem: 5608)
NGUYỄN QUANG THIỀU - Phố Tàu và người đàn bà Việt

Những khu phố và đặc biệt những ngôi nhà của những người Hoa trong các ngõ phố lúc nào cũng âm u và đầy vẻ lo ngại với những người chưa quen. Trước kia, ở Hà Nội có nhiều gia đình Hoa kiều nhưng tôi chưa một lần bước vào bất cứ một ngôi nhà nào đó của họ. Và thế, ngôi nhà của người Hoa lần đầu tiên tôi bước vào là một ngôi nhà ở phố Thượng Hải, thủ đô La Havana. Hồi học ở đó, có ba thứ của người Hoa mà sinh viên Việt Nam hay mua, đó là sâm nước, mì chính và mỳ sợi tươi. Người Cuba giống người Châu Âu và nhiều nước khác không dùng mì chính. Vì vậy những sản phẩm đó chỉ để bán cho chính người Hoa ở đó và một số sinh viên Châu Á.

64287242_2404223076309131_5018572910604845056_n
Chinatown ở thủ đô La Havana, Cuba - nguồn internet



Tôi đã bước vào ngôi nhà của người Hoa nằm trong một cái ngõ trên phố Thượng Hải ở khu vực La Havana cổ. Một ngôi nhà trần rất cao và phòng khách khá rộng. Những đồ gỗ, tủ, bàn uống trà đều bằng gỗ đã sẫm màu thời gian. Ánh sáng rất ít trong căn phòng. Chỉ có một chiếc bóng đèn nhỏ tỏa ánh sáng vàng đục. Tôi quan sát thấy các lối đi và các phòng trong ngôi nhà đều phủ bóng tối. Trên một bức tường chính diện với cửa ra vào có treo hai bức ảnh. Một bức ảnh tôi nhận ra ngày đó là Mao Trạch Đông. Ở giữa phòng khách là ông chủ ngôi nhà. Một người đặc Trung Quốc. Tóc cắt ngắn, áo cổ khuy cài bằng vải. Ông ta ngồi trong một chiếc ghế bọc nhung to đã bạc màu. Ông nói chuyện với chúng tôi bằng một thứ tiếng Tây Ban Nha đặc thổ âm tiếng mẹ đẻ của ông. Khi chúng tôi hỏi mua mấy thứ hàng nói trên, ông gọi vọng vào căn phòng bên cạnh. Một người đàn bà chắc là vợ ông bưng một cái thùng gỗ cũng thẫm màu thời gian ra và mở ra. Trong đó đựng những lọ sâm nước và những gói mì chính. Hồi ở Cuba, sinh viên chúng tôi thường nấu ăn thêm mà chủ yếu là mỳ sợi với thịt hộp nên hay dùng mì chính. Còn sâm nước là mua giúp cho mấy cán bộ Việt Nam sang công tác mang về nước.

Ở La Havana hồi tôi đang học không có Chinatown nhưng sau này thì có. Ở Việt Nam có khu người Hoa rất lớn gọi là Chợ Lớn chứ không gọi là Chinatown. Nhưng ở rất nhiều nước trên giới thì có. Từ xa người ta đã có thể nhận ra Phố Tàu bởi cái cổng to trang trí rồng phượng rực rỡ. Có một đặc điểm là bên ngoài những ngôi nhà người Tàu thường rực rỡ nhưng bên trong thì âm u và đầy bí ẩn của những lo ngại mơ hồ. Một lần đến phố Tàu, một người Cuba hỏi tôi có phải tôi đến thăm người đàn bà Việt Nam không. Tôi ngỡ ngàng vì không nghĩ có người Việt Nam sống ở Cuba như vậy ngoại trừ một vài sinh viên học xong lấy vợ người Cuba và ở lại. Nghe vậy, tôi thực sự tò mò và tìm cách gặp người đàn bà này.

Và đến một ngày, tôi đã gặp người đàn bà Việt Nam trong khu phố ấy. Một người đàn bà làm dâu một gia đình Trung Quốc từ khi còn rất trẻ. Năm bảy tuổi, bà được đưa từ Bắc Giang xuống Hà Nội làm con ở cho một gia đình Hoa kiều. Sau đó, gia đình Hoa kiều này chuyển vào Sài Gòn sinh sống và buôn bán. Thấy cô bé xinh đẹp và thông minh họ đưa cô bé đi theo. Gia đình người Hoa cho gọi mẹ cô bé đến và nói rõ câu chuyện. Vì gia đình quá ngèo khổ, bà mẹ đồng ý cho con đi theo gia đình người Hoa và nhận một ít tiền.

Khi gặp tôi, bà đã đứng lặng nhìn tôi mà không trả lời câu hỏi của tôi: “Bà là người Việt Nam à?”. Bà đã khóc vì câu hỏi ấy. Bà cố gắng nhớ một câu tiếng Việt cho trọn vẹn nhưng không thể làm được. Bà phải nói với tôi bằng tiếng Tây Ban Nha. Bà nhớ Hà Nội và cái làng quê xa lắc của bà mà bà không còn nhớ tên làng được nữa. Khi đứa con đầu lòng ra đời, bà đã cầu xin chồng mình bằng được để đặt tên cho đứa con là Thăng Long. Vì tất cả những gì bà sống cho gia đình người Hoa ấy đã làm người chồng chấp nhận tên đứa con của ông ta bằng một cái tên Việt Nam. Bà nói với tôi thi thoảng bà vẫn mơ về mảnh đất Việt Nam. Mơ về cái làng nơi bà sinh ra và lớn lên rồi ly biệt nó từ khi còn rất nhỏ. Nhưng bà biết, bà không còn cơ hội để trở về mảnh đất ấy. Bà không thể trở về bằng thân xác bà nhưng bà luôn trở về trong những giấc mộng. Bà vẫn tự may cắt áo tứ thân như hồi còn trẻ ở Việt Nam bà mặc mỗi khi Tết đến. Và không chỉ mỗi khi Tết đến mà mỗi khi có sự kiện gì đó bà lại mặc chiếc áo tứ thân. Bà vẫn để tóc như một phụ nữ Việt Nam từ thập kỷ 30, 40 của thế kỷ trước. Chỉ có tiếng mẹ đẻ là bà không thể nào nói được nữa. Khi mới rời Việt Nam lúc bà chỉ mới 11 tuổi, những năm đầu tiên đêm nào trước khi ngủ bà cũng hình dung ra những người thân yêu của mình còn ở Việt Nam và nói chuyện với hình ảnh của họ để khỏi quên họ và quên tiếng mẹ đẻ. Nhưng thời gian khắc nghiệt cứ đẩy bà xa dần ngôn ngữ ấy. Tôi là người học ngoại ngữ và tôi thông cảm với bà.

Sau khi gặp tôi, bà đã mời tôi đến ăn cơm với gia đình bà vào ngày Chủ nhật để đứa con trai bà có thể gặp tôi, một người từ mảnh đất chôn nhau cắt rốn của bà. Trong suốt thời gian học tập ở Cuba, ba lần bà đến tận cư xá của tôi ở để thăm tôi và mang tôi cho một món ăn Việt Nam mà bà vẫn còn nhớ. Đó chính là món cá kho. Tặng tôi món cá kho nhưng bà rất lo lắng vì nghĩ tôi không còn nhận ra hương vị món ăn quê hương do bà nấu nữa. Mỗi khi tôi khen bà nấu ngon và rất Việt Nam thì tôi thấy bà vui như một đứa trẻ. Có lúc bà đã khóc vì sung sướng.

Khi tôi báo cho bà tôi chuẩn bị về Việt Nam bà vô cùng buồn. Tôi hỏi bà còn nhớ một ai trong gia đình bà không để tôi có thể đi tìm và cho họ biết thông tin về bà. Nhưng bà không thể nhớ được một ai cụ thể nữa. Trước khi tôi về, bà đã đưa tôi một bọc vải nhỏ trong đó đựng một túm tóc của bà. Bà nói với tôi hồi nhỏ mẹ bà nói với bà nếu phải tha phương cầu thực thì tìm cách gửi một túm tóc mình về quê để sau này chết mà nhớ đường về quê. Bà nhờ tôi thả túm tóc đó xuống một dòng sông nào đó ở Việt Nam hay vùi vào một cánh đồng nào đó để khi bà chết thì linh hồn bà biết đường tìm về với xứ sở mình. Lúc này không phải bà khóc mà tôi khóc. Tôi xúc động đến lạnh người. Tôi hứa với bà tôi sẽ thực hiện mong ước của bà. Và vào một ngày mùa đông năm 1989, sau khi về nước được gần hai tháng, một buổi tối tôi đạp xe ra cầu Long Biên và thả túm tóc bà xuống sông Hồng.

Bây giờ đã là năm thứ 26 kể từ ngày tôi từ Cuba trở về nước. Tôi nghĩ nếu bà còn sống thì năm nay bà đã hơn trăm tuổi. Tôi không biết bà có còn sống không. Nhưng có một điều tôi tin: đó là bà sẽ trở về xứ sở của mình cho dù thế nào. Bà chỉ là một cô gái đi ở và trở thành dâu của gia đình người Hoa và sống trong cái cộng đồng đông đúc, dị biệt và âm u ấy nhưng trái tim bà, tâm hồn bà và linh hồn bà vẫn không hề thay đổi. Có thể có nhiều Trung Quốc bé nhỏ ở trong lòng các nước khác như Úc, Pháp, Mỹ, Đức....Tôi lại nhớ đến nhận xét của một nhà nghiên cứu Úc về các Chinatown hay là sự ảnh hưởng của Trung Quốc với chính các nước sở tại. Nhưng có một người đàn bà Việt Nam tưởng như yếu đuối, đã không còn nói được tiếng Việt lại sống một cách mãnh liệt và như không có gì lấn át được trong một cộng đồng người Tàu đông đúc, âm u và đầy lo ngại như thế.

Thị xã Hà Đông, tháng 6 năm 2015
(Rút từ ghi chép: Trên một hòn đảo vùng Ca-ri-bê)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 234)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 390)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,