Trịnh Y Thư, tái bản tạp văn “Chỉ là đồ chơi.”

06 Tháng Chín 20199:28 SA(Xem: 3704)
Trịnh Y Thư, tái bản tạp văn “Chỉ là đồ chơi.”

Dutule.com (ngày 6 tháng 9-2019): Nhà xuất bản Văn Học vừa cho tái bản tập tản văn “Chỉ là đồ chơi” của nhà thơ, dịch giả Trịnh Y Thư.

Rất nhiều tác giả tên tuổi ở khắp nơi trên thế giới, đã trân trọng ghi nhận giá trị của tác phẩm này.

Dưới đây là một số phát biểu của văn giới về tác phẩm đó:

“Sự khác biệt giữa Trịnh Y Thư và những nhà văn cùng thế hệ với anh mà tôi nhận ra qua đọc những tản văn của anh là kiến thức về nhiều bộ môn ngoài văn học. Nghệ thuật là một điển hình. Trịnh Y Thư bàn về vấn đề gì cũng đều có ngọn có ngành, khả năng phân tích và khả năng diễn đạt thật thuyết phục và lôi cuốn. Số vốn kiến thức như thế ngay cả về âm nhạc hay hội họa mà Trịnh Y Thư đề cập thì tôi nghĩ là ngay cả những người cầm cọ hay chơi nhạc cụ cũng phải ngạc nhiên về sự hiểu biết chẳng những rất đầy đủ mà còn rất tinh tế trong nhận định.”
(Trịnh Cung)

.

“Chữ nghĩa của Trịnh Y Thư như khắc chìm vào giấy, đầy ẩn mật, và tôi phải đọc sách họ Trịnh rất chậm, lật từng trang giấy rất khẽ, đôi khi áp sát tai vào giấy để nghe cho kỹ âm vang chữ của anh. Đọc Trịnh Y Thư, chúng ta có thể vấp trên chữ. Như tôi đã từng khựng lại, đọc nhiều lần để ngấm từng hồn chữ, và rồi nghiêng xuống trang giấy để nghe âm vang chữ… Và do vậy, với từng tác phẩm, dù là thơ, tùy bút, truyện hay dịch, Trịnh Y Thư đầy tinh tế và ẩn mật, với những hình ảnh và âm vang rất lạ, luôn luôn mới, luôn luôn làm chúng ta kinh ngạc.”

(Phan Tấn Hải)
.

Chỉ là đồ chơi là một tạp bút, tản mạn, phiếm luận, theo như Trịnh Y Thư gọi, nói lên suy nghĩ, trăn trở về những điều mà anh “hằng trân quý trong cuộc sống bình nhật.” Nói như vậy, là anh đã khẳng định cho chúng ta biết, đề tài của anh không phải là những gì cao xa mà gần gũi, gắn bó với cuộc sống. Nhưng qua những băn khoăn nghi vấn trên những điều tưởng là bình thường ấy, lại phản ảnh rất rõ ràng quan điểm của anh về văn chương, nghệ thuật, cùng cách nhìn và ứng xử của người cầm bút với lịch sử, với thời đại mình đang sống. Hầu hết những bài trong tạp bút này đều ẩn chứa nội dung ấy, dù nhận định về văn chương, âm nhạc, hội họa, triết học… bất cứ, đều được viết với bút pháp vững vàng, mạch lạc, khúc chiết nhưng lại được dẫn đi bằng ánh sáng cảm xúc của một tâm hồn thơ, có khi mới nghe tưởng chỉ là câu chuyện vui buồn nắng mưa, cà phê đầu ngày, nhưng rồi khi đọc xong lại thấy vô cùng cảm động bởi cách mà Trịnh Y Thư xác quyết niềm tin và hy vọng của mình về Chân Thiện Mỹ, có điều gì đó vừa dịu dàng mà quyết liệt, được vậy phải chăng do Trịnh Y Thư đã quả quyết rằng, người viết phải “lắng nghe tiếng nói tâm hồn mình?” Chính vì cảm nhận mọi điều dưới lăng kính thẩm mỹ Thơ mà những trang văn uyên bác, lý luận, trong Chỉ là đồ chơi có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Và khi gấp cuốn sách lại thì tôi càng hiểu rõ hơn câu mà tác giả tài hoa Trịnh Y Thư đã trích ở đầu trang của triết gia Anacharsis “Hãy chơi đùa để có thể trở nên nghiêm túc.”

Với phong cách như thế, Trịnh Y Thư thật xứng đáng với chữ Tài Hoa, cộng thêm mấy câu thơ của anh thế này:

phải bước đến tận cùng bờ vực
tôi mới nhận ra trọn kiếp tro phai
chẳng còn gì ngoài một giấc mơ…

Vâng, giấc mơ lưu dấu để nhân gian biết rằng những bậc tài hoa đã sống và tận hiến tinh hoa của mình đến thế nào cho cuộc đời. Như thể họ bước qua cõi u sầu này bằng những bước gieo hạt ước mơ và hy vọng…”

(Nguyễn Thị Khánh Minh)
.

“Trịnh Y Thư có lần tâm sự thấy mình như phi hành gia rơi giữa không gian, bị cắt đứt khỏi phi thuyền Mẹ. Sau nhiều lần qua Mỹ với thời gian không ngắn (nhưng đi đi rồi lại về về), gặp gỡ không ít cây bút Mỹ-gốc-Việt, tôi hoàn toàn cảm thông tâm trạng này, không của riêng anh. May mắn là anh giữ rất chắc đường tín hiệu truyền thông: văn chương tiếng Việt. Từng sống trong xà lim cá nhân hai năm trời, tôi cũng trải nghiệm cái may mắn tự nói với mình, tự viết trong đầu bằng tiếng Việt. Phần lợi thế của Trịnh Y Thư: anh thao tác tiếng Việt trong nhiều địa hạt (viết văn, làm thơ, dịch truyện, làm tạp chí và xuất bản), xuyên nhiều lĩnh vực (văn, nhạc, họa). Sự phong phú và đóng góp không ít về kiến thức văn hóa của tập tản văn dựa trên lợi thế ấy. Và lợi thế này, nhiều người có thể không nhận rõ: anh tự xác định mình là người viết “tài tử” (“nghiệp dư”), cứ nghĩ sao viết vậy, viết từ trải nghiệm rất riêng của cá nhân mình; nên tha hồ thoải mái, chân thực, không cần phải “giữ cho đẹp” hình ảnh của mình hiện trên trang giấy, không bận tâm “sứ mệnh” cao cả nào…”

(Hoàng Hưng)

.

“Tạp bút, tạp văn của Trịnh Y Thư “chỉ là đồ chơi” như tác giả tự gọi, tự đặt tên thôi sao? Tôi đồ rằng Trịnh Y Thư đang tiếp tục đùa gạt người đọc chúng ta, chơi thôi, tiếp tục đùa gạt để… dụ dỗ người đọc tìm vào thế giới đọc, băn khoăn, đào xới, ngẫm nghĩ… bao la bát ngát của một người đọc rộng, biết nhiều, suy nghĩ đa đoan, và viết lách đa đoan. Hãy bước vào, với cảm giác bị lừa bẫy một cách êm ái, để thẩm thấu cái thế giới bao la mà sâu thẳm của con người đa tài, đa sự, đa đoan, của nhà thơ, nhà văn, cầm thủ guitar, một độc giả uyên bác, và một tác giả thầm lặng, tài hoa: Trịnh Y Thư và Chỉ là đồ chơi.”

(Nguyễn Thị Hoàng Bắc)
.

“Được đọc một số tác phẩm của Trịnh Y Thư, tôi nghĩ anh hẳn là người yêu chuộng cái đẹp trong mọi ngõ ngách của cuộc đời. Đó là lý do mà anh đã phiêu du khắp các lĩnh vực: văn chương, thơ ca, âm nhạc, dịch thuật, hội họa… mà lĩnh vực nào cũng thấu đáo, ngọn ngành. Anh là một tác giả rất cẩn trọng, cầu toàn.

Điều gì đó được cho rằng “chỉ là đồ chơi” trong hơn 260 trang giấy? Tôi tự hỏi khi cầm cuốn sách. Văn chương – Hội họa – Âm nhạc. Khoa học – Xã hội – Văn minh Nhân loại. Chiến tranh – Hòa bình. Con người – Đất nước Việt Nam… Những phi lý – hữu lý của cuộc đời qua những nền văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, được đưa ra phân tích, dẫn giải tỉ mỉ với một lối viết mà chữ nghĩa không mang nặng tính hàn lâm, đôi khi còn có những đoạn rất hài hước, thú vị. Điều này thuyết phục tôi đọc rốt ráo những gì anh viết. Dĩ nhiên, Trịnh Y Thư là một nhà văn, nhà thơ, dịch giả, lại còn là một nhạc sĩ sáng tác. Trong bài tựa Trịnh Y Thư có nhắc đến quan điểm lúc sinh thời của cố nhà văn Võ Phiến rằng, “Văn chương và nghệ thuật chỉ là đồ chơi.” Nhưng khi đọc hết cuốn sách này bạn có nghĩ nó là đồ chơi không? Thưa, tôi thì không! Trịnh Y Thư chỉ khéo đùa thôi ạ!”

(Đặng Mai Lan)
.

Chỉ là đồ chơi!

Thì ra thơ văn, tùy bút, văn chương nghệ thuật, các thứ đam mê của nhiều người được nhà văn Võ Phiến gọi là đồ chơi, và Trịnh Y Thư, với ít nhiều đồng ý, trình bày cẩm nang “một tay chơi” trong quyển sách này. Xin nhắc kẻ hậu sinh khi làm luận án về Trịnh Y Thư, hãy xem đây như Biên niên ký một hành trình.

Hy vọng, tin tưởng ngập tràn nhưng bi quan, hoang mang cũng bàng bạc. Vâng, đồ chơi. Thứ đồ chơi tuyệt diệu, bởi vì “Nghề chơi cũng lắm công phu.” Ai đó đã nói. Công phu, như gõ mõ đọc kinh, quét lá sân đình. Phế tích và ảo ảnh. Đời rất nhẹ mà khôn kham.

Vâng, tay chơi tài tử. Mà là tài tử có hạng. Cứ lai rai xây dựng mấy tầng của thơ ca: từ chữ nghĩa, qua cảm xúc và đến tầng “bất khả tư nghị của sự phối ngẫu tuyệt mỹ giữa cảm xúc và nghệ thuật.”

Phải nghe Trịnh Y Thư đàn mới thấy anh trốn vào đôi tay nhuần nhuyễn trên hàng dây tây ban cầm, dãy phím dương cầm hầu giấu đi đĩnh đạc, từ tốn, chừng mực.

Phải đọc thơ, đọc truyện, truyện sáng tác cũng như truyện dịch của anh, từ những bài thơ tình, qua tùy bút, tạp bút, để cảm nhận lãng mạn, đam mê, hối thúc.

Phải đi ăn phở, uống cà phê với Trịnh Y Thư, phải lắng nghe thi sĩ nói chuyện với bạn bè, hay bị dồn đến chân tường ba mặt một lời, hồn hậu nhưng có chút bí mật, đôi lúc là câu nói đùa tế nhị, một chút trần tình hay tiếng cười nhẹ khi “chàng” bị vây khổn bởi một rừng hoa hay mấy hàng gươm giáo. Vân vân và vân vân.

Mới thấy rằng, hy vọng, đam mê, khách quan có thể là những bệnh truyền nhiễm, nói nôm na anh có tài “xui giục, chiêu hồi, lôi kéo”: Yêu nhau đi thôi, chiều hôm tối rồi. Không, đúng hơn là, sáng tạo nhanh lên, đồ chơi sắp cũ mòn!

Mới hiểu được phần nào, phần nào thôi nhe, khối đam mê nung nấu khiến cho các món đồ chơi được thi sĩ lai rai (nhưng liên tục) sáng tạo, càng lúc càng tự tin, càng lúc càng tinh tế.

Mới thấy rõ dần nơi tay chơi này các đặc tính: hy vọng, lạc quan hiển hiện – với một mối đau chìm lắng mà chế ngự được – đã nuôi nấng trái tim mẫn cảm, đã kích thích khối óc pha lê rất thăng bằng. Khiến mớ đồ chơi tạo riêng cho chính mình phong phú theo thời gian, truyền cảm hơn và dù mang đôi đường nét phổ quát vẫn khiến tay chơi tài tử hóa ra nhà nghề khi bước thong thả xưa có phần tăng nhịp.

Từ khi Trịnh Y Thư nhận trách nhiệm tiếp tục công trình của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, phục hồi Văn Học, nhiều người đã nghe tiếng vọng, thấy bóng phượng hoàng vỗ cánh bay lên từ tro tàn.

Vâng, hình như tôi cũng nhìn ra một chút xíu tôi trong lời trần tình. Chỉ là đồ chơi. Như một thứ tuyên ngôn sẽ lôi cuốn được người đồng điệu. Sẵn sàng ký vào tuyên ngôn ấy, dù tôi cũng thích tạo đồ chơi như anh, nhưng thiếu hy vọng cùng đam mê và tài năng, lại không đủ lạc quan, nên chỉ mong đứng xa xa thưởng thức mọi thứ đồ chơi không ngừng được sáng tạo trên cõi đời này.

Mong rằng anh sẽ càng lúc càng thành công, mùa xuân rồi sẽ trở lại trên bầu trời văn chương.”

(Phan Thị Trọng Tuyến)

Và, còn rất nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ khác nữa.

.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 116)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 731)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 724)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 631)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1474)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1675)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1181)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1147)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1427)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1376)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17042)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12261)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18991)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8343)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8816)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8501)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25514)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19790)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16923)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31957)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,