Những “thần tượng” thời học sinh của tôi

07 Tháng Chín 20199:11 SA(Xem: 6488)
Những “thần tượng” thời học sinh của tôi



Giữa thập niên 1950, từ thành phố Hội An rồi Đà Nẵng, tôi theo gia đình vào Sài Gòn. Ngay năm đó, tôi thi vào lớp Đệ Thất, trường trung học Chu Văn An, thời còn học nhờ khu nhà phụ ở phía sau trường Pétrus Ký. Tôi được xếp vào lớp B1, cùng với khoảng 60 bạn học khác.

Vì chiến tranh, di cư, thời đó, bộ Quốc Gia Giáo Dục miễn tuổi cho các học sinh trúng tuyển. Nên, cùng lớp với tôi, có không dưới ba người đã có gia đình. Có người đã có một, hai con… Họ chọn bàn cuối lớp, ngồi chung với nhau. Giờ ra chơi, họ không chơi với lớp “nhóc tì” chúng tôi mà, chơi riêng thành một nhóm. Dù tò mò, tôi cũng không thể biết họ nói những chuyện gì với nhau. Ngay từ thời đó, tôi đã thấy các anh ấy hút thuốc lá. Trong lúc chúng tôi còn đi sandale, hoặc có người còn đi guốc, thì mấy bạn đó, đã đi giầy mũi nhọn mà, chúng tôi chúng tôi gọi là giầy “Bẹc-ca-na”. Nhưng khi khai giảng lớp đệ lục, tôi không còn thấy anh nào. Tôi không biết họ biến đi đâu? Làm gì?

LopHocDeNgu-1957-content

Cùng chung một lớp với tôi, sau này có những người rất nổi tiếng, như nhạc sĩ Vũ Thành An, ký mục gia Bùi Bảo Trúc, nhà báo Trương Trọng Trác… Tuy nhiên, “thần tượng” của tôi, những ngày niên thiếu kia, lại những bạn học “nổi tiếng” ở lãnh vực “cao bồi, du đãng”, như hai bạn Ngọc Chân và Trần Tán Trụ… Tôi chẳng biết có phải vì mặc cảm yếu đuối, nhút nhát hay không mà, thời đó, tôi đã thầm mong, lớn lên, tôi sẽ được giống như hai bạn học vừa kể của mình!

Riêng với bạn học Trần Tán Trụ, tôi biết dù bao nhiêu tuổi, tôi cũng không thể so sánh được với Trụ. Khi nghe bạn bè kháo nhau rằng Trần Tán Trụ là con thứ của nhà văn Trọng Lang / Trần Tán Cửu thì, tôi lại càng “nể trọng” hơn.

Nhà văn Trọng Lang / Trần Tán Cửu, là một trong ba nhà văn viết phóng sự nổi tiếng từ thời tiền chiến, tác giả phóng sự “Hà Nội Lầm Than”, do nhà XB Đời Nay của nhà văn Nhất Linh ấn hành. – Thân phụ của nhà văn Trọng Lang / Trần Tán Cửu là Tuần phủ Trần Tán Bình, dòng dõi Trần Tán Thuật.

Người kia là nhà văn Tam Lang / Vũ Đình Chí, tác giả phóng sự “Tôi kéo xe”, xuất bản năm 1932. Vũ Kiện, con trai ông, cũng học cùng lớp với tôi. Hai nhà văn này được coi là “ngang vai” với nhà văn nổi tiếng Vũ Trọng Phụng, tác giả “Số Đỏ”, theo nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, trong tác phẩm “Nhà Văn Hiện Đại”, 4 tập. Cuốn đầu tiên xuất bản năm 1942.

Trở lại với những “thần tượng” thời học sinh của mình, tôi không biết vì lý do gì, cuối năm đệ lục, hai bạn tôi lại có tên trong danh sách ba học sinh bị đuổi học. Người thứ ba là Đ.C.Hồng, bạn rất thân của tôi, thời đó.

Mùa hè năm đó, chẳng hiểu có phải vì bất mãn hay thất vọng về việc học hành của mình (?) Bạn Ngọc Chân của tôi đã cùng 2 tên tuổi du đãng nổi tiếng khác, từ Sài Gòn, đi xe lửa ra Nha Trang, “dằn mặt” con trai của trưởng ty cảnh sát Nha Trang, theo “đơn đặt hàng” của ai đó? Sau trận đánh thừa sống thiếu chết dành cho nạn nhân xa lạ, không hận thù… Bạn Ngọc Chân tôi, cùng hai tay “đâm thuê chém mướn” bình thản lên xe lửa về lại Sài Gòn.

Bạn tôi kể, họ nhận lời “đặt hàng” với tấm ảnh người “đặt hàng” trao cho. Ngọc Chân không hề biết “đối tượng” của Ngọc Chân là con trai của Trưởng ty cảnh sát Nha Trang. Nửa đường, sau khi ra khỏi địa giới Nha Trang thì Ngọc Chân và hai “sát thủ” của bạn tôi, bị bắt. Họ bị còng tay dẫn độ về Sài Gòn. Ra tòa. Ngọc Chân nói, cái may mắn của bạn tôi là khi hay tin, thân phụ của anh, một người có uy tín ở lãnh vực điện ảnh thời đó, tuy đã có vợ khác, nhưng không vì thế mà bỏ rơi anh. Ông vận động, chạy chọt cho bạn tôi được ra tù sớm. Anh đi học lại. Trường tư? Dĩ nhiên.

Sự kiện vừa kể, khiến bạn tôi cảm động, ăn năn. Quyết chí trở lại “Con đường sáng”. Chấm dứt hoàn toàn với thế giới “du đãng chuyên nghiệp” mà bạn tôi có “thâm giao” trước đấy.

Vài năm sau, khi có được mảnh bằng tú tài phần nhất trong tay, Ngọc Chân thi vào trường Sư Phạm Vĩnh Long. Ra trường, bạn tôi được giữ lại trường, nhờ đậu cao. Anh trở thành giảng viên môn Anh ngữ của trường, cho tới ngày bị động viên vào Võ Bị Thủ Đức…

Khi biết bạn tôi từ một du đãng gần như chuyên nghiệp “hồi đầu”, tôi lại khâm phục và quý trọng bạn tôi hơn. Tôi tự hỏi mình, nếu mình rơi vào trường hợp của Ngọc Chân, liệu tôi có thể làm lại cuộc đời một cách hiếm hoi như anh chăng?

Câu trả lời rất chân thật của tôi là: Không.

.
Về thần tượng thứ hai, thời học sinh của tôi: Bạn Trần Tán Trụ. Trụ cao lớn, bắp thịt cuồn cuộn như một lực sĩ. Tóc Trụ chải miết phía sau. Trụ đi học bằng xe đạp cuộc, tay áo xắn cao, rất oai phong. Trong lớp, Trụ là mẫu “người hùng” chuyên bênh kẻ yếu kém.


Không biết có phải Trụ cảm kích tấm lòng “tri kỷ”, khi tôi chưa bao giờ từ chối cho Trụ “copy” bài thi của mình; hay Trụ thấy tôi nhút nhát, ngờ nghệch, một hôm, Trụ rủ tôi “cúp cua” cho tham dự vào “phần đời bí mật” của Trụ. Hôm ấy, trong giờ ra chơi, tôi bỏ lớp, ôm cặp leo lên thanh sắt ngang chiếc xe đạp “cuộc” của Trụ, bỏ lớp. Trốn học.  

Trụ đạp xe tới sở thú ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Vừa đi, Trụ vừa coi giờ, tựa có một cái hẹn quan trọng! 


Tới nơi, thay vì phải gởi xe như mọi người, Trụ đạp thẳng vào trong. Nội điều này thôi, cũng đủ làm tôi phục Trụ lắm rồi. Tới gần hồ sen, Trụ đẩy tôi xuống, hất chiếc xe đạp tênh hênh trên cỏ, khệnh khạng đi tới đám thanh niên mặt mũi dữ dằn, đợi sẵn. Phản ứng tự nhiên của tôi, là lùi lại. Bấy giờ, tôi mới ân hận là đã theo Trụ! Tới gần kẻ địch, tôi thấy đôi tay Trụ, khuỳnh ra, dáng đi khệnh khạng hơn. Đôi mắt Trụ không ngớt theo dõi từng cử chỉ đám thù địch. Lúc hai bên cách nhau khoảng vài thước. Trụ dừng bước. Tôi nghe Trụ hỏi:


“Mày là Chín đầu bò?”


Tên đen chũi, lùn tịt, gật đầu, hất hàm:


“Chính tao. Chín đầu bò đây. Còn mày?”


Trụ gật đầu:


“Tao. Trụ Bà Hạt. Pạc-co?”


Tên lùn đen, gật đầu:


“Pạc-co.”


Trụ thêm:


“Mình mày thôi chứ?”


Chín Đầu Bò cười khẩy:


“Bộ mày muốn nhiều hơn sao?”


Trụ thản nhiên:


“Vậy thì tốt. Vô đi!”


(Du đãng thuở đó, còn nặng tinh thần “mã thượng") – Các địch thủ tìm nhau, hẹn hơn, thua. Nhưng dù mỗi bên có bao nhiêu “quân” thì trận đấu cũng sẽ diễn ra giữa hai kẻ đã có hẹn trước – chứ không đánh nhau túi bụi theo kiểu “hợp đồng tác chiến” như sau này).

Tên lùn, đen, phanh ngực, ném áo cho đồng bọn. Trụ cũng cởi phăng áo. Hiềm nỗi tôi đứng lấp ló xa, như canh xe đạp và cặp táp cho bạn. Trụ đành ném áo xuống đất.

Hai bên khum người xuống, dang tay vờn nhau... Thình lình Chín đầu bò nhảy phắt lên cao, đá “song phi” (tôi nghĩ thế), vào giữa ngực Trụ. Trụ ngã lăn trên cỏ. Tên kia được thế, xông lại. Tôi đinh ninh Trụ phải chết dưới cú đá tàn bạo của Chín Đầu Bò! Nhưng tôi sai. Trụ lăn thêm vài vòng rồi, bật dậy như có gắn lò xo. Cả người Trụ lao vào địch thủ. Bị bất ngờ, tới phiên Chín Đầu Bò ngã vật ra. Đè lên Chín Đầu Bò, hai cánh tay Trụ, như hai thanh sắt nguội, liên tiếp dọng vào mặt kẻ thù… 


Tôi không hiểu cách đè của Trụ. Chỉ thấy Chín Đầu Bò không nhúc nhích nổi. Lát sau, Trụ hỏi:


“Thua chưa?”


Tên kia đáp:


“Đ.M. thua.”


Trụ đứng lên nhặt áo. Tôi hoàn hồn, thở ra. Chín Đầu Bò lồm cồm ngồi dậy ném cho tôi cái nhìn lạnh buốt (như thể tôi là Trụ Bà Hạt), hắn nói:


“Đ.M. Tao sẽ gặp lại mày...”


Trụ cũng lạnh lùng, vừa mặc áo vừa gật đầu:


“Được. Tao đợi.”


Trên đường về, tôi sung sướng hãnh diện, như thể, chính mình chứ không phải Trụ, hạ được Chín Đầu Bò. Nhưng tôi nhủ lòng, không nên nói với Trụ điều ấy. 


Tôi muốn che dấu niềm hãnh diện lẫn nỗi sợ hãi của mình.


Hết năm đệ lục, lên đệ Ngũ, tôi không còn được gặp hai “thần tượng” của mình!

Trụ bỏ học, đi hẳn vào con đường dao búa. Giữa năm đệ ngũ, Trụ có về lại trường thăm anh em; mang theo một cô bạn gái nhỏ tuổi, rất đẹp, nghe nói bán trái cây ở chợ Tân Định. Khi đó, Trụ đã thành võ sĩ thượng đài nhiều lần. Khá nổi tiếng với tên mới: Võ sĩ Trụ Huỳnh. Trụ chọn cho mình họ “Huỳnh” vì nghe đâu, Trụ là học trò cưng của “lò” Huỳnh Tiền. Bạn tôi cũng được ghi nhận là, anh em kết nghĩa với võ sĩ Hiệp Huỳnh, nổi danh thời đó. 


Ở tuổi mười bốn, mười lăm, một lần nữa, tôi lại khâm phục, và, mơ ước được như Trụ, dù chỉ một phần rất nhỏ…


Vài năm sau, trước khi lên đệ tam, tôi nghe tin Trụ bị gia đình từ. Đó là tin cuối cùng tôi nghe được, về người bạn học, “thần tượng” tuổi thơ tôi.


Giáp Tết năm 1969, một hôm đọc báo, tình cờ tôi đọc được tin: “Tướng cướp Trụ Huỳnh ăn hàng ở một P.X. của Mỹ trên đường Trần Hưng Đạo, gần nhà ga xe lửa Sài Gòn. Tin nói Trụ bị bắn chết khi đang leo tường trở ra…

Tôi bàng hoàng không tin; vội đến trường Huấn Luyện Căn Bản Chiến Tranh Chính Trị, ở gần cuối đường Lê Thánh Tôn cũ. Nơi tôi được biết, Trụ có người anh ruột tên Trần Tán Đỉnh, giảng viên lâu năm, ở trường này. Thật bất ngờ, khi anh Trần Tán Đỉnh, lạnh lùng, lắc đầu bảo tôi:

“Đã lâu, gia đình Trần Tán không còn có ai tên Trần Tán Trụ nữa!”

Tuy ngỡ ngàng, nhưng tôi cố vớt vát thêm:

“Nhưng, thưa anh, anh có được tin Trụ bị bắn chết chứ?”

Anh gật đầu, cúi xuống xấp hồ sơ trên bàn làm việc của anh.

Tôi hiểu, anh gián tiếp, bảo tôi đi, đi…

Khi bi kịch bạn tôi Trần Tán Trụ tức Trụ Huỳnh xẩy ra, là một ngày giáp tết, ai cũng bận rộn, nên tôi không biết đám tang “thần tượng” của tôi, diễn ra thế nào? Tôi cũng không biết người bạn gái của Trụ, từng sống với nhau như vợ chồng nhiều năm, lo được những gì cho ngày Trụ vĩnh viễn nằm xuống?!?


Với những bạn học với Trần Tán Trụ thuở đó, tuy chúng tôi biết trong gia đình “Trần Tán” không có một ai tên “Trụ” nữa. Nhưng Trần Tán Trụ, vẫn là một tên tuổi có trong ký ức trẻ dại của chúng tôi; những người từng là bạn, dù chỉ được hai năm, với Trụ.

Tôi cũng tin, mỗi năm, khi Tết đến, ít nhiều gì, bạn tôi cũng sẽ được nhớ tới, bởi những bạn còn lại; như một trong những kỷ niệm thời đầu trung học….

.
Đ. C. Hồng,
Tôi nghĩ mọi chuyện đã qua. Cách gì, cũng đã gần năm mươi năm. Cậu đã nên người. Đã thành công hơn rất nhiều bạn cũ. Và, bây giờ, chúng ta đều già hết rồi. Tóc tôi đã bạc nhiều. Tôi nghĩ mọi hận thù, mơ ước, một thời tuổi trẻ dại, tựa vết mực đã phai. Mầu son đã nhạt. Tôi nghĩ, dù kéo dài thêm được bao lâu, thì, đời sống chúng ta cũng chẳng còn mấy!.!


Cuối năm, ngồi đây viết bài này, tôi hy vọng cậu đọc được. Hy vọng cậu sẽ gọi tôi. Tôi sẽ tới thăm gia đình cậu. Thay vì, có với nhau những ly cà phê nhỏ mà, thời đó, chúng ta quen gọi là “xây chừng” thì, chúng ta sẽ có với nhau một ấm trà “Thí- quân-ầm”. Chúng ta nhắc nhau nhớ ngày xưa. Câu chuyện sẽ được bắt đầu bằng sân trường Chu Văn An, ngày ấy…

Du Tử Lê.

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Mười 20197:25 CH
Khách
Tram lan cam kich,kinh phuc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 9347)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
15 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 90615)
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
20 Tháng Sáu 20242:17 CH(Xem: 12586)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?/ trên quê hương, đất nước của mình?
30 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 26577)
khi gối đầu mình lên ngực em,/ kỳ diệu thay!/ tôi nghe được rất nhiều tiếng sóng./ nơi thẳm sâu tim em,/ những viên sỏi buồn / vui yên phần/ lận đận?/
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 6545)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 7991)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 1256)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2672)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
18 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 6471)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 6554)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20745)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15718)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17359)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10064)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18472)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4915)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1680)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2171)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2083)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23396)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9742)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12117)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31655)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23875)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22665)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20768)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25684)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35532)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,