NGUYỄN ĐÔNG A - Du Tử Lê, “khi tôi chết nỗi buồn cũng hết”

15 Tháng Mười 20192:30 CH(Xem: 6449)
NGUYỄN ĐÔNG A - Du Tử Lê, “khi tôi chết nỗi buồn cũng hết”

Nhà thơ, cây đa Du Tử Lê, “ông Ngoại lên trời rồi !” (Roll nói). Độc giả nhiều nơi trong nước tổ chức tưởng niệm, bạn văn tiếc thương viết về cuộc đời, những bài thơ nức tiếng, viết về kỷ niệm, giao tình với ông. Và tôi cũng viết, đợi văng vắng, lắng, viết một cảm nhận, đứt đoạn, lặng, tiễn ông.

Du Tử Lê, con người của tình cảm, yêu thương, lãng mạn, phóng khoáng, khi thương ai thì thương tận, thương trong thơ, trong đời, người đi qua đời ông. Ông không lẫn tránh điều riêng tư, cảm xúc thơ từ chất tự sự, đậm đà tâm tình với những cái tên cụ thể như, “thụy ơi”, “T, à”... Riêng tư mà ngôn từ được chắt lọc, cẩn trọng, điêu luyện qua tư duy nghệ thuật, đồng điệu với tình cảm nhiều người, có khi còn đánh động đến cả những con tim không đồng thế hệ. Tác giả từng nói đôi chút về điều này, khi tôi viết cảm nhận về thơ ông, bài “Trong tay thánh nữ có đời tôi”, ông phản hồi:

Thưa ông Nguyễn Đông A,
...
Tôi muốn được ngỏ lời cám ơn ông, cũng như đã từng cám ơn những thiện cảm của các tác giả khác, dành cho một số thơ của tôi. Riêng bài viết của ông, vô hình chung đã cho độc giả của ông, một số điều mà những tác giả khác tuy cũng viết về bài thơ trên, đã không đề cập tới.
Điển hình, trong bài của mình, ông viết:
- Hai chữ “Thánh nữ”, tuy là một chỉ-định-từ nhưng nó lại có một biên độ lớn - - Không nhất thiết phải là một người nữ được xác-định nào mà, có thể là biểu tượng của nhiều người nữ khác nhau trong tôi (cũng như trong mỗi chúng ta.)
...”.
(Du Tử Lê - Garden Grove,17 tháng 8-2015.)

Ông là vậy, một người thân thiện, giao tiếp đúng mức, đôi khi khách khí, thận trọng, một người nhiều chữ nghĩa.

Tôi thường viết về nỗi cô đơn, nỗi cô đơn của người luống tuổi, đẫm nỗi buồn. Trong bài “Cô đơn”, Du Tử Lê cũng viết:

“tôi ngồi trong nỗi tôi riêng
bên trong ghế lạnh, ngoài hiên bóng rời
...
tôi ngồi giữa cõi-tôi-khuya
có ai gõ cửa? mà nghe lá chào
tưởng người ngọn sóng lao xao
biển muôn năm gọi tôi nào có vui
người về có nén hương, thôi
cắm lên phần mộ hồn tôi úa vàng

tôi-ngồi-trong-cõi-nhân-gian” (Du Tử Lê)

“Nỗi tôi riêng” này, nỗi cô đơn dù có hay không có người thân bên cạnh, ở ông, triền miên, bất tận, “đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than!”, dù có Em, bên Em, biết ơn Em. Như thơ đăng trên Facebook vợ, ông viết:

“nghìn năm nữa, tôi vẫn là đứa trẻ,
cần bàn tay của mẹ thuở lên năm.
như mưa / nắng rất cần cho cây, trái;
em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình.”
(Du Tử Lê)

“Hồn Tháng Chạp, cuối đời khua tiếng gậy.
Em từ tâm còn đủ lượng bao dung?”
(Du Tử Lê)

Tưởng chừng như ông vẫn lơ ngơ, lóng ngóng, ít biết làm gì cho mình ở thường nhật, cần Em “bao dung” giúp đỡ, phải chăng thơ đã chiếm hết, nhưng đâu vậy mà thiếu chân tình. Ông, đời thường,

“Anh cất ½ bát phở trong tủ lạnh
- Khuya T. dạy, dù lười mấy, cũng ráng ăn, T. à.” (Du Tử Lê),

chỉ chút chữ thôi bao ân tình.

Tôi và ông biết nhau từ cảm nhận văn chương, thi ca. Ông trân trọng, dù tôi chỉ là “vạt cỏ bên đường”, thường thường, võ vẽ. Ông từng giới thiệu truyện ngắn, bài viết, sách của tôi trên website và báo chí ở Mỹ. Ông viết:

“Tôi vẫn cho rằng, trong mỗi con người, luôn có nhiều hơn một nhân thân. Nói cách khác, mỗi chúng ta thường có nhiều hơn một bản ngã.

Nhưng hiếm khi những bản ngã ở một con người đó, lại mang tính đối nghịch, quyết liệt, tựa Thiên đàng và Địa ngục như trường hợp của nhà văn và, cũng là nhiếp ảnh gia Nguyễn Đông A - - tác giả bộ ảnh nghệ thuật “Lấp Lánh Áo Hoa” và, tập truyện cùng cảm nhận văn chương, nhan đề “Lơ Thơ Vạt Cỏ”. Riêng với tôi, nếu “Lấp Lánh Áo Hoa” là những bức hình cho thấy tâm hồn nhậy cảm của Nguyễn Đông A trong ống kính - - Để khi những bông hoa được in ra trên trang giấy hoặc trong không gian ảo của facebook, tự thân, đã có được cho riêng nó, phần phấn-hương-thiên-đàng. Một thành tựu mà không phải bất cứ một nhiếp ảnh gia nào cũng có thể đạt được.

Tôi gọi những trang ảnh hoa, của Nguyễn Đông A là những phấn-hương-thiên-đàng vì tính lung linh, hư ảo, trong suốt và, tinh khiết đầy nghệ thuật của chúng - - Tựa như đó là hình ảnh, đường nét của một thế giới ở ngoài cõi nhân gian này!?

Nhưng khi bước vào cõi-văn-xuôi Nguyễn Đông A thì, đó lại là một thế giới khác nữa. Một thế giới ở ngay cõi nhân gian này. Mà nó lại là phần chìm khuất, phần bóng tối đôi khi nhầy nhụa thực tế đời thường. Với tôi, “thế giới nhầy nhụa đời thường” của họ Nguyễn gần với Địa ngục trần gian, mặt khác của ảo ảnh Thiên đàng… Mặc dù như ông đã khẳng định rằng, “xã hội nào cũng vậy, bên cạnh những điều hay, thế nào mà không có những điều chưa hay.
...”.

Ông viết về tôi như thế, thật cảm ơn ông. Nhưng về ông, với tôi, ông chỉ có một bản ngã duy nhất, bản ngã yêu thương, với bạn bè, người thân, bản ngã yêu thương sâu lắng trong thơ, “chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời”.

Ông đi.

Thôi thì, cảm nhận một chút về “Cõi tôi”, có thể đây là một bài thơ mới được đăng trên "Viết & Đọc", chuyên đề mùa thu ở Việt Nam.

CÕI TÔI,

cõi tôi, cõi nát, cõi tàn
cõi hoang mang, vội, cõi bàng hoàng, qua
cõi vui thân thể cỗi già
cõi lang thang mượn mái nhà hư, không
cõi xanh, cõi lạnh, cõi cùng
cõi con, muốn bỏ, cõi chồng, vợ, xa
cõi em muốn dạt chân về
cõi đau nhân thế, cõi thề thốt, quên
cõi nào, cõi thật? tôi riêng?
cõi đêm máu, chảy, cõi thương nhớ, trùng
cõi tôi, cõi mịt, cõi mùng
thôi em có ghé xin đừng nghỉ, lâu
cõi đời đó, có chi đâu!” (Du Tử Lê)

Bài thơ lục bát mà không phải lục bát, với cách viết của riêng ông, khác lạ, cách tân, không giống truyền thống về nhịp thơ. Nhịp thơ như một phương tiện nghệ thuật diễn đạt, qua ngắt, nhấn. Mạch thơ dạt dào cảm xúc, trải lòng. Và điệp từ “cõi” được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhấn và nhấn, là chủ đề, như trọng điểm của bài thơ.

“Cõi” thông thường được hiểu là khoảng không gian rộng lớn tồn tại thứ gì đó. “Cõi” trong thơ ông là “cõi tôi”, chính ông, với quá “thất thập”, già, qua sự bào mòn của thời gian, ông cảm nhận được rằng, rồi thì cũng nát tan, “cõi nát”, “cõi tàn”, âu cũng là qui luật của tạo hóa. Nhưng “cõi” trong mối quan hệ nhân gian, với nhân thân, hay nói rộng ra, trên “cõi nhân gian” này luôn có biến động, lúc này lúc nọ, lúc “con, muốn bỏ”, lúc “chồng, vợ, xa”, lúc “thề thốt, quên”, mà thật vậy, có gia đình nào mà không có chuyện, đâu phải lúc nào cũng “cơm lành canh ngọt” đâu. Từng “hoang mang”, qua “bàng hoàng”, nhưng mọi thứ rồi, đều là “hư không”.

Chính dòng thơ “cõi lang thang mượn mái nhà hư, không” là một dòng thơ hay từ lối chẻ và ngắt từ của ông. Từ ghép “hư không” được hiểu là không có gì cả, nhưng trong dòng thơ lại từ một hình ảnh cụ thể “mái nhà hư” và “không” được ngắt, mở rộng nghĩa. Từ một hình ảnh cụ thể, nâng lên tư duy trừu tượng, một triết lý.

Mấy dòng thơ cuối bài cũng hay:

"...cõi tôi, cõi mịt, cõi mùng
thôi em có ghé xin đừng nghỉ, lâu
cõi đời đó, có chi đâu!”

Mông lung, mịt mùng, vốn là đời ông, ông lại chẻ từ "mịt mùng” để nhấn về “cõi” đời mình. Ông đâu muốn người mình thương “ghé” “lâu”, trái ý muốn thường tình, hay là sợ Em khổ, mà muốn, được đâu, “nát” “tàn” rồi. Lại như nói lẩy: “cõi đời đó, có chi đâu!”. Quả thật vậy, thời gian, “có chi đâu!”, rồi ông sẽ đi, và ông đã đi. “Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết”.

Ông, một người anh, “cõi tôi” đi thanh thản, thời gian dừng, ở tuổi 77, để lại 77 tác phẩm cho đời.

Xin tiễn ông, cây đại thụ thi ca miền Nam, mà chỉ vài người, như Nguyên Sa, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền... mới có thể sánh ngang bằng. Xin gởi vài bông hoa, “những phấn-hương-thiên-đàng”, như cách ông nói, theo ông ra ngoài “cõi nhân gian” này, đến thiên đường yêu thương.

Maryland, mùa thu 2019.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 15043)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 5483)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 2176)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2781)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2521)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23848)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 15324)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2619)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2760)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 8450)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 11414)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 19348)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 8735)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 21790)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16311)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 15043)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 5483)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2176)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2781)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2521)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 20261)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9100)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10221)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9421)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12701)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32151)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21692)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26948)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24333)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23144)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21300)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19111)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20383)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17873)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16890)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26324)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33553)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35752)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,