ORCHID LÂM QUỲNH - Hãy chọn cho nhau, một đời sống khác.

12 Tháng Mười 20215:11 SA(Xem: 9230)
ORCHID LÂM QUỲNH - Hãy chọn cho nhau, một đời sống khác.

 

Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.

Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,...

Thật ra, đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.


Chí Phèo của Chị,

Chị vẫn nhớ rất rõ. Buổi chiều hôm đó, khi cánh cửa mở,

em chạy xốc vào nhà, mặt hốc hác, hai mắt thất thần, lưỡi em khô khốc.

Người em toát ra mùi hôi tanh nồng nặc,

nhưng đôi mắt của em, đã nói cho chị biết rằng,

cả hai chúng ta, sẽ cùng chọn cho nhau, một đời sống chan hòa hạnh phúc.

Dù những ngày sau đó, chị cũng “cố gắng” rảo khắp khu phố nhà mình,

để xem có ai tìm em, một chú cún thất lạc.

Nhưng đó cũng chỉ là một trò phỉnh gạt thiên hạ, phỉnh gạt chính mình.

Chị biết, em không hề thất lạc. Nói đúng hơn, em đã trở về nhà.

Ngôi nhà bao năm có chị chờ đợi,

và chúng ta sẽ chọn cho nhau một đời sống mới.


Vậy mà ba hôm sau, em lại bỏ đi.

Dù biết đi tìm lại em là một điều phi lý. Vì em chưa bao giờ thất lạc. Nhưng chị vẫn lao về phía trước. Vẫn rảo khắp khu phố nhà mình. Với niềm tin mãnh liệt, sẽ gặp lại em.

Để đôi mắt của em, sẽ nói với chị rằng,

cả hai chúng ta, đã cùng chọn cho nhau,

một đời sống chan hòa hạnh phúc.

Và trong nỗi tuyệt vọng, em đã trở về, nằm gọn trong tay chị, ăn vạ như Chí Phèo.

Và chị chợt nhận ra, đời sống mình đáng yêu quá đỗi.


Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.

Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,...

Thật ra, đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.


Em đã ở với gia đình, chắc cũng phải hơn 10 năm, trước khi em lại ra đi. Nhưng kì này, khác với mười năm về trước, em không quay về nữa.

Những ngày cuối cùng, em xơ xác, thất lạc.

Dù trong nhà ai cũng thương em. Nhưng em vẫn không thoát khỏi định luật của thiên nhiên, có sinh, có tử.

Hễ có tương phùng, thì sẽ có biệt ly.

Em gần gũi với tất cả mọi người, nhất là Bố.

Chị nghĩ, trong thâm tâm, em hiểu rằng, Bố là người cần em chở che, quan tâm, nhiều nhất.


Có lẽ vì vậy, đã ba năm trôi qua,

chị vẫn không dám đọc lại bài tùy bút Bố viết vĩnh biệt em, Chí Phèo, (*)

ngày em lại chọn cho mình một đời sống khác.


Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.

Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,...

Thật ra, đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.

Chị HB của em,

Biết bao lần, chị nói với em,

chị sợ cái chết của Bố. Ngay lúc ấy: chị sẽ ở nơi chốn nào, chị phải làm gì với thân thể thừa thãi. Phải chăng, nỗi đau sẽ lớn lao hơn mọi nỗi đau mà chị đã từng vượt qua. Biết đâu chị sẽ thành người mất trí.

Hay cả việc chị sẽ chọn cái chết, theo ông.

Những lần như vậy, em luôn chọn sự im lặng, vì sớm muộn gì, cả hai chúng ta, đều sẽ đi đến con đường của nỗi buồn bất biến.


Phải chăng, mỗi chúng ta, ai cũng có quyền chọn cho mình một đời sống khác.

Đối mặt với sự ra đi hay ở lại, bình minh hay hoàng hôn, phải hay trái, trắng hay đen,...

Thật ra, đời sống, dưới khuôn mặt nào, cũng chỉ là điểm dừng chân, để chúng ta chực chờ tai ương bất trắc.

.


Cuối cùng, hai bố con mình phải chọn cho nhau một đời sống khác.

Khi chiếc ambulance dừng trước cửa,

như một thói quen, con thay đồ thật nhanh, chuẩn bị phóc lên xe, cùng Bố lao về phía trước của đời sống, dẫu biết rằng, đây chỉ là trạm dừng chân, để Bố con mình chực chờ tai ương, bất trắc.


Họ đẩy giường Bố lên xe, không quên nói với con: “Cô đi theo chúng tôi phải không? Tốt quá. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin thưa, tim ông đã ngừng đập.”

Ngay trong giây phút ấy, con cũng nhận ra, tim mình cũng đã ngừng đập theo Bố.


Tuy nhiên, không như chị HB suy nghĩ, con không mất trí, con không hoang mang.

Con thấy thân xác mình nhẹ tênh.

Lơ lửng. Lơ lửng.

Con thấy em Chí phèo, sau thời gian tung hoành chốn giang hồ, bước ra giữa hư không.

Hồn nhiên lao vào vòng tay của Bố. Bố gãi tai em, vuốt nhẹ bộ lông không còn xơ xác.

Con nghe được, tiếng cười của Bố giòn tan trong sớm mai.

Phải chăng cái chết cũng chỉ là đời sống khác. Nó dịu dàng như mây, long lanh như ngọc.


Nhưng Bố ơi, con vẫn phải ở lại, Bố với em hãy bình an với đời sống mới.

Vì sớm muộn gì, chúng ta cũng sẽ có ngày hạnh ngộ.

Orchid Lâm Quỳnh

49 ngày của Bố. 11/24/2019

(*) https://dutule.com/a6650/em-di-binh-an-may-man- 

 

Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Giêng 20205:51 CH
Khách
Đúng là con của Bố. Đọc đi đọc lại vẫn muốn đọc. Sâu sắc mà trong trẻo đáng yêu
25 Tháng Mười Một 20195:30 CH
Khách
Đọc nghe nhẹ nhàng mà xót quá
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 20245:37 SA(Xem: 6833)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 9863)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
15 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 91090)
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
20 Tháng Sáu 20242:17 CH(Xem: 13302)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?/ trên quê hương, đất nước của mình?
30 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 26900)
khi gối đầu mình lên ngực em,/ kỳ diệu thay!/ tôi nghe được rất nhiều tiếng sóng./ nơi thẳm sâu tim em,/ những viên sỏi buồn / vui yên phần/ lận đận?/
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 6863)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 8337)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 1554)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2846)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 6815)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21383)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16120)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17777)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10480)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19019)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5288)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1979)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2590)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2372)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23695)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20140)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8965)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10054)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9336)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12512)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31964)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21624)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26770)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24176)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22985)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21122)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20272)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17787)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16848)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26077)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33362)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35670)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,