LÊ ĐẠT - Nhân câu chuyện mấy người tự tử

16 Tháng Mười Hai 20193:02 CH(Xem: 8705)
LÊ ĐẠT - Nhân câu chuyện mấy người tự tử


Mục "Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách


Đọc báo Nhân dân số 822 
Có đăng tin mấy người tự tử 
Vì câu chuyện tình duyên trắc trở

Đêm mùa hè nóng nôi 
như lửa

Tôi ngồi làm thơ 
Vừa giận, vừa thương mấy người xấu số. 
Chân đi chưa hết nửa đường đời 
Đã vội nằm im dưới mộ

Cuộc sống cho dù lắm mưa 
nhiều gió 
Nhiều cay đắng xót xa 
Cũng đẹp gấp vạn lần cái chết 
Chết là hết 
hết đau 
hết khổ 
Nhưng cũng hết vầng trăng soi sáng trên đầu 
Hết những bàn tay e ấp tìm nhau 
Len lén, bước chân hò hẹn 
Bây giờ gặp gỡ nơi đâu? 
Dù có chết cùng nhau 
Cũng vẫn là chia tay nhau vĩnh viễn 
Trời đầu xuân mây vần bão chuyển 
Có lạnh không? 
Tôi biết hai người khổ lắm 
Còn gì buồn bằng không được yêu nhau 
Nhưng sao lại chết? 
Nhà đạo đức vuốt hàng râu mép 
Hạ kính 
lắc đầu 
Chép miệng 
“Hoà bình chủ nghĩa” 
Tôi không nghĩ vội vàng như thế 
Tôi đã từng yêu 
từng đã khổ nhiều 
Nhưng không thể tán thành cái chết 
Tôi không thích loại cúi đầu theo số kiếp 
Cắn răng vào cứ sống cứ yêu

Khi Lương Sơn Bá tương tư trên 

giường bệnh 
Ngày một võ vàng 
Ôm bóng người yêu mà chết 
Khi Chúc Anh Đài xăm xăm vào huyệt 
Theo nhau cho trọn lời nguyền 
Cả rạp lặng yên 
Những chiếc khăn tay đầm đìa nước mắt, 
Sự thật cuộc đời đắng cay hơn nghệ thuật 
Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài 
Sống không được yêu nhau, 
Chết còn được hoá thành đôi bướm, 
Nhưng mấy người tự tử 
Xác bây giờ mục nát dưới mồ, 
Biết ai thương họ? 

Có phải vì chúng ta quá yêu người yêu cũ 
Mà quên người sống bây giờ?

Có phải vì chúng ta mất nhiều trong Kháng chiến, 
Nên chủ trương tiết kiệm lòng mình?
Có phải vì chúng ta muôn việc rối tinh 
Đành xếp lại chuyện mấy người tự tử?

Lịch sử phải trải qua bao đau khổ 
Những người chết thiêu trong lửa 
Những người chết gục trong tù 
Những người chết treo trên cột 
Tùng xẻo lăng trì 
Rỏ máu trên bàn thờ nhân loại 
Cho con người được làm người 
Cho con người được yêu được sống 
Tôi muốn gào lên cho đến khi lạc giọng 
“Không gì đau thương 
bằng 
mất một con người”

Sao họ lại đưa nhau đi tự tử? 
Có phải vì họ không bằng lòng chế độ, 
Bất mãn với cuộc đời?

Không. 
Họ chưa hai mươi 
Cô bé hôm nào mới lớn 
Soi trộm vào gương, thấy má mình hồng 
Nghĩ đến chuyện lấy chồng 
đỏ mặt

Người con trai ngồi trên gò đất 
Thổi sáo gọi người yêu 
Làm nắng chiều 
đứng lại 
Lúa đương thì con gái 
Cũng thấy rộn trong lòng 
Xôn xao gió thổi 
Đầu sát bên đầu bàn chuyện tương lai 
Thôn xóm tan dần bóng đen địa chủ 
Cuộc đời như ánh trăng mỗi ngày một tỏ 
Sáng bừng lên 
Trong những chiếc hôn đầu 
Chế độ ta không cấm họ yêu nhau 
Mà sao họ chết?

Người công an đứng ngã tư đường phố 
Chỉ huy
bên trái 
bên phải 
xe chạy 
xe dừng
Rất cần cho việc giao thông. 
Nhưng đem bục công an 
máy móc 
đặt giữa tim người 
Bắt tình cảm ngược xuôi 
Theo đúng luật đi đường nhà nước 
Có thể gây rất nhiều chua xót 
ngoài đời

Ngày Phật đản vừa rồi được nghỉ 
Tôi đến nhà Văn Cao 
Hai đứa rủ nhau 
đi ăn thịt chó 
Văn Cao vốn là người nể vợ 
Ăn xong mua một gói về nhà 
Tôi bỗng giật mình, 
(nhưng không để lộ ra) 
Người chủ xé thơ tôi 
gói thịt 
Ngay lúc đó tôi chỉ còn muốn chết 
Như dại như điên tôi oán đất, oán trời 
Nhưng hôm nay tôi chỉ oán mình tôi 
Thơ tôi bị cuộc đời ruồng bỏ 

Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ 
Vẽ phấn bôi son, tô toàn màu đỏ 
La liệt đầy đường hoa nở 
chim kêu 
“Tốt tốt! 
xà và 
tốt tốt!” 
Qua thơ tôi 
cuộc đời như hết chuyện 
Có thể khoanh tay yên trí đi nằm 
Như Thượng đế bước sang ngày thứ tám 
Không! Không! 
bóng những ngày xưa u ám 
Còn lởn vởn che cuộc đời như gấu ăn giăng 
Cải cách đợt năm 
Tôi có qua thăm nhiều thôn xóm 
Những cây lúa cúi đầu dưới ruộng 
Đã ngẩng mặt lên trời 
Mơ ước mấy nghìn đời 
biểu tình trên dãy thẻ 
Lũy tre làng phơi phới bay xa 
Mở rộng cửa đón những ông chủ mới 
Ruộng đất nông dân được đội về cởi trói 
Nhưng còn tim 
còn óc con người? 
Giữa năm Cộng hoà lớn khôn mười một tuổi 
Vẫn còn lọt lưới 
nhiều thói “an nam” 
Dán nhãn hiệu 
“Made in Cách mạng” 
Ngang nhiên xúc phạm con người 
Đẩy họ đi tự tử

Phải quét sạch mây đen 
cho chân trời rộng mở 
Chặt hết gông xiềng 
cho những cánh tung lên 
Ngày và đêm 
mộng bay đầy cuộc sống 
Khát vọng theo khát vọng 
Không gì ngăn cản con người

Hà Nội, tháng 6-56
Lê Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Mười Một 20249:10 SA(Xem: 136)
Phan Nhự Thức, tên thật là Nguyễn Văn Minh, là một nhà thơ quen thuộc trên văn đàn Miền Nam từ trước năm 1975.
23 Tháng Bảy 20249:42 SA(Xem: 887)
Quê hương ơi, nhận giùm sợi tóc/ tình yêu ta - chuộc thế gian này.
27 Tháng Tư 20242:23 CH(Xem: 1934)
Thôi trân trọng chào em/ Mời em nhập cuộc/ Chúng mình cùng chung/ Số phận/ Con người…
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 2234)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 3615)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 3461)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 5194)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 3536)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 3485)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 4436)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1989)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2379)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9353)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26793)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,