NGUYỄN VIẾT ĐĩNH - Phố Cổ - Chùa Cầu, Bolsa - Little Saigon Và Du Tử Lê

18 Tháng Mười Hai 20195:37 SA(Xem: 6846)
NGUYỄN VIẾT ĐĩNH - Phố Cổ - Chùa Cầu, Bolsa - Little Saigon Và Du Tử Lê

 

DTL 1942-2019
Nhà thơ Du Tử Lê (1942-2019)



Thời niên thiếu xa xưa lắm, xưa như chuyện cổ tích của kiếp người. Phố cổ chùa Cầu thấp thoáng nét rêu phong hoài niệm, phủ mờ những ký ức một thời.

 

Faifo tên gọi cũ cảng  biển miền Trung nổi tiếng từ thế kỷ 17, 18, thời những thương điếm Hà Lan, Tây, Tàu, Nhật còn lưu chút hoàng kim dĩ vãng.


Nay phố cổ chùa Cầu Hội An hiện nguyên hình một thị trấn đìu hiu cháy nắng dưới nóng hè miền nhiệt đới.

 

Đâu đó, bóng dáng một gã thiếu niên Bắc Kỳ gầy guộc lạc loài trên những con phố chưa kịp quen tên. Phố bờ sông dọc theo dòng chảy Thu Bồn có những con thuyền im lìm bến đỗ. Phố chợ sơ xác lèo tèo vài ba quán xá, chỉ đông vào ban sáng, vắng lặng lúc về chiều.

Những con đường nhỏ hẹp đìu hiu nắng gió, gồ ghề cát đá chạy xuôi về biển, rẽ xuống Điện Bàn, Đà Nẵng xuyên qua những cồn cát vô danh cháy nắng quanh năm.

 

Cậu thiếu niên mang tên P. có vẻ mặt tư lự, nhưng nét vui lại hiện về ngay trên khuôn mặt vừa thông minh vừa hóm hỉnh. Cậu biết có nhiều người đang chờ mình. Cậu là nhân vật quan trọng trong lớp nhất trường Nam Tiểu Học Hội An thời đó.

LopHocDeNgu-1957-content

 

Trên con đường Trần Hưng Đạo thẳng tắp, nơi  cuối là điểm đến của cậu học trò nhỏ hàng ngày. Trường Nam Tiểu Học Hội An nơi có các bạn học PM Tiến, PG Khánh, TT Hạp, TC Cánh, NG Hân, NV Đĩnh đang chờ  nghe hắn kể chuyện vui, hay  cùng đá banh trước giờ vào lớp.

Đặc điểm của hắn là tiếng nói nhỏ nhẹ, có ma lực cuốn hút của một phù thủy. Cộng vào ánh mắt sâu thẳm nhìn vào cõi mông lung.

Chẳng thế mà hắn được chọn đóng vai chính trong vở kịch thơ Hận Nam Quan đó sao? Vở kịch thơ ăn ý nhất, hãnh diện nhất của ban giám học nhà trường.

Lớp khán gỉả tý hon mải miết theo dõi vở kịch. Sau phút thăng hoa là màn vỗ tay ào ào tưởng thưởng và vinh danh các kịch sĩ, nhất là cho vai chính, cậu P.

Kỷ niệm ấy đã ghi đậm một thời học sinh và theo mãi trong đời của những con người từng sống tại phố cổ Hội An vào những năm 1954-1955.

 

Hè đến, năm học cuối cùng của bậc tiểu học cũng kết thúc. Học sinh tản mác khắp nơi. Từ đó, kịch sĩ tý hon  tên P mất hút vào giòng đời thênh thang như bóng chim chìm khuất chân trời không một dấu vết.

 

Thời học sinh, sinh viên qua mau trong hòa bình tạm bợ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp đến là chiến tranh ngày càng khốc liệt.

Hàng ngày số phận con người lúc đó chỉ là cuộc đu dây bên bờ vực tử sinh. Tăm hơi cậu học trò tên P. cũng mất tiêu trong bồng bềnh tiếng hát lời ca mộng mị than trách cho tình yêu và thân phận nghiệt ngã của kiếp nhân sinh. Bài “Khúc Thụy Du” , thơ Du Tử Lê, do Anh Bằng phổ nhạc:

 

“Hãy nói về cuộc đời, khi tôi không còn nữa.

Sẽ lấy được những gì? Về bên kia thế giới.

Ngoài trống vắng mà thôi... Thụy ơi và tình ơi…”

 

Cơn đại hồng thủy tháng tư đen 1975 đã dâng lên chôn vùi, xóa lấp dấu vết hoàng kim một thời của xã hội miền Nam. Con người, loài vật, cây cỏ đều phải vùng vẫy, ngoi ngóp để sống còn. Một số không ít vật vờ trôi dạt, rồi rã nát và trầm tích theo thời gian.

Lớp lưu vong. Lớp sống tù. Lớp chết chìm ngoài biển. Lớp còn lại ngơ ngác kiếp sống thừa. Một thời đại kinh hoàng không ai muốn nhớ. Sao nó cứ vây bám ta hàng ngày?

 

Thân phận kẻ di tản như bèo trôi sóng giạt. Cuối cùng họ cũng bám víu, hội tụ với nhau, nhiều nhất là tại quận Cam, miền nam California.

Khoảng năm 1981-82, đã xuất hiện tuần báo Tay Phải của Du Tử Lê, phát không cho bạn đọc quanh vùng  Little Saigon.

Lúc đó phố xá dân Việt quanh khu Bolsa chỉ lèo tèo một hai cái chợ, vài tiệm phở, vài phòng mạch bác sĩ.

Du Tử Lê lúc đó đã có mặt ở nhiều nơi, làm nhiều ngành nghề. Nhưng chàng không bao giờ bỏ quên thơ và báo. Thuở đó các bạn phố cổ chùa Cầu cũng chẳng biết chàng thi sĩ nổi tiếng hào hoa lại là cậu học trò kịch sĩ tên P. thời niên thiếu.

 

Phải mãi đến những năm 1985-86 và sau nữa, những nhân vật như Khả, Hạp, Tiến, Khánh, Hân xuất hiện thì lý lịch của chàng thi sĩ đa tài và đa tình mới được bạch hóa.

Từ đó mối giao tình bằng hữu được nối lại và nồng ấm theo thời gian. Mỗi lần xuất bản một tập thơ, một cuốn sách, chàng đều sốt sắng mang đến ký tặng bạn cũ thuở thiếu thời.

 

Mỗi lần tình cờ gặp mặt, nhiều nhất là dưới tiệm phở Nguyễn Huệ của chủ nhân, đại ca  Cảnh, nơi chàng hay lui tới, là nhóm bạn phố cổ chùa Cầu lại tay bắt mặt mừng tranh nhau ngâm bài thơ Hận Nam Quan thuở nào.

Ôi kỷ niệm bé nhỏ quá! Nhưng sao lại dịu dàng và đáng yêu đến thế!

 

Thời gian trôi nhanh không ngờ. Những cậu bé tiểu học, nay cũng đã già. Tóc xanh ngày nào, giờ đã bạc trắng. Đã trên 60 năm rồi còn gì? Nhưng riêng kỷ niệm thời phố cổ-Chùa Cầu thì không bao giờ phai nhạt .

 

Tháng trước chàng thi sĩ DTL đã thanh thản bỏ cuộc chơi buồn-vui, bụi bặm đời thường. Chàng từ bỏ cả gia đình và bằng hữu thoát bay theo dòng thơ nhạc về chốn thiên thu. Chàng để lại cho đời biết bao ân tình qua những vần thơ trác vừa tuyệt xưng tụng tình yêu, vừa oán than thân phận nghiệt ngã của kiếp đời, kiếp người.

 

Đâu đó Khúc Thụy Du lại tiếp tục vang lên.

Nhiều người một thời phố cổ chùa Cầu, nay Bolsa Little Saigon giờ đây, có lẽ đã thấm buồn hơn, hiu hắt hơn vì vừa mất đi một hình bóng thân quen.

 

Buồn!

 

Viết tại Dã Thảo Trang, San Jose

Nguyễn Viết Đĩnh


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Sáu 20241:40 CH(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 15128)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 2424)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 2591)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 8199)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 7889)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21332)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16074)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17730)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10447)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18967)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5285)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1976)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2586)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2370)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23692)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20138)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8956)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10046)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9331)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12505)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31954)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21622)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26757)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24170)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22978)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21117)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19045)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20266)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17782)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16847)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26069)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33357)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35668)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,