TRẦN MỘNG TÚ - Dung nhan thời COVID

04 Tháng Năm 20209:48 SA(Xem: 6374)
TRẦN MỘNG TÚ - Dung nhan thời COVID

Sáng nay, sau khi đánh răng, rửa mặt, chị nhìn mình trong gương, bỗng dưng chị thấy một phụ nữ lạ hoắc. Tóc chị, một đường ngôi trắng xóa như con đường nhỏ phủ sương muối giữa luống rau úa. Hai bên tóc đã quá dài, tóc đáng lẽ phải cắt từ cuối Tháng Hai, bây giờ gần cuối Tháng Tư, nên tóc đã chạm vai, so le, cái ngắn cái dài không như ý. Bất giác chị nhớ tới câu thơ:

“Sáng hôm nay em thấy ở trong gương
Đường ngôi lệch sợi tóc buồn vừa thức
Chiếc lược mỏng vùi trong vùng tóc ấm
Những hàng răng rẽ mãi một đường ngôi”

(Sợi Tóc, tmt)

Chị thấy trong có hai tháng mà chị trông lạ hoắc. Mình đã quên hay đã không làm cái gì nhỉ. A, không nhuộm tóc. Đáng nhẽ sáu hay bảy tuần phải nhuộm lại nếu không muốn nhìn thấy đường ngôi trắng xóa và để tóc dài thêm nữa mà không nhuộm thấy mệt mỏi, chán nản lắm. Tóc đã đến lúc phải cắt (không có tiệm nào mở cửa). Hay nhuộm tóc lấy, cũng không thấy có hứng thú, vì tự cách ly trong nhà không đi đâu (ai nhìn?). Hóa ra từ trước tới giờ ta chăm sóc diện mạo là vì người khác nhiều hơn vì mình. Cá nhân mình thì chỉ cần giữ vệ sinh và sức khỏe. Chị mở ngăn kéo bàn phấn, mấy cây son khô lại vì cả hai tháng nay không đụng tới. Đã ít ra ngoài, mỗi khi ra ngoài lại đeo khẩu trang thì son phấn làm gì.

Ngay như chồng chị, chắc không thắc mắc, chú ý tới chị, có son hay không có son dưới lớp khẩu trang đó.

“Sáng nay em tô môi son đỏ
Chỉ tại rặng phong đã thay màu”

(tmt)

Câu thơ nồng nàn đó bây giờ đọc cũng chẳng ai muốn nghe, mọi người còn bận theo dõi con COVID nó lan tới đâu và lan nhanh như thế nào.

Bất giác chị nghĩ tới các phụ nữ trong nhiệm vụ bác sĩ, y tá và nhân viên y tế làm trong các bệnh viện trên thế giới. Trong hai tháng nay những phụ nữ này lúc nào cũng bịt mình từ đầu tới chân trong những y phục bảo hộ, xả thân ra cứu người. Họ có thời giờ đâu mà cắt tóc, chải đầu, son phấn như những ngày trước đây. Họ có thời giờ đi nhuộm tóc, trang điểm không? Có thời giờ nghĩ tới săn sóc, vỗ về cho chính bản thân mình không? Câu thơ “Ai điểm trang mà em phấn son” của ai đó bỗng ngậm ngùi trong chị.

Những thỏi son khô và những hộp phấn của họ, nằm co mình buồn trong ngăn trang điểm không biết đến khi nào. Cầu xin cho những phụ nữ này mau mau được quay lại đời sống bình thường, để những thỏi son lại được tay ai chạm vào.

Cái giường ngủ của chị đối diện với tủ treo quần áo, bỗng dưng cũng buồn bã lắm. Cánh tủ xếp gấp lại sang một bên được, nên luôn luôn mở cho tiện. Đây là quần áo để đi nhà thờ, đi ra ngoài với bạn hay đến nhà con cháu ăn uống tiệc tùng gia đình. Những cái áo không làm dáng quá, nhưng tươm tất lịch sự. Chị mỗi tối đi ngủ vào giường đọc sách xong, lơ mơ nhìn những cái áo đủ màu treo trong tủ, tự nhiên thấy lòng chùng xuống. Đã hai tháng nay không chạm tới chúng, cảm giác như chúng không thuộc về mình, không từng ôm ấp hơi hướng mình.

Đã có lúc chị viết những câu thơ lãng mạn cho những chiếc áo:

“Áo rộng chẳng phải gầy đâu
Bởi tim bỏ ngực đi lâu với tình
Áo chật chẳng phải lên cân
Bởi tim ai dọn vào gần tim tôi”
(Áo Ca Dao, tmt)

Bao giờ thì mặc lại những chiếc áo này để đọc thơ và sống lại những ngày bình thường?

Đã hai tháng nay, không tới nhà thờ, không đi gặp bạn, ngay cả tiệc tùng trong gia đình cũng không có, chị cứ áo vải, quần thô ở trong nhà, có chạy vội ra chợ, hay xuống đồi đi bộ thì thêm cái khoác mặc ngoài thôi. Chị buồn buồn nhớ tới câu thơ:

“Sáng hôm nay hồn em như tủ áo
Ý trong veo là lượt xếp từng đôi”

(Xuân Diệu)

Cái cảm giác thơ mộng ngày trước mỗi khi vừa đọc thơ vừa dọn tủ xếp lại quần áo thấy không còn nữa. Cái tủ áo buồn hắt hiu vì bị bỏ quên.

Những đôi giầy nữa, gót cao, gót thấp, màu sắc khác nhau để làm dáng thêm cho áo quần, đã nằm ngủ quên hai tháng nay trong hộp, giấu mình trong những góc tủ. Chị chắc chúng đang nhớ bàn chân của chị lắm. Nhưng làm sao được, hai tháng nay chị chỉ dùng một đôi giầy vải duy nhất mỗi khi đi ra ngoài một chút hay đi bộ trong xóm.

Tất cả những tiện nghi và vẻ đẹp của vật chất bỗng dưng rủ nhau bốc hơi một lượt. Chị phân vân tự hỏi: “Liệu con người có cần tất cả những nhu cầu đó từ trước đến nay để được hạnh phúc hay không?” Chị không rõ ràng lắm, chỉ thấy mình đổi khác. Chị bâng khuâng, xa cách ngay với áo khăn, giầy dép, lạ lùng với phấn son đầu tóc và tưởng như mình đã thành một người khác trong chính ngôi nhà của mình.

Chị nhìn lại mình trong gương một lần nữa, tạm gọi đó là: Dung nhan thời COVID. (Trần Mộng Tú)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 49)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 98)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 208)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 224)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 240)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 802)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 295)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 551)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 893)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1825)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20379)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15338)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1508)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2032)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9624)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31506)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32872)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,