Những mẩu chuyện đời Tạp văn TRẦN THỊ DIỆU TÂM

10 Tháng Năm 20201:56 CH(Xem: 5694)
Những mẩu chuyện đời Tạp văn TRẦN THỊ DIỆU TÂM
SÁCH MỚI
Trân trọng giới thiệu: 
 
Những mẩu chuyện đời
 
Tạp văn
TRẦN THỊ DIỆU TÂM
 
Văn Học Press xuất bản, 5/2020
180 trang, 5.5” x 8.5”
Trình bày bìa: Đinh Trường Chinh
Giá bán $15.00
 
Tìm mua trên:
BARNS & NOBLE
Xin bấm vào đường dẫn sau:
https://www.barnesandnoble.com/w/nhung-mau-chuyen-doi-tran-thi-dieu-tam/1136990983?ean=9781538029251


Truyện tình của Trần Thị Diệu Tâm không éo le, gay cấn, không đẫm lệ, không tang thương sầu muộn.

Tình nào cũng rất nhẹ. Như hơi gió thoảng. Như sợi mây mỏng. Như vết trầy qua da. Nhớ cũng được mà quên thì cũng thôi. Nhưng đọc xong, cái tình đó đọng lại những bụi phấn, vương vướng đâu đó, phủi hoài không hết.

Một mặt, chị không bi kịch hóa tình yêu, mà cũng không tô son vẽ phấn tình yêu. Mặt khác, văn của chị gọn gàng, tỉnh táo, đơn giản mà thấm thía. “Tôi cho rằng khi các đồ vật được người sử dụng lâu đời, truyền qua sự sống, hơi thở vào những đồ vật ấy. Tuy rằng là những vật thể vô tri, nhưng nhờ sự động chạm, sờ mó vào của người, những vật thể trở thành có tri giác và có cảm xúc. Khi chủ nhân của chúng chết đi, các đồ dùng ấy còn lại, tồn tại với sự sống của người chủ, giữ lại cái tinh thần bất diệt, chất chứa những kỷ niệm hạnh phúc cũng như đau buồn.”

“Thánh Ca” là truyện tình nhưng không cho ta một “mối tình.” Nhân vật trong truyện là một chàng trai hiền lành, chơn chất, không xông xáo, không chủ động. Chàng không có đạo nhưng yêu một cô gái có đạo, và nghe lời cô, chàng vào hát trong ca đoàn của nhà thờ. Chàng đi nhà thờ, tập hát thánh ca rất chuyên chỉ, không phải vì đã có niềm tin mà vì yêu nàng.

Cho đến một lúc, chàng nhận ra rằng cô gái không để ý gì đến chàng, mà gắn bó tình cảm với vị linh mục trong nhà thờ, người thường đàn cho cô hát. Ở đây, tôi bắt gặp một ý tưởng bất ngờ xuất hiện giữa trang văn, y như thể chúng đột ngột trào lên từ đầu ngòi bút khi nhà văn đang viết, hơn là một ý nghĩ có trước.

“Tôi để ý khi Hân đứng cạnh Cha P tập hát, tôi cắc cớ tự hỏi Hân cảm thấy mùi vị gì. Mùi đàn ông, hay mùi thần thánh. Thánh thần chắc hẳn chẳng có mùi vị nào vì họ không còn có phái tính. Chỉ có vạn vật chúng sinh đau khổ mới phát sinh ra mùi. Mùi của chất người.” “Nàng chỉ hát cho một người, với một người.” “Vũ trụ ấy chỉ có hai người, người đàn và người hát.” Chàng “đau đớn tuyệt vọng của một tình yêu không được đáp trả.”

Lạ cái là chàng không ghen. Không những thế, khi nhìn hai người đàn và hát, chàng không muốn “làm tan biến khung cảnh kỳ diệu ấy.” Và từ đó, thay vì tiến tới, mỗi lần nghe “các bản thánh ca tôi gửi gấm chút lòng thành đơn chiếc.” Về sau, khi tất cả vượt biên ra nước ngoài để trốn tránh chế độ Cộng Sản, nàng lấy ông linh mục, lúc đó đã cởi áo nhà dòng. “Trong nỗi tiêu điều của thần linh, có nỗi tiêu điều của tôi,” Trần Thị Diệu Tâm viết.

“Chốn Cũ” là một mối tình, tình lớn, nhưng lại chẳng có gì gay cấn, thậm chí còn đơn giản hơn cả “Thánh Ca.” Chantal và Guy gặp nhau ở bãi biển trong một lần đi nghỉ Hè và yêu nhau. Thế nhưng chuyện tình của họ không kết thúc tốt đẹp như lòng họ mơ ước. Vì bố mẹ của Chantal bắt nàng lấy một người đàn ông góa vợ lớn tuổi nhưng rất giàu có tại Paris. Trước ngày đám cưới, Chantal viết cho Guy một lá thư nhưng không hề được gửi đi, mà cất giấu trong một chiếc hộp gỗ. Và từ ngày ấy, hai người bặt tin nhau mãi cho đến cuối đời.

Một hôm, bà lão Chantal, tóc bạc trắng, mắt mờ, tay run, thể xác còm cõi thì “từ rất xa, có tiếng gọi văng vẳng, vọng âm của một nỗi niềm. Âm vang ấy năng động như một chủ thể đầy uy quyền làm sống lại những gì đã mục nát cùng thời gian. Tình yêu làm tái sinh hạnh phúc mà định mệnh đã quyết tâm hủy diệt.” Trong giờ phút hấp hối, bà nhờ người giúp việc nhà mang lá thư không gửi đến trao cho người tình. Người giúp việc tìm gặp được ông Guy.

Nhưng người tình năm xưa của bà, cũng như bà, đã quá già, cho nên lá thư kỷ vật ấy “đối với ông chẳng còn nghĩa gì cả, ông không hề biết người yêu Chantal còn sống hay đã chết, ông không còn khả năng quan tâm.” Không lấy được Chantal, ông thường tìm về bãi biển, nơi hai người quen nhau, yêu nhau, “sống lại với cô Chantal yêu quý, ngoài ra ông không còn biết gì thêm. Không khí của bãi biển, tiếng chim kêu, gió biển lạnh, hình như ông cảm được trong ấy hơi thở nồng nàn của người yêu dấu.”

blank
Trần Thị Diệu Tâm và quyển “Cầu Pont Neuf” của chính tác giả. (Hình: Tài liệu)

“Đi Tìm Quá Khứ” không lãng đãng, không vô vọng và buồn như hai cuộc tình trên. Người đàn bà tên Anne, trải qua những sóng gió ghê gớm trong cuộc đời, chồng thất lạc sau ngày 30 Tháng Tư, con mất trong chuyến vượt biên, khi đến định cư ở Pháp, thay tên đổi họ, muốn hóa thân, hóa kiếp để đừng nhớ lại hình ảnh quá khứ. “Người ta phải chờ chết mới luân hồi kiếp khác, tôi chẳng phải đợi chết, tôi luân hồi tôi ngay tại kiếp này.”

Như khi tình cờ gặp một người đàn ông Việt Nam mắc bệnh tâm thần, tưởng nàng là người yêu cũ, thì tâm tình nàng thay đổi. “Anne nhói đau, xót xa cho ông, xót xa cho mình, tại sao ông muốn tìm về quá khứ, trong khi mình, mình muốn quên hết. Một người đàn ông điên đi tìm trí nhớ, một người đàn bà không muốn đánh mất trí nhớ. Anne muốn chắp quá khứ của người đàn ông vào quá khứ của mình.” Để rồi, sau đó, Anne quay quắt với mình. Hai lần gặp gỡ với với người đàn ông đã để lại hồn Anne một quyến rũ mới thấy lần đầu. Và họ tìm đến với nhau khi người đàn ông lành bệnh, xuất viện.

“Thiếu Nữ và Con Mắt Trái” là chuyện tình trái khoáy và nghịch lý. Thiếu nữ, bạn của tác giả, là một y tá, “phụ trách phòng hồi sinh, nghĩa là người nào sắp được ăn bát cháo lú quên chuyện đời, bước qua cây cầu biên giới giữa sống và chết thì cô ta kéo ngược họ trở về, bắt họ đổ mồ hôi lẫn nước mắt cho cuộc trần ai này.” Cô bốn mươi tuổi mà vẫn sống độc thân, không hề có người yêu. Vì cô tính tình khó chịu, nhìn cuộc sống bằng phía trái của con mắt, có nghĩa là “nhìn sự việc phía mặt sau của nó.” Bạn bè không ai ưa vì cô có tật “nói thẳng, nói như đâm vào tim.”

Cô không tin tình yêu. Theo cô, đàn ông mê đàn bà chỉ là mê “sex” và đàn bà “trau chuốt óng ả cốt để quyến rũ thu hút dâm tính đàn ông.” Cô chê những người tham gia làm việc xã hội. Cô chê văn chương vì văn chương chỉ tạo ra ảo ảnh. Cô cũng chê cả tôn giáo: “Con người khá thông minh dùng chữ nghĩa linh thiêng biện luận sự sống trần thế: Tôn giáo chỉ là một phương tiện cho đời người.” Theo cô, “Có gì vĩnh cửu mà tin.”

Một hôm, thiếu nữ trở về nhà với một thái độ khác thường. Cô cho biết cô vừa cứu sống một người đàn ông tự tử. Thay vì được tri ơn, cô lại bị chính người được cứu sống nguyền rủa, chỉ vì đối với ông ta, hạnh phúc chính là được chết. Điều này khiến cô day dứt ân hận, và lần đầu tiên, cô bị đẩy vào một tình trạng khó xử, nghịch lý: cái gọi là lương tâm bỗng trở thành phi lương tâm. Cứu sống một mạng người trở thành một tội phạm. Cô cho biết, “Ông ta hét om sòm khi biết mình còn sống, ông thù hận tôi, mỗi lần đến gần, tôi bị ông ta mắng nhiếc thô bỉ. Nghĩ cho cùng, tôi đã phạm tội với ông ấy như người giết chết một kẻ đang muốn sống, vì ông cho rằng sau cái chết, ông được hạnh phúc.” Cô băn khoăn, không tìm ra câu trả lời.

Vào một chiều Thứ Bảy trời nắng, thiếu nữ hối hả đến nhờ tác giả trang điểm giúp. Vốn không hề trang điểm, lần này, sau khi mặc áo quần, đeo bông tai trông thiếu nữ lạ hẳn đi, hiện ra người con gái mặn mà duyên dáng. Hỏi ra mới biết cô có hẹn hò. Với ai? Hóa ra, với người đàn ông tự tử mà cô cứu sống ngày nào.

Cô nói với bạn, “Đó là người đàn ông hỉểu rõ tình thương và giá trị của nó.” Từ đấy, “tính tình thiếu nữ dịu dàng hơn, tươi mát hơn. Môi luôn luôn sẵn sàng cười. Nói những câu làm dịu lòng người nghe. Cô nhìn cuộc đời bằng hai con mắt phải và trái với một chiều rộng nhân ái. Tâm đạo chìm sâu dưới đáy lòng cô nay thoát hiện, bắt đầu bén rễ trên mảnh đất bụi bặm này. Bởi vì thiếu nữ đã yêu.”

“Thánh Ca” là tình câm. “Chốn Cũ” là tình nhớ. “Đi Tìm Quá Khứ” và “Thiếu Nữ và Con Mắt Trái” là tình muộn! Tình câm, tình nhớ hay tình muộn thì cũng là… tình yêu.

Nhà văn Trần Thị Diệu Tâm sinh tại Huế, cử nhân Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Định cư ở Pháp từ năm 1987. Những tác phẩm đã xuất bản: Người Về (Nam Á, Paris, 1992), Rong Biển (tự xuất bản, 1997), Phía Bên Kia Mặt Trăng (Văn Mới, Hoa Kỳ, 2001), Cầu Pont Neuf (Văn Mới, Hoa Kỳ, 2008). (Trần Doãn Nho)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 20248:03 SA(Xem: 131)
PHIẾN HẠ là tập thơ thứ ba của Trần Hạ Vi. Tác giả Trần Hạ Vi tên thật là Nguyễn Yến Ngọc, sinh và lớn lên ở An Giang, Việt Nam.
20 Tháng Chín 20245:05 CH(Xem: 340)
Với “Cùng Nhau Đất Trời”, tôi nghĩ Khánh Trường cố làm mới tiểu thuyết của anh.
19 Tháng Tám 20243:22 CH(Xem: 389)
liên lạc với tác giả qua địa chỉ email sau để mua sách có chữ ký của tác giả: trinhythu@gmail.com
26 Tháng Bảy 20248:25 SA(Xem: 442)
“Chân Dung Ngày Đó Bây Giờ”/ Tác giả: Việt Dương / Trần Thị Nguyệt Mai/ Thể loại: Bút ký; Sách dày: 388 trang./ Sách đen trắng, bìa mềm: $25./ https://www.amzn.com/B0D68VJM7T/ Sách màu, bìa mềm: $30 https://www.amzn.com/B0D688N2K9/
21 Tháng Bảy 20246:34 SA(Xem: 818)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 326 trang, bìa cứng, 6” x 9”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Duong ve thuy phu by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
16 Tháng Bảy 20246:40 SA(Xem: 445)
Sách có bán trên BARNES & NOBLE 332 trang, bìa cứng, 5.5” x 8.5”, giá bán: US$25.00 Xin bấm vào đường dẫn sau: Nguoi dan ba khac by Trinh Y. Thu, Hardcover | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)
13 Tháng Tư 20245:29 CH(Xem: 1143)
The Sympathizer by Viet Thanh Nguyen, Winner of the Pulitzer Prize 2016.
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 1883)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 2092)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 1413)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1989)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2378)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9352)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26793)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,