ORCHID LÂM QUỲNH - Bà Tô Thùy Yên: Trăm năm đã chẳng nề hà. (*)

19 Tháng Năm 20209:18 SA(Xem: 9300)
ORCHID LÂM QUỲNH - Bà Tô Thùy Yên: Trăm năm đã chẳng nề hà. (*)

ToThuyYen 01
Nhà thơ Tô Thùy Yên. (Hình: Uyên Nguyên)



Như vậy là đã 2 tháng trôi qua, kể từ ngày phải cách ly xã hội.  Mẹ tôi đã làm hết các việc trong nhà, ngoài ngõ. Lau sàn bằng tay mỗi tuần 2 lần (vì lau bằng cây thì không sạch... và nhanh quá).  Lau cửa kính, cả trong lẫn ngoài (vì lau một mặt thì mặt kia ai lau, và xong sớm quá). Dọn sách cho Ông Ngoại, dời tủ này sang tủ khác (vì từ khi ông ngoại thành chim, không bừa bãi tủ sách nữa, nên sách rất ngay ngắn, đâu cần dọn dẹp, thế là chỉ có thể chuyển từ tủ này sang tủ khác mới có việc thôi).  Sáng ra vườn để chăm sóc cây, vì dù cách ly xã hội, ta cũng phải: “Cảm ơn hoa đã vì ta nở.” (*)

Vậy mà sáng nay, khi trời chưa kịp sáng, khi tôi đang lục đục làm cafe, mẹ tôi đã ào ra và hỏi: “Bưu điện có mở cửa không con?” Tôi trả lời: “Dạ chắc có. Nhưng thời buổi này mẹ chạy ra bưu điện làm gì?” Mẹ tôi nói ngay: “Mẹ cần gởi cây cho bác Bích, mẹ sẽ đi sáng nay.” Tôi biết sẽ không có gì thay đổi được quyết định này của mẹ tôi. Mặc dù cả 2 tháng nay, ngoài mỗi buổi sáng ra thăm mộ bố vào lúc 6 giờ, mẹ tôi không hề bước chân ra đường làm bất cứ một việc nào khác. Mẹ tôi sợ cô Vi răm rắp, thế nhưng nỗi sợ cô Vi đã không vượt qua tình yêu dành cho bác Bích.   

Tôi không hề biết nguyên tên họ của bác Bích, vì từ lâu lắm rồi, bác là: Bà Tô Thùy Yên. Tôi lâu lắm mới gặp Bác Bích,  ôm Bác được vài lần, nhưng tôi cảm nhận được hơi ấm rất gần gũi, thân quen, vì đó là hơi ấm của mẹ tôi, của một người đi trọn con đường chông gai, nhọc nhằn bên cạnh một tên tuổi lớn, của thi ca Việt Nam.  

IMG_0872
Nhà thơ Tô Thùy Yên và phu nhân. (Hình: FB HietDinh)



Trong văn chương, người phụ nữ luôn được mô tả bằng mắt biếc, bằng môi thơm,  bằng suối tóc, bằng dáng mỏng. Tôi luôn lầm tưởng nàng thơ của thi sĩ này lại là nàng tranh của họa sĩ kia.  Họ luôn dùng những từ ngữ “diễm lệ” để diễn tả về người phụ nữ. Đôi khi tôi cũng không rõ do họ yêu cùng một người, hay trong trí tưởng tượng, nàng thơ của họ toàn là nàng tiên bị đọa xuống trần, “dáng mỏng mưa vời”, mong manh, dễ vỡ. Những nàng thơ luôn cần sự nâng đỡ, chở che... Và khi tất cả các nàng tiên thơ bay về trời, thì bên cạnh chàng thi sĩ còm cỏi, có khi đang bệnh hoạn, già yếu... sẽ chỉ còn duy nhất một người phụ nữ, “trăm năm đã chẳng nề hà...”

Một mai nàng ra bãi vô định
Nhìn sông đổi lòng, nhìn núi chuyển chân
Mây bay bay như những vẫy biệt... 
Nàng đứng cho tàn như một nén nhang. (Tô Thùy Yên)
                                                 

Vậy là Bác Bích đã đi với thi sĩ Tô Thùy Yên trọn một kiếp người. Tuy vậy, tôi tin rằng đối với bà, thi sĩ Tô Thùy Yên không hề:

Đi như đi lạc trong trời đất, 
thủy tận sơn cùng, xí xóa ta.(Tô Thùy Yên)
                                  

Cách đây mấy hôm, khi mẹ tôi gọi phone hỏi thăm Bác. Bác nói: 

“Còn đúng hai tuần nữa là ngày giỗ đầu của anh đó em. Chị đếm từng ngày.” Mẹ tôi kể giọng Bác run run, bác khóc.  Tuy nhiên, ngay sau đó, 2 người đàn bà tỉnh lại ngay.  Hình như đã từ lâu, họ tập cho mình một thói quen chặng đứng nước mắt.  Họ không cho mình được quyền yếu đuối, vì họ không phải là nàng thơ.  Họ là người nuôi dưỡng thơ, để thơ được tự do, sống mãi.  Thế là họ chuyển sang chuyện cây, cỏ, đời sống, chuyện kiếp sau: có chàng thi sĩ.  

Bác Bích chỉ muốn làm một bông sen ở kiếp sau, nhưng bác khẳng định, nếu chẳng may lại làm người thì bác Bích vẫn chọn Bác Tô Thùy Yên làm chồng, để lại “được” khổ thêm kiếp nữa. 

size nho

 Từ trái: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, ông bà Du Tử Lê, ông bà Tô Thùy Yên. (Hình dutule.com)

 

Phần tôi, tôi không tin là Bác Bích chọn thi sĩ Tô Thùy Yên, mà chính thi sĩ đã chọn người phụ nữ ấy để “Sáng nay, ta còn đi bên nhau.” (*)  Thật vậy, dù bao nhiêu thăng trầm, bao lần bạo bệnh, bao nhiêu năm tù đày, bao nhiêu nàng thơ, bao nhiêu mối tình vớ vẩn, ông vẫn luôn trở về nhà, để “sáng nay ta còn đi bên nhau” cho đến ngày ông thật sự “dỗ cho ta giấc ngủ bình yên”. (*)

Người phụ nữ kiên cường đó đã đi với ông suốt một chặng đường dài. Ngay từng những ngày đầu khi bà còn là một thiếu nữ ngoài đôi mươi.  Bà đã tuân thủ tuyệt đối theo lời của thân phụ: Khi con đã lấy chồng thì dù có bất cứ lý do gì đi nữa, không bao giờ con được li dị. -Nhưng nếu người ta bỏ con thì sao? -Người đàn bà mà để chồng bỏ thì bỏ đi cho rồi.  

Bác Bích đã không có dịp để thử nghiệm lời của Bố, chàng thi sĩ ấy, sau hơn chục năm tù đày, sau mấy năm loanh quanh lẩn quẩn, tưởng bỏ đi, rồi ông vẫn “Ta về”

Ta gọi thời gian sau cánh cửa.
Nỗi mừng ràn rụa mắt ai sâu.
Ta nghe như máu ân tình chảy
Từ kiếp xưa nào tưởng lạc nhau. (Tô Thùy Yên)
                                         

Tôi tin rằng bà chưa bao giờ để lạc mất ông.  Qua những lần kể chuyện, tôi hiểu được tại sao hai bà mẹ (mẹ tôi và bác Bích) lại thân và yêu nhau đến thế. Họ không yêu thơ, nhưng họ yêu con người của 2 chàng thi sĩ, vô cùng.  Qua những câu chuyện, tôi hiểu được rằng, đối với thi sĩ Tô Thùy Yên, bác Bích không chỉ là vợ, mà còn là bạn, là người tình, là con gái và cả là mẹ nữa.  Bác yêu sự ngây ngô của thi sĩ Tô Thùy Yên. Dù là một thiên tài văn học, khi ở nhà, ông chỉ là một đứa trẻ. Ông để bác Bích quyết định hết mọi vấn đề.  Ông không màn đến tiền bạc. Ông không ngại làm sai.  Ông nói với bác Bích: “Em làm sai, thì em làm lại. Em đi lạc, thì mình đi lại.” Qua những lời kể của bác Bích, tôi bỗng thấy yêu ông quá đỗi.  Hai ông thi sĩ thật giống nhau.  

Nghìn năm nữa, tôi vẫn là đứa trẻ
Cần bàn tay của mẹ thuở lên năm (Du Tử Lê)                                             


Điểm giống nhất của hai ông thi sĩ lớn, là đem hết tất cả chuyện ngoài ngõ, về thuật lại cho vợ.  Kể luôn chuyện của kẻ thứ 3 mới hay chứ! Hình như đối với ông, những người phụ nữ đó cũng chẳng phải là kẻ thứ 3.  Sau khi kể rõ đầu đuôi chuyện tình của mình, ông còn ngây thơ hỏi vợ: “Em thấy như vậy là người ta yêu anh chưa?” Thật là bất ngờ bác Bích trả lời: “Như vậy là có tình ý rồi đó.”

Và cứ thế, bác Bích luôn dang tay, để che chở ông.  Lúc ông nằm nhà thương cũng là lúc bác Bích bệnh. Vậy mà ngày nào bác cũng vô nhà thương với ông. Dù tôi không bên cạnh bác, nhưng khi bác kể, tôi hình dung được ngay hình ảnh bác tất tả, ngược xuôi, ra vào bệnh viện. Hình ảnh đó không quen thuộc sao được khi đó cũng là hình ảnh của mẹ tôi, trong những ngày bố bệnh. Mẹ tôi đã ở suốt bên bố hai tháng trời trong nhà thương và không biết về nhà là gì.  Hai bà mẹ hiểu rất rõ trong những giây phút ấy, hai ông bố  không còn là chàng thi sĩ của bao nhiêu thế hệ, mà hai ông đã trở về nguyên trạng, đứa trẻ của riêng bà.  

Trong những giây phút đối mặt với tử thần, bố tôi luôn có mẹ tôi bên cạnh. Dù không được phép, Bà vẫn ngủ lại trong bệnh viện với ông. Tôi nhớ cô y tá thương quá, nên đã cho mẹ tôi, thêm 2 chiếc ghế đểo mẹ tôi xếp lại làm giường ngủ qua đêm. Bác Bích, thì cũng đã áp lực với bệnh viện, để có được cho mình cái code, vào ra lúc khuya khoắc, khi mà các cửa bệnh viện đã đóng kín bưng. 

Bác Bích kể với mẹ tôi.  Khi bên giường bệnh Bác đã khuyên ông: “Thôi anh đi đi, bạn bè ở trên đó nhiều, anh đi cho vui. Không cần ở lại với em.” Rồi thì,, bà thấy hai giọt nước mắt lăn dài trên má ông.  

Cõi chiều đứng lại khóc như liễu, 
có thật là ta đã đi xa (Tô Thùy Yên)                             


Tôi tin rằng, tin một cách mãnh liệt rằng, dù trên giường bệnh, trong nhà thương, giữa lúc phải chọn cho mình cuộc chơi riêng, cả hai ông đều không muốn người phụ nữ, người mà hai ông đã chọn sống cùng suốt một chặn đường dài, phải đau thêm một giây nào nữa. 

Phút đó, bên giường bác Yên, chỉ còn anh Đinh Hiệt.  Bên giường bố tôi, chỉ còn tôi, phải chứng kiến cảnh ông trút hơi thở cuối cùng!  

Tôi tin chắc anh Hiệt sẽ không bao giờ xóa được hình ảnh đó trong trí minh.  Tôi tin rằng, mỗi ngày, hay là ngay cả mỗi phút mỗi giây, anh sống với nỗi đau của ngày 22 Tháng Năm năm ấy, cũng như tôi.

Nhưng Tôi cũng tin rằng, bác Yên sẽ trở về, sẽ thủy chung với bác Bích.  

Ta về cúi mái đầu sương điểm,
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời.
Cám ơn hoa đã vì ta nở.
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi. 
                                 TTY


Còn đúng một tuần nữa là giỗ đầu của bác Tô Thuỳ Yên, và 5 tháng nữa là giỗ đầu của bố tôi.  Sáng nay, giữa mùa cách ly, trên đường ra thăm mộ Bố, tôi bật khóc khi nhìn thấy tiệm bánh mì Tip Top trên đường Brookhurst. Nơi mà bao giờ trước khi rời Cali, bác Bích cũng ghé ngang mua vài ổ đem về, chỉ vì “anh Tiên thích bánh mì tiệm này lắm.”

Tôi ước ao, trong giây phút này, giữa mùa cách ly, tôi được ôm bác Bích. Tôi sẽ nói với bác là: 


Rồi thì tất cả sẽ nguôi ngoai.

                                   TTY
OLQ May 16, 2020

-----------------
(*) Thơ Tô Thuỳ Yên

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Năm 20204:37 CH
Khách
bài hay quá Quỳnh !
21 Tháng Năm 20203:57 CH
Khách
Hi em
Chi là Thùy Trang. Tình cờ chi đọc được bài viết này cua em.
Co Bích tên đầy đủ là Huỳnh Diệu Bích.
Cô là gvcnhiem lớp 6, 7 của chị o trường Ng văn Bé dạy môn văn.
Em có thể cho chi biết thông tin về cô Bích được không?
Cô hiện ơ đâu? Số phone? Facebook?
Thanks e
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Một 20245:37 SA(Xem: 6871)
hoa khế rụng nối đôi bờ sinh / tử/ một lần em, tôi thở đẫm tin yêu.
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 9886)
tôi muốn kể em nghe/ dù mùa hạ đã đem theo tiếng ve/ /đỏ/ phương trời khác./ những vì sao/ thôi là những nốt nhạc xanh/ hát mình ên
15 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 91137)
Bài thơ này, nguyên bản nhan đề “Bài Thu Hồng tháng tám,” viết giữa năm 1984 - -
20 Tháng Sáu 20242:17 CH(Xem: 13324)
không thể biết bao giờ chúng ta được gặp lại nhau?/ trên quê hương, đất nước của mình?
30 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 26920)
khi gối đầu mình lên ngực em,/ kỳ diệu thay!/ tôi nghe được rất nhiều tiếng sóng./ nơi thẳm sâu tim em,/ những viên sỏi buồn / vui yên phần/ lận đận?/
10 Tháng Giêng 20249:03 SA(Xem: 6881)
chẳng phải vì ông đã đi xa. quá xa. rất lâu./ mà, vì họ đã có ông trong tim./ như ông sẽ mãi sống trong ký ức đám đông,/ tập thể./ đất nước.
01 Tháng Giêng 20243:52 CH(Xem: 8356)
thánh thần rời hai vai/ nhường ngôi người cứu rỗi.
01 Tháng Giêng 20249:40 SA(Xem: 1578)
Mỗi năm nhà thơ Du Tử Lê sáng tác một bài thơ Tháng Giêng để tặng vợ, và đây là bài thơ Tháng Giêng cuối cùng của ông - Tháng Giêng 2019. (Photo by Đỗ Xuân Hoà, 1994, ngày DTL và HT gặp lại nhau ở Mỹ sau nhiều năm xa cách)
07 Tháng Mười 202312:41 CH(Xem: 2852)
Tháng Mười về với chúng tôi, là mỗi lần miền thơ ấu của Roll sẽ nhỏ dần, nhạt dần, và biến mất.
15 Tháng Bảy 20239:16 SA(Xem: 6828)
về đi, để bước chân/ kịp rơi cùng tiếng nấc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21407)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16133)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17791)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10492)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5304)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1988)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2602)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2378)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23704)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20147)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8983)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10075)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9352)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12532)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31984)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21635)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26791)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24192)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23001)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21140)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19055)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20285)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17796)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16853)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26104)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33383)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35677)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,