NGUYỄN NHÃ TIÊN - Dòng Sông Thi Sĩ

15 Tháng Sáu 20208:52 SA(Xem: 8145)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Dòng Sông Thi Sĩ

Nếu như dòng sông là cái phần nhạy cảm nhất trên cơ thể một xứ sở, thì với tôi, con
sông Cổ Cò - cái dòng sông đã bồi lấp đứt khúc từng quãng, loanh quanh dưới chân
núi Ngũ Hành Sơn, luôn gợi mở trong trí tưởng về một miền xa vắng đẹp lộng lẫy
một nỗi buồn...

Không giống như những nỗi buồn của bao dòng sông lấp khác trong
lịch sử, ví như "Sông kia rày đã nên đồng" để rồi từ nỗi sắt se lở bồi của thời
gian mà chàng thi sĩ đất Vị Xuyên - cái ông vua thơ trào phúng ấy đã một
lần nuốt tiếng cười trào lộng của mình mà rưng rưng... Giật mình còn
tưởng tiếng ai gọi đò. Hẳn là, cho dù sức tưởng tượng của bất cứ ai, có giàu
đến nhường nào cũng khó mà có những lần giật mình vang động thời gian
đến như thế. Người xứ Quảng bây giờ dường như ít ai để ý đến con sông lấp
này. Mà kể ra cũng hợp lẽ theo biến dịch thời gian, bởi sông bồi - sông lấp -
sông quên... thì nhớ mà gì. Nói vậy e những nhà nghiên cứu, những nhà địa
phương học sẽ giận dỗi, bởi sách vở của họ khi viết về vùng danh thắng Ngũ
Hành Sơn, luôn nhắc đến dòng sông Cổ Cò về một thời xa xưa nào đó tấp
nập thuyền ghe chở hàng hóa xuôi ngược Đà Nẵng - Hội An. Thậm chí, gần
đây còn có ý tưởng muốn khai thông lại dòng sông, cho khách du lịch nhàn
du chiêm bái Hội An - Ngũ Hành Sơn bằng đường thủy. Bao nhiêu quên và
bấy nhiêu nhớ đó hình như chẳng can dự đến tôi và em, vào cái đêm cả hai
quên tuổi tác rong chơi giữa mùa Lễ hội Quán Thế Âm, chạy đuổi bắt từng
chùm hoa đăng bồng bềnh trôi tấp vào nhau thành cụm thành dòng như đuổi
bắt tuổi thơ của mình!

Có thể nói, mỗi lần Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào những
ngày xuân hằng năm đều có dòng sông Cổ Cò dự phần, một dự phần có vẻ
thi sĩ nhất. Sông mà thi sĩ ư? Có đấy! Đến cây lá còn thi sĩ nữa huống là
sông: “Cái cây thi sĩ vô tình đã. Biên những dòng thơ lá bẽ bàng. Phạm
Hầu thi sĩ trong bài thơ Y Lan đã viết như thế. Ở Ngũ Hành Sơn này, ông

còn đắp nên ngọn thi sơn sừng sững Vọng Hải Đài thơ bên cạnh một Vọng
Hải Đài đá núi, như muốn thi thố cùng vô tận kia cái lẽ huyền diệu của sự
vĩnh hằng. Nhưng dòng sông Cổ Cò trước chùa Quán Thế Âm lại thi sĩ với
một âm hưởng khác. Đa thanh hơn, dìu dặt hơn trong ý nghĩ từng mỗi người
biết đối thoại với sông. Không biết những nhà làm du lịch có nghe ra tiếng
thời gian nơi đây, một thứ thanh âm không phải nghe ra bằng sức dòng chảy
của sông, mà câm lặng hiển thị bằng sự phai tàn của chính mình, góp cho
đời sống một sự tĩnh lặng để ngẫm ra mọi cuộc tuần hoàn non dời bể lấp.
Chỗ quãng sông còn lại rộng nhất đối diện với hoa viên chùa Quán
Thế Âm, ngay dưới khóm trúc bên bờ sông, đã có lần tôi và em, và một
người bạn thân thiết khác, suốt gần cả một buổi chiều nằm trên cỏ xanh hồn
nhiên ca hát. "Em gởi lên trời chon von tiếng hát. Chiều dần tan không lưu
lại vết nào. Màu mây biếc chim bay rồi xóa dấu. Cớ sao lòng ta động vọng
tiếng lao xao. Làm sao có thể lấy khoa học hay một thứ triết học nào đó để
cắt nghĩa về sự hồn nhiên đẹp đẽ một cách tĩnh tại đến như thế. Dường như
buổi chiều ấy, chúng ta thực sự quên đôi bàn chân guộc gầy của mình ngày
ngày trên mặt đất gập ghềnh, mỗi người trong veo niềm tự do khoáng đạt,
hát ca tưởng vô hồi vô hạn: Có bà mẹ đi tìm con trên đỉnh đồi lan trắng. Có
bà mẹ đi tìm con trong động hoa lan vàng…. Có bà mẹ đã thành thơ.... Giả
dụ buổi chiều đó không ở dưới cái khóm trúc bên dòng sông Cổ Cò kia, mà
trên một dòng sông khác, sông Hàn chẳng hạn, cũng có thể là một buổi chiều
thật đẹp, nhưng chắc là một vẻ đẹp không tinh khiết được như thế này. Dòng
sông thánh hạnh hay là tôi cuồng tín nữa cũng không rõ lắm, hay là những
niềm cô liêu thăm thẳm, bàng bạc với khói chiều trên con sông lấp lãng quên
biết lên tiếng gọi bạn đường. Sẽ khó lòng giải thích về một tương quan nào
đó giữa thế giới và con người, bởi lẽ suy tưởng, suy cho cùng cũng chỉ đạt
tới những ý tưởng nhưng lại khó bề đạt tới hiện hữu. Và vì thế đức tin, hay
nói rõ hơn là niềm đam mê cao cả, dẫn đường cho ta đi tìm mọi ẩn lực của
thế giới. Nơi ấy có thể sinh nở ra tình yêu, sinh nở ra một thăng hoa hay một
nhiệm màu, tất cả đều tiềm ẩn sự bí nhiệm kích thích niềm đam mê hướng
tới siêu việt.

Có gì trên dòng sông Cổ Cò - cái con sông mà thời gian đã tước đoạt
đi dòng chảy, lấp bồi từng quãng từng khúc thế kia, để tôi mải mê vẽ vời suy
tưởng đến vậy? Thử đứng nhìn ngọn Kim Sơn uy nghiêm cao ngất, từ chân
núi, chùa Quán Thế Âm như ẩn mình bên vách núi lô nhô những hang động.
Vâng, từ đó tiếng chuông chiều ngân dài làm mờ xa trên làn nước biếc tưởng
như thấm đẫm vào sông không hồi kết thúc. Không gian núi sông trầm tư đó
sao không thể là tha thể khai minh ra lối đi vô tận cho sự bình yên.

Thấu đạt những giá trị ngoài mình để ngưỡng mộ đấy là tình trạng
phóng thể. Hình ảnh của các sinh hoạt tâm linh, tất cả đều là dự phóng của
sự cảm thức mỗi con người. Bao lần Lễ hội Quán Thế Âm, một lễ hội giờ đã
thành dân gian hóa trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nhưng với tôi,
mọi âm hưởng lễ hội ấy, không khởi từ gióng lên hồi trống khai hội, mà từ
sông nước ấy, hàng triệu ánh hoa đăng bồng bềnh ấy đã trở thành những hồi
quang vĩnh cửu, hễ mỗi lần ánh lên lung linh là từ sâu lắng tôi lại nghe ra lời
sông gọi mình quay về. Cũng có thể là tiếng hát dịu vợi vút lên trời của em,
một thứ thanh âm kỳ lạ, hễ cứ lẫn vào thế giới mờ tan cùng sương trắng trên
dòng sông là tôi lại diễn dịch ra: "Có bà mẹ đi tìm con trên đỉnh đồi lan
trắng...

Hư vô gọi hay là gì tôi không rõ, nhưng dòng sông thi sĩ của tôi ơi...,
người đã truyền tâm cảm ấy tự bao giờ để tôi ngâm hoài không dứt về một
cố hương xa thẳm - nơi sông lấp, sông bồi mà tình yêu ngày ngày cứ mỗi lên
xanh!

NNT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 278)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
10 Tháng Mười Một 20244:37 CH(Xem: 617)
Giải Nobel Văn học năm 2024 đã được trao cho Han Kang, một tác giả người Nam Hàn, vì "văn xuôi thơ mãnh liệt đối mặt với những chấn thương lịch sử và phơi bày sự mong manh của cuộc sống con người".
04 Tháng Mười Một 202410:41 SA(Xem: 313)
Từ lúc trung học đệ nhị cấp, tôi đã là người cọp sách chuyên nghiệp.
31 Tháng Mười 20245:51 CH(Xem: 996)
Ở hai bên con đường một chiều đi tới miền khuất mặt, nhiều thứ đẹp lắm, chạy nhanh thở gấp thì không thấy được đâu.
31 Tháng Mười 20248:41 SA(Xem: 520)
Chỉ định ghé vào tiệm sách mua mấy chiếc bao thư và một lọ hồ dán mà ông lại lang thang giữa các quầy sách gần hai giờ đồng hồ
21 Tháng Mười 20248:22 SA(Xem: 351)
Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm.
13 Tháng Mười 20242:31 CH(Xem: 656)
Mãi mãi tôi chờ quỳnh dưới đáy hồ nước xanh trong và thơm như môi nàng.
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 875)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 991)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 1128)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21392)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16121)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17782)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10484)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19024)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5294)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1980)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2593)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2374)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23699)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20143)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8973)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10064)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9345)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12520)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31973)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21632)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26781)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24182)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22993)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21132)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19050)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20278)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17793)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16851)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26087)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33371)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35672)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,