HUỲNH KIM QUANG - Đọc ‘Gặp Gỡ Với Định Mệnh’ Của Trịnh Y Thư Dịch

14 Tháng Bảy 20208:49 SA(Xem: 3903)
HUỲNH KIM QUANG - Đọc ‘Gặp Gỡ Với Định Mệnh’ Của Trịnh Y Thư Dịch

 

TRINH Y THU_Gap Go Voi Dinh Menh
Dịch giả Trịnh Y Thư tại Tòa Soạn Việt Báo.(Photo VB)

Một buổi chiều cuối tuần và cũng là cuối xuân 2020 tại Tòa Soạn Tuần Báo Việt Báo trên Đường Garden Grove, thành phố Garden Grove, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, nhà thơ Trịnh Y Thư - nguyên Chủ Bút Tạp Chí Văn Học tại California và hiện điều hành Nhà Xuất Bản Văn Học Press, cũng là tác giả của nhiều dịch phẩm và tuyển tập thơ - đã đem đến tặng cho anh chị em trong tòa soạn cuốn tuyển văn dịch “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” của anh dịch do Nhà Xuất Bản Văn Học Press mới ấn hành giữa năm 2020.

Qua cuộc hàn huyên ngắn tại tòa soạn, được hỏi động lực nào đưa đẩy anh chọn 12 tác giả để dịch trong tác phẩm “Gặp Gỡ Với Định Mệnh,” nhà thơ Trịnh Y Thư cho biết vì đó là những nhà văn anh thích. Anh giải thích thêm về sự chọn lựa này là họ đều là những nhà văn cùng thời đại với anh, cho dù có người đã qua đời nhưng cũng nằm trong thời đại mà anh có mặt, nghĩa là “Họ là những nhà văn sống và viết vào nửa thế kỷ XX, có người sống sang thế kỷ XXI, và vẫn đang tiếp tục viết, có người đã qua đời.” Và thứ hai là các bài tuyển dịch đều thuộc thể loại văn chương phi thực, tức là hiện thực huyền ảo, hay nói dễ hiểu hơn là chúng vừa thực vừa ảo. Anh giải thích thêm về điều này: “Điểm chung khiến tôi đặc biệt chú ý là, tuy văn chương họ không hẳn miêu thuật đời sống thực tại, nhưng nó không tách rời thực tại. Họ không phải người viết truyện huyễn tưởng hay viễn tưởng.”

Nhà thơ họ Trịnh cho biết rằng trong số 12 bài trong tác phẩm này, có bài cũ mà cũng có bài mới. Những bài cũ thì anh đã dịch và phổ biến đâu đó từ năm mười năm nay, còn những bài mới thì chỉ mới phổ biến gần đây.

Trong không khí vẫn còn ngột ngạt của đại dịch vi khuẩn corona và nhất là trong cuộc khủng hoảng do cái chết của người đàn ông Mỹ gốc Phi Châu George Floyd đã bị một cảnh sát da trắng đè cổ tới chết tại thành phố Minneapolis hôm 25 tháng 5 đưa tới nhiều cuộc biểu tình chống đối sự tàn bạo của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc tại Mỹ, đọc sách có lẽ là cách bỉnh yên nhất để làm lắng xuống bao nỗi xôn xao bên trong tâm hồn do hoàn cảnh xã hội bên ngoài tác động.

GAP GO VOI DINH MENH

Bìa cuốn “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.”



Từ lúc nhận sách đem về nhà, trong đầu tôi dường như có cái gì đó còn vướng vướng. Cầm cuốn sách, lật qua lật lại, lật tới lật lui. Vẫn chưa mở sách ra để đọc. Bổng nhiên mắt tôi dừng lại ở cái tựa đề sách “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.” À, thì ra chính cái tựa đề này làm cho mình bị khựng lại.

Rồi tôi thắc mắc về tựa đề cuốn sách “Gặp Gỡ Với Định Mệnh.” Định mệnh là định mệnh gì? Định mệnh của ai, của dịch giả họ Trịnh hay của tác giả bài văn tuyển dịch, hay của tất cả mọi người? Tôi có nằm trong cái định mệnh đó? Có cái gì đó tương quan tương duyên giữa “định mệnh” trong cuốn sách ngày xưa với “định mệnh” bất ổn của xã hội ngày nay?

Chính những thắc mắc đó đã xô đẩy tôi bước vào cuốn sách và đi tìm câu trả lời. Tìm trong mục lục, tôi thấy có bài “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” của nhà văn người Mỹ Philip Roth. Tôi vội vàng lật qua trang 47. Và tôi bắt đầu đọc một mạch không ngừng cho đến hết.

Dịch giả Trịnh Y Thư rất tử tế, anh đã giới thiệu một cách trang trọng tác giả của từng mỗi bài văn mà anh dịch. Nơi phần giới thiệu nhà văn Philip Roth, anh viết: “Philip Roth [1933-2018], đại thụ của văn học Mỹ đương đại, tạ thế hôm 22/5/2018 tại New York. Cùng với Saul Bellow và John Updike, ông làm thành bộ ba cột trụ nâng đỡ nền văn học Mỹ suốt nửa sau thế kỷ XX và sang cả thế kỳ XXI. Đến nay thì cả ba đã ra người thiên cổ.”

Nơi phần đầu giới thiệu, dịch giả Trịnh Y Thư đã tóm tắc cốt truyện mà anh dịch. Anh viết: “Bối cảnh lịch sử là thập kỷ 60 với những xáo trộn và phân hóa chưa từng thấy trong xã hội Mỹ do tác động trực tiếp của cuộc chiến tại Việt Nam và những biến đổi sâu sắc trong đời sống dân Mỹ - như cuộc cách mạng tình dục – đem lại.”

Khi giới thiệu về người con gái (Merry) của nhân vật chính (Swede Levov) trong truyện, Trịnh Y Thư viết: “Mỗi ngày phải nhìn những hình ảnh chết chóc phi lý của cuộc chiến tranh bên Đông Dương, cô thù ghét khôn tả cuộc chiến đó và cô đổ tội lên các lãnh tụ quốc gia nơi cô sinh trưởng. Cô phản loạn đến độ cô nghe theo các nhóm phản chiến đi vào con đường bạo động nhằm đánh thức lương tâm nước Mỹ. Cô không biết hay cố tình không cần biết hành vi đó của cô đã gây đau khổ dường nào cho hai người sinh thành ra cô.”

Trong truyện, người cha Swede lặn lội đi tìm đứa con gái bỏ nhà trốn đi biệt tích vì phạm tội giết người trong các vụ nổ bom khủng bố. Khi gặp được con gái Merry và nghe nó kể về cuộc sống lang thang đây đó và tiếp tục phản loạn, Swede suy nghĩ: “Con mình không ở trong tay mình, nó chẳng bao giờ nằm trong tay mình. Số phận nó nằm trong tay một thế lực khốn nạn. Cái gì hết sức điên rồ. Tất cả chúng ta đều thế. Người lớn không mang trọng trách này. Chính họ không ai chịu trách nhiệm này. Có cái gì khác.

“Vâng, ở tuổi bốn mươi sáu, năm 1978, sau gần ba phần tư thế kỷ xác trẻ nít và cha mẹ chúng bị băm vằm quăng ra bừa bãi khắp nơi, Swede mới nhận thức rằng tất cả chúng ta đều nằm dưới sự kềm tỏa của thứ thế lực vô cùng điên khùng đó. Ông bạn ơi, chỉ là vấn đề thời gian thôi. Tất cả chúng ta đều chịu chung một số phận!”

Tôi đã vỡ lẽ ra. Định mệnh của đứa con gái ba chìm bảy nổi. Định mệnh của người cha có đứa con mà nó không ở trong tay mình. Định mệnh của cả dân tộc chịu chung một cuộc chiến với những tác động làm đảo điên con người và xã hội. Không phải chỉ người Mỹ mà người Việt Nam cũng chịu chung số phận nghiệt ngã đó của chiến tranh, tàn phá, phản loạn, điêu đứng, điên rồ… Dường như, ngày nay, những người Việt tị nạn tại Mỹ lại cũng gặp gỡ với định mệnh của nước Mỹ và dân Mỹ lần nữa, với khủng hoảng, xáo trộn, bất ổn, bất an mỗi ngày…

Có điều tôi vẫn còn thắc mắc rằng “thế lực,” đó là thế lực gì? Là sự điên rồ? Nếu là điên rồ thì nó là sản phẩm của tâm thức con người. Tâm thức đó có thể bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội hay bởi bất cứ điều gì khác, nhưng tận cùng thì nó vẫn là thuộc về tâm thức của con người.

Nhờ đi tìm câu trả lời thắc mắc ban đầu và đọc truyện của nhà văn Philip Roth, tôi lại bắt gặp một điều lý thú khác. Đó là sự thay đổi đầy bất ngờ của cô Merry từ một người theo truyền thống Do Thái-Thiên Chúa, rồi phản loạn và bạo động, rồi trở thành một tín đồ vô cùng thuần thành của một nguyên tắc sống đạo đức cổ xưa tại Ấn Độ mà cả Ấn Độ Giáo (Hinduism – ngày xưa là Bà La Môn Giáo - Brahmanism), Kỳ Na Giáo (Jainism), và Phật Giáo (Buddhism) đều chủ trương. Đó là tinh thần “bất hại” (tiếng Sanskrit là ahimsà, tiếng Pali là avihimsa), hay còn gọi là “bất bạo động,” là không làm hại đối với không những con người mà cả các sinh vật.

Có phải cô Merry đã thay đổi định mệnh của cô? Có lẽ vậy. Từ một cô bé dễ thương thông minh lanh lợi, Merry đã biến thành một người nổi loạn và cực kỳ bạo động, rồi cô lại trở thành một người khác trong lối sống bất bạo động.

Tôi thấy có điều gì đó rất ư kỳ lạ và thú vị! Philip Roth là một tay phù thủy mà bản lãnh không thua kém Thượng Đế đầy quyền năng. Ông có thể hà hơi cho nhân vật của mình vào tuyệt lộ cuộc đời đối diện với cái chết, rồi cứu rỗi cho nó trở thành một thiên thần có cuộc sống thuần thiện. Ông đã thay đổi số phận, định mệnh của nhân vật Merry.

Nhưng số phận hay định mệnh là gì? Qua câu chuyện của Philip Roth, tôi thấy không có cái gì trong con người mà không thay đổi, không vô thường, không biến dịch. Nếu có số phận hay định mệnh, xét như là một thứ mệnh trời gán cho thân phận con người mà họ không thể nào thay đổi được như Nho Gia chủ trương, thì nhân vật Merry đã không biến đổi từ tình trạng của cuộc sống này sang tình trạng của cuộc sống khác như trong truyện đã kể. Đó có lẽ cũng chính là sắc thái nhân đạo dễ thương, dễ đồng cảm, dễ lôi cuốn nhất của câu truyện.

Câu chuyện của Philip Roth còn một chi tiết khác làm cho tôi suy nghĩ mãi. Đó là người con gái Merry thì đã có thể buông xả một chuỗi quá khứ đen tối đầy bi kịch của cuộc đời cô để làm lại cuộc đời, nhưng người cha Swede thì không thể. Ông bị dằn vặt với chính quan điểm của mình về một người con gái đã hoàn toàn đổi khác, một thứ đổi khác mà trong nhất thời ông vẫn chưa thích ứng được. Có lẽ đó là những khuôn thước đạo đức mà ông đã huân tập từ xã hội. Nó trở thành nguyên lý nhận thức và nguyên tắc hành xử của con người, xét như là một thành phần trong xã hội.

Cũng chính điều đó là chiếc đũa thần trong tay của Philip Roth làm biến hóa các tình tiết đầy éo le và gay cấn của câu chuyện. Cho nên trong phần cuối của truyện, Philip Roth hà hơi vào đầu Swede để nhân vật này trải qua những giây phút đấu tranh nội tâm dữ dội giữa cái thiện và cái ác, giữa kẻ thân và người sơ, trước giờ giã biệt người con gái mà ông còn thương yêu nhất mực.

“Đi về nhà với bố.” Anh quay lại van xin cô.
“Không! Bố đi đi… Đi! Đi ngay đi!”
“Merry, con bắt bố phải làm một việc vô cùng đau đớn. Con bắt bố bỏ con nơi đây. Bố vừa tìm ra con.” Anh vẫn van xin cô nghĩ lại. “Đi. Đi về nhà với Bố.”

Cái kết cuộc của câu chuyện thật không dễ chịu chút nào với người cha đã thất bại ít nhất hai lần trong việc ngăn chận người con gái sa đà trong cơn điên loạn và thất bại trong việc thuyết phục đứa con gái theo ông trở về nhà. Đó có lẽ là bi kịch khác mở ra cho số phận của những gia đình trong thời chiến tranh và hỗn loạn xã hội.

Nhưng biết đâu sự thất bại của nhân vật trong truyện lại là sự thành công của tác giả Philip Roth, mà qua đó ông đã có thể đập vỡ cái truyền thống khô cứng cố hữu của xã hội và thời đại ông đang sống mà ông đã không thể chọc thủng nó bằng sự yếu đuối và giới hạn của một cá nhân nhỏ bé trong đời thường.

Hào hứng ngay từ khi đọc câu chuyện đầu tiên trong tác phẩm, tôi tiếp tục say mê đọc hết 11 bài còn lại của 11 tác giả khác, mà đa phần đều là những cây bút lừng danh trong nền văn chương của thế giới đương đại. Chuyện “Nghệ Nhân Nhịn Đói” của Franz Kafka; “Cái Chết Lần Thứ Ba” của Gabriel Garcia Marquez; “Bức Màn” của Milan Kundera; “Những Đứa Trẻ Nửa Đêm” của Salman Rushdie; “Tôi Là Cái Thây Ma” của Orhan Pamuk; “Bước Mãi Đến Thiên Thu” của Kurt Vonnegut; “Văn Nghệ và Bạo Lực” của Iris Murdoch & Wole Soyinka; “Mọi Thứ  Tôi Có, Tôi Đem Theo” của Herta Muller; “William Burns” của Roberto Bolano; và “Haru” của Banada Yoshimoto.

Còn một yếu tố lôi cuốn khác đối với tôi. Đó là cách dịch của Trịnh Y Thư, nhất là lối dùng chữ rất Việt Nam của anh khi chuyển tải từ nội dung đến lối hành văn của những tác giả ngoại quốc sang tiếng Việt.

Chẳng hạn, trong một đoạn đầu của truyện “Gặp Gỡ Với Định Mệnh,” Trịnh Y Thư dịch:

“Chiếm trọn góc tòa nhà cao tầng tường gạch lở lói là cái bệnh viện chó mèo, bên cạnh khu đất trống nơi bánh xe phế thải vứt bừa bãi, cỏ dại cao tận đầu người mọc vô trật tự, hàng rào sắt lưới mắt cáo gãy đổ xiêu vẹo bên lối bộ hành nơi anh đứng đợi con gái mình...”

Chỉ một đoạn trích ngắn ở trên tôi đã đọc được nhiều chữ Việt rất bình dân, dễ thương và dễ cảm nhận: “tường gạch lở lói,”“cái bệnh viện chó mèo,” “hàng rào sắt lưới mắt cáo gãy đổ xiêu vẹo,” “lối bộ hành.”

Hoặc nơi đoạn khác khi Philip Roth diễn tả người phụ nữ da đen mà Swede gặp trước lúc gặp con gái, Trịnh Y Thư dịch:

“Mụ đàn bà da đen người to béo như con ngựa kéo xe thồ, mụ mặc quần màu vàng bó sát đùi, chân đi giày cao gót, khập khiễng tiến đến anh, một tay mụ chìa ra mảnh giấy nhỏ. Vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt mụ.”

Chỉ cần đọc một đoạn ngắn mô tả người phụ nữ đó, người đọc đã hình dung ra được rõ mồn một thể hình của bà ấy. Lối dịch thoát hẳn chữ nghĩa bị ảnh hưởng tiếng ngoại quốc của người dịch làm cho người đọc có thể cảm nhận một cách dễ dàng câu chuyện hơn.

Điều này chứng tỏ lúc dịch Trịnh Y Thư đã để hết tâm ý vào công việc và chăm chút từng chữ thật tỉ mỉ.

Dĩ nhiên, với một bài giới thiệu ngắn ngủn và sơ sài về một truyện trong 12 bài như thế này thì không thể nào nói hết được những điểm cần nói trong tuyển văn dịch dày hơn 200 trang.

Độc giả yêu thích văn chương nên tự đặt mua cho mình một cuốn “Gặp Gỡ Với Định Mệnh” để thưởng lãm. Nhất là trong thời buổi đại dịch vi khuẩn corona với các lệnh cách ly và giữ khoảng cách xã hội vẫn chưa gỡ bỏ hoàn toàn làm cho nhiều người phải ở nhà đã thấy có nhiều thì giờ hơn để làm những việc mình thích, trong đó có cái thú đọc sách.

Cảm ơn dịch giả Trịnh Y Thư.
 
Độc giả có thể tìm mua sách trên:
BARNES & NOBLE
https://www.barnesandnoble.com (Search Keywords: Gap go voi dinh menh)
Hoặc vào trang mạng sau:
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 463)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 462)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 424)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1254)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1447)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1018)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1013)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1152)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1219)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 1358)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16702)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 416)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 755)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22283)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19049)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8633)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10885)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20707)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17921)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15987)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31733)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34784)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,