NGUYỄN TRUNG TÂY - Ông Bán Mắm

07 Tháng Tư 20213:47 CH(Xem: 3046)
NGUYỄN TRUNG TÂY - Ông Bán Mắm

SÁCH MỚI

Trân trọng giới thiệu:
ÔNG GIÁO BÁN MẮM
Tập truyện
NGUYỄN TRUNG TÂY
VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021
Tựa: Nhã Ca
Tranh bìa: Đinh Trường Chinh
Thiết kế bìa: Lê Giang Trần
500 trang, ấn phí: US$25.00

Tìm mua trên BARNES & NOBLE
Keyword: ong giao ban mam
Hoặc bấm vào đường dẫn sau:

Ong giao ban mam by Nguyen Trung Tay, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Mời đọc Nguyễn Trung Tây
Nhã Ca
*
Tháng Tám 2010, với hai bài “Mẹ, Mẹ Tôi” và “Gốc Phi Châu” viết từ nhiệm sở truyền giáo
vùng sa mạc Úc Châu, nhà văn linh mục Nguyễn Trung Tây trở thành khôi nguyên giải Chung
Kết Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười.

Tháng Giêng 2021, bỗng nhận một email thân tình, đòi chị Nhã;ngoáy vài dòng; giới thiệu,
kèm theo là chữ nghĩa và bìa sách;Ông Giáo Bán Mắm.
“Ngoáy vài dòng” là chuyện ào ào thời còn trẻ. Bây giờ, tuổi ngoài 80, nhớ trước quên sau.
Mừng tác phẩm của nhà văn thành sách, thấy trước hết phải đọc. Đọc tới đọc lui. Xong tập
truyện, vẫn thấy phải đọc tiếp. Viết Về Nước Mỹ liên tục đã hơn 20 năm, riêng tác giả Nguyễn
Trung Tây đã có 44 bài viết. Những tự sự người thật việc thật từ tác giả góp phần bổ túc cho
tập truyện sáng tác.

Tôi, tuổi mười ba, đã lạc khi nhìn thấy xe tăng T-54 lăn bánh trên đường Lê Văn Duyệt...”
Nguyễn Trung Tây viết về Tháng Tư 1975, trong bài Hồn Đi Lạc. Hồn Lạc vì cùng số phận là
con cháu Lạc Long. Lạc khi bị nhổ bật gốc khỏi quê nhà bởi cuộc chiến Việt Nam. Thuyền gỗ
vượt biển lênh đênh trên mặt sóng, những cô gái tuổi ươm mơ tóc dài bị hạ nhục bởi ngư phủ
xứ chùa vàng Thái, những trai trẻ bị bạo hành... Năm 82, sau những hãi hùng với biển và
người, thuyền gỗ đến Mã Lai, tôi đã sống cả năm vật vờ giữa không khí ngột ngạt của trại cấm
Sungai Besi, trước khi tới được trại chuyển tiếp Bataan tại Philippines...”
"Tháng Tư 1984, tôi đặt chân tới Thung Lũng Hoa Vàng, lạc loài với ngôn ngữ lạ. Và chỉ một
năm sau, Tháng Năm 1985, Bố tôi mất! Tôi đã lạc khi nhận tin Bố trút hơi thở cuối đời tại Việt
Nam. Một phần hồn không bao giờ bình phục...

Tác giả nhớ thời ấu thơ thường được Bố khuyên con trai đi tu giúp đời, rồi nhớ năm 89, từng
gõ cửa nhà thờ xin xuất gia để phụ giúp những người khốn khó của những vùng đất tuyệt
vọng.

Chính là với những hồi ức này, Nguyễn Trung Tây cuối cùng đã tìm tới Dòng Truyền Giáo
Ngôi Lời, và từ đây chàng có thể tự gọi mình là tu sĩ bình bát khi phục vụ trong những ghetto
của người Mỹ gốc Phi Châu tại Nam Chicago.

Năm 87, mẹ tôi, chị và em đường bộ đặt chân tới đất Thái. Năm 89, cả nhà, mẹ tôi, anh chị
em, đoàn tụ tại Thung Lũng Hoa Vàng. Sau những loay hoay hội nhập, chúng tôi giờ đây đã
trưởng thành, bắt đầu đứng lên, riêng tu sĩ bình bát đi tới những sắc tộc khác, để chia sẻ, sinh
hoạt và phục vụ...

Từ sa mạc Úc Châu, tu sĩ bình bát giải thích và vui vẻ thông báo với buổi họp mặt mười năm
Viết Về Nước Mỹ. Hiện nay, bình bát đang công tác tại trung tâm nước Úc, Central Australia.
Công tác chính là sinh hoạt với người thổ dân Úc Châu tại những thôn làng xa xôi, Santa
Teresa, Yunedumu... Hồi xưa, làm việc với người Mỹ gốc Phi Châu tại Chicago, có một thời
hội nhập văn hóa đeo bông tai trái. Ngày hôm nay, năm 2010, làm việc với thổ dân Úc Châu,

tu sĩ không đeo bông tai trái nữa, mà đang học và nói tiếng thổ dân, Arrernte (Arranda), một
trong những ngôn ngữ chính của nền văn minh 40,000 năm văn hóa thổ dân Úc Châu:
— Werte! Unte mwerre. Có nghĩa là;Kính chào quý vị! Bác/ Anh/ Chị, có khỏe hay không.
. . .
Hãy nuôi lớn ước mơ. Mọi giấc mơ tử tế đều sẽ thành sự thật. Ngay từ những bài viết đầu
tiên, Nguyễn Trung Tây cho thấy niềm tin này.

Không có chuyện giảng đạo. Cũng chẳng có chữ nghĩa hoa mỹ. Hình như nhà văn tu sĩ bình
bát của chúng ta không viết bằng văn chương lý lẽ mà viết bằng tấm lòng và niềm tin tử tế.
Từ hơn mười năm nay, mỗi lần được đọc ông tôi thấy lòng mình thư thái hơn.
Kính mời cùng đọc Nguyễn Trung Tây.
– Nhã Ca


Tháng Tám 2010, Việt Báo họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, nhà văn linh mục
Nguyễn Trung Tây, khôi nguyên giải chung kết tác giả tác phẩm, không thể rời nhiệm sở
truyền giáo vùng sa mạc Úc Châu. Thay mặt tác giả, nhân vật chính của bài Mẹ, Mẹ Tôi, cụ
bà Hà Thị Phức, 90 tuổi, được người chị ruột của tác giả là cô Nguyễn Thị Vinh hộ tống, đã
bay từ San José về Little Saigon dự cuộc họp mặt thay người con linh mục. Sự hiện diện của
cụ bà là phần trang trọng và cảm động nhất trong lễ phát giải. Trong hình: Bên cụ bà là cô
Vinh, người chị ruột thân thương của tác giả, Ngọc Bảo Xuân, Lê Tường Vi, Sơn Điền
Nguyễn Viết Khánh, Nhã Ca và Bồ Đại Kỳ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Hai 20248:30 SA(Xem: 463)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE 442 trang, bìa mềm, 6” x 9”, giá bán: US$25.00
31 Tháng Giêng 20245:35 CH(Xem: 465)
Đọc xong cuốn “Ăn Mà Không Chơi” tôi khoái ông Đỗ Duy Ngọc hơn.
31 Tháng Mười Hai 20239:32 SA(Xem: 424)
Tác phẩm của Vũ Ngọc Giao cuốn ta đi, vì chỉ khi việc đọc được hoàn tất thì việc cảm nhận mới trở nên trọn vẹn.
20 Tháng Tám 20235:20 CH(Xem: 1254)
Nếu cần mô tả anh Trung Dũng chỉ bằng mỗi một từ, duy nhất, thì tôi sẽ thế này: Trung Dũng - duyên.
24 Tháng Bảy 202310:07 SA(Xem: 1447)
Có thể nói, sau hai tập sách "Búp bê Matryoshka" và "Dòng chảy," tập truyện ngắn "Người đàn bà và chiếc dương cầm" là sự thành công nối tiếp thành công của Vũ Ngọc Giao,
20 Tháng Sáu 20238:08 SA(Xem: 1018)
Truyện dài “Đời Thủy Thủ” của nhà văn Vũ Thất xuất bản lần thứ nhất năm 1969 tại Sài Gòn,
08 Tháng Sáu 20233:58 CH(Xem: 1013)
Vấn đề sinh thái trong tiểu thuyết của Vĩnh Quyền được đan lồng trong những ký ức về lịch sử triều Nguyễn
28 Tháng Năm 202311:58 SA(Xem: 1152)
Phạm Cao Hoàng viết lên những dòng chữ vô cùng thương nhớ, nơi có hình ảnh cha và mẹ, nơi có cánh đồng gốc rạ và mây mù lưng đèo:
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 1221)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 1360)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8941)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8344)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,