ĐỖ THU THỦY - Văn học miền Nam trước 1975 – quen và lạ

19 Tháng Sáu 202112:24 CH(Xem: 5049)
ĐỖ THU THỦY - Văn học miền Nam trước 1975 – quen và lạ

Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau…

Cùng với lĩnh vực nghiên cứu – phê bình, sự trở lại của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở lĩnh vực xuất bản trong những năm gần đây là một tất yếu sau gần nửa thế kỷ đất nước thống nhất. Những cái tên như: Bùi Giáng, Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Trang Thế Hy, Sơn Nam, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Võ Phiến, Nguyễn Thị NgH (*), Nguyễn Thị Thụy Vũ… và gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Thị Hoàng đã/ đang dần trở nên quen thuộc hơn với độc giả ở những không gian tiếp nhận khác, nhờ sự tái xuất bản và xuất hiện của các tác phẩm, cũng như sự đề cập hoặc gợi nhắc ở nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về bộ phận văn học này, trong đó có cả những công trình văn học sử. Đây là một tín hiệu tích cực và đáng mừng, bởi nó dự báo một tương lai không xa, bức tranh văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhờ thế, sẽ trở nên đa dạng, đủ đầy hơn trong một tinh thần học thuật, sáng tạo thuần khiết và mong muốn hướng tới một nền văn chương đa dạng, giàu giá trị nhân văn, nhân bản và dân chủ của dân tộc.

duong-nghiem-mau-vhsg
                                                          Nhà văn Dương Nghiễm Mậu có nhiều tác phẩm được tái bản


Theo TS Mai Anh Tuấn, việc đọc, thẩm định tác phẩm của nhiều gương mặt quan trọng làm nên diện mạo văn học đô thị miền Nam trong vòng 20 năm qua như: Bùi Giáng, Bình Nguyên Lộc, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Tràng Thiên, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Thụy Vũ… đang dần đi vào bài bản, trong đó các công bố chính thức dưới dạng chuyên khảo hay tiểu luận của Trần Hoài Anh, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Mạnh Tiến, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Bá Thành… đóng vai trò như là chỉ dẫn bước đầu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện một khối lượng phong phú báo chí văn chương miền Nam và các tác phẩm khảo cứu, dịch thuật của Nguyễn Hiến Lê, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Nguyễn Văn Trung, Vũ Đình Lưu, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Duy Cần, Phan  Khoang, Kim Định, Nguyễn Thế Anh, Tạ Chí Đại Trường… cũng là tín hiệu khả quan về một tương lai đủ đầy của bức tranh văn học Việt Nam thế kỷ XX đặt trong tổng thể văn hóa và giá trị dân tộc hài hòa. Tuy nhiên, thực tế và những động thái tái dựng văn học đô thị miền Nam như trên chưa thể coi là đầy đủ và có tính hệ thống, đòi hỏi tiếp tục cần có nhiều tiếng nói cộng hưởng cùng nghiên cứu dài hơi, quy mô, bài bản hơn…

Bộ tiểu thuyết 5 cuốn của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng vừa được phát hành.


Là một trong những người quan tâm và sớm có nghiên cứu về văn học miền Nam 1954 – 1975 từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: việc tái phục dựng, trở lại của văn học miền Nam 1954 – 1975 là một tất yếu khách quan, đáp ứng đòi hỏi của khoa học và cả câu chuyện của lương tâm, đạo đức, bất chấp rào cản và ngăn trở của định kiến xã hội. Trên thực tế, cách nhìn nhận, đánh giá về một số hiện tượng văn học này gần đây đã trở nên rộng mở, khách quan hơn.

Đánh giá về một số hiện tượng văn học xuất hiện trong không gian đô thị miền Nam nhìn từ tương quan xã hội, trong đó có nhà văn Nguyễn Thị Hoàng và tiểu thuyết “Vòng tay học trò”, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân gợi dẫn khái niệm về “nền văn học tồn tại trong một xã hội dân sự” dựa trên tiêu chí: sự gắn bó, tương tác công khai, tự nguyện giữa tác giả và độc giả, giữa hoạt động sáng tạo và hoạt động tiếp nhận mà không chịu bất kỳ sự áp đặt hay mệnh lệnh hành chính nào. Đối với các hiện tượng văn học miền Nam 1954 – 1975, ông cho rằng cần có cái nhìn, cách đánh giá cởi mở hơn để bộ phận văn học này có thể trở lại một cách bình thường trong tiếp nhận của công chúng.

PGS.TS La Khắc Hòa khẳng định: nhiệm vụ của các nhà xuất bản là làm thế nào để đưa những tác phẩm/ hiện tượng văn học từng bị lãng quên trở lại với độc giả; còn nhiệm vụ của giới nghiên cứu, phê bình là phải đánh giá đúng vị trí của các hiện tượng văn học đó trong dòng chảy của lịch sử văn học. Ông cũng cảnh báo về nguy cơ “ngôn ngữ thao túng ý thức”, dẫn tới những khuyết thiếu, thậm chí cách hiểu sai lệch về các hiện tượng văn học từ chính cách gọi tên/ định danh theo vùng miền hoặc theo ý thức hệ. Vì vậy, muốn viết đúng, viết đủ về văn học sử, cần/ nên tìm cách phân chia văn học theo loại hình.

Trong quan sát rộng dài từ góc nhìn tiếp nhận, TS Trần Ngọc Hiếu cho rằng: nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau.

Từ trường hợp Nguyễn Thị Hoàng, nhà phê bình Ngô Thảo khái quát hành trình “trở về” của văn học miền Nam từ 1975 tới nay theo “quy luật của lòng nhân ái”, ở đó thời gian đã đủ dài và chúng ta đã đủ bình tâm để hàn gắn vết thương, những chia rẽ hay hiểu nhầm của quá khứ. Đối với văn chương hay nhìn rộng hơn là với đời sống tinh thần xã hội, đó đều là việc đáng mừng.

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng chia sẻ, khi viết, bà luôn trong tâm thế/ tư thế “đứng riêng lẻ”, “không thuộc về ai hay về một phe phái nào” mà là ở giữa “mênh mông trời đất”, với tất cả sự đơn độc cùng ước vọng xóa nhòa ranh giới của những rào cản, sự bất thông, chia rẽ, hiểu lầm giữa con người với con người. Chỉ có như vậy mới có thể tồn tại, vượt qua tất cả mọi ngăn chia, cách biệt, để cùng nhau làm được một điều gì đó thật ý nghĩa cho cuộc đời, cho các thế hệ mai sau. Việc chọn cách im lặng hay tiếp tục xuất hiện trong đời sống cũng như trong sáng tác với bà, vì thế, hoàn toàn là lựa chọn cá nhân, là những trải nghiệm cần thiết và quý giá với một người viết…

Trong một chia sẻ của mình về “Sự trở lại của những nhà văn nữ vang bóng”, nhà thơ Từ Kế Tường từng khẳng định: “Dòng chảy văn học cũng như con sông lớn có bản sắc vùng miền, mặn, ngọt của vị phù sa châu thổ nơi ấy. Chúng đều có ngóc ngách và hứng chịu nắng mưa giông bão… để rồi đổ ra biển cả. Một nền văn hóa giống như đại dương phải biết dung nạp, tổng hòa những đặc trưng làm thành nguồn nước. Văn chương mang sắc thái riêng thì mới có màu sắc lấp lánh. Vì vậy không lý gì chúng ta không hội nhập với chính chúng ta…”.

Khách quan mà nói, có thể thấy độ lùi thời gian đã khiến những rào cản tâm thế và những cách ngăn của quá khứ với hiện tại dần được dỡ bỏ…

ĐỖ THU THỦY

(Nguồn: Văn Học Sài Gòn)
(*) dutule.com: Chúng tôi nghĩ tác giả có thể đã đánh máy nhầm tên nhà văn Trần Thị NgH. Tuy nhiên chúng tôi vẫn để nguyên bản gốc. đăng trên Văn Học Sài Gòn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười Một 20249:07 SA(Xem: 126)
ta không lo công nghệ số sẽ bào mòn cảm xúc của con người; ta chỉ nên lo con người không biết khai thác thế mạnh của công nghệ số để làm giàu cho kiến văn, suy tưởng và cảm xúc của chính mình.
19 Tháng Mười Một 20243:45 CH(Xem: 158)
Thủy Phủ sẽ tràn đầy lòng yêu thương và vang tiếng cười khi con người hiểu biết thế nào là tâm lành và tâm thiện!
22 Tháng Mười 202411:32 SA(Xem: 485)
Tôi thấy lớp nhà văn, nhà phê bình độ tuổi trên dưới 40 hiện nay rất đáng nể, tôi tin là họ sẽ làm nên chuyện.
10 Tháng Mười 20241:03 CH(Xem: 383)
Thơ tài tình luôn luôn hiếm hoi và thường đến từ sáng tạo của những nghệ sĩ tài hoa.
26 Tháng Chín 20244:37 CH(Xem: 278)
Màu, khối, nét, bố cục, ánh sáng đã thay ông kể mãi những câu chuyện của con người.
27 Tháng Tám 202410:07 SA(Xem: 412)
Người nhạc sĩ đã gửi vào ánh sáng một tuổi thơ biết đi đứng, chạy nhảy.
21 Tháng Tám 202410:15 SA(Xem: 534)
Bài viết sau cùng của ca sĩ Quỳnh Giao
14 Tháng Tám 20245:17 CH(Xem: 464)
Đã đến lúc phải coi biên giới là một khái niệm mở, văn hóa cũng là biên giới. Mất văn hóa là mất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21447)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19034)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1995)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20154)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8992)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10088)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12550)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31998)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26805)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23011)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21150)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26116)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33399)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,