NGÔ HẠ - Nghệ thuật xếp giấy của Đinh Trường Giang: Điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc

26 Tháng Tám 202211:21 SA(Xem: 1918)
NGÔ HẠ - Nghệ thuật xếp giấy của Đinh Trường Giang: Điểm khởi đầu cũng là điểm kết thúc
Không có nếp không có nghĩa là không gấp. Như một đường tròn chứa vô số đường thẳng bên trong nó. Có thể tạm khái quát như thế về trường phái sáng tạo của Đinh Trường Giang, người tự cho mình không có khả năng kiến tạo phức tạp. Trong khi “phù thủy” gấp giấy Eric Joisel lại thú nhận rằng ông vô cùng ngưỡng mộ “sự cách điệu, tối giản, mộc mạc” trong những tác phẩm chất chứa cảm xúc của Đinh Trường Giang, điều mà Eric chưa bao giờ đạt được.

Từ Việt Nam, ELLE may mắn có được một cuộc chuyện trò nhỏ với nghệ sĩ về một vài ngẫm suy giản đơn được nhìn lại sau hành trình dài chơi cùng giấy.

GIẤY VÀ SỰ CUỐN HÚT CỦA ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Là một kiến trúc sư và người vẽ tranh, Đinh Trường Giang cũng có sự hứng thú đặc biệt với nghệ thuật điêu khắc. Theo ông, nghệ thuật điêu khắc có hai hướng chính, thêm vào hoặc bớt đi. Tượng gỗ hay đá đẽo ra từ hình khối, đất sét thì làm khung đắp đất thêm vào. Còn với giấy bắt đầu hay kết thúc cũng chỉ là một tờ giấy. Trong số các loại hình nghệ thuật lẫn vật liệu từng tiếp xúc, ông yêu thích nhất là giấy. Sự cuốn hút của nghệ thuật xếp giấy nằm ở định luật bảo toàn. Tất cả mọi thứ đều nằm trong một tờ giấy. Giấy trước hết là kỷ vật về tuổi thơ. Ngày 8 tuổi, ông được bố mẹ mua cho những cuốn sách về origami. Những năm 90, khi đã tốt nghiệp, ông tình cờ tìm lại được quyển sách cũ, từ khoảnh khắc ấy ông bắt đầu theo đuổi nghệ thuật xếp giấy.

DinhTruongGiang_01-content

Giấy là vật liệu rất mong manh. Nghệ sĩ thường chọn vật liệu có tính bền để duy trì sức sống của tác phẩm. Nhưng ông lại yêu sự mong manh của giấy. Mong manh giống như đời sống. Vì mong manh nên lúc nào mình cũng phải nâng niu, giữ gìn. Nó là một lời nhắc nhở về cuộc sống, về thân phận con người. Tờ giấy qua những nếp gấp biến thành một vật thể, và mở ra lại vẫn là tờ giấy. Mỗi vật liệu có vẻ đẹp riêng, ông quan tâm đến việc làm sao bộc lộ hết vẻ đẹp của tờ giấy hơn là dùng nhiều cách làm mới như sơn phết hay can thiệp sâu nhằm mô phỏng giấy khác đi. “Sao không tôn vinh bản chất của hắn, mà lại muốn hắn làm giả một vật liệu nào đó mà không phải là hắn?”. Trong mắt ông, giấy được coi là biểu tượng của một vòng đời. Khi tạo dáng với giấy thì người ta được phép giấu đi hay để lộ ra những thứ mà mình muốn.

CON NGƯỜI CỦA SỰ IM LẶNG

Sáng tạo tác phẩm là nhu cầu trình diễn cảm xúc của người nghệ sĩ, với Đinh Trường Giang phần lớn lại là giấu đi những thứ mình không muốn người khác biết. Giấy cho phép ông ẩn mình. Người nghệ sĩ không cần thuyết minh nhiều về tác phẩm. Sức sống của tác phẩm nằm trong tâm khảm người cảm nhận. Ông là người yêu những cuộc đối thoại trong im lặng. “Khi im lặng, chúng ta có thể lắng nghe được gì? Ta chỉ có thể lắng nghe bằng cảm nhận của riêng mình”.

DinhTruongGiang_04jpg-content

Chơi với giấy là một cuộc trò chuyện giữa đôi bàn tay với giấy trong im lặng. Ông và tờ giấy của mình như hai người bạn có thể hiểu nhau mà không cần một thứ ngôn ngữ cụ thể để diễn giải. Không bao giờ ông buộc tờ giấy theo ý mình. Đôi khi là chính ông phải nương theo những nếp giấy, kiên nhẫn đón đợi những ngã rẽ bất ngờ một cách đầy ngẫu hứng. Nó là một cuộc chơi không định sẵn, một cuộc gặp gỡ không toan tính. Im lặng luôn là câu trả lời tốt nhất. Một nếp gấp hơn ngàn từ ngữ. Đó cũng là cách ông giao tiếp với nỗi buồn của bản thân. Đứng trước những nỗi đau, lời nói đôi khi là thừa hoặc là không đủ. “Nước mắt không phải chảy ra ngoài mà chảy vào tim mình mới là điều đau đớn nhất, tại vì không phải ai cũng có thể hiểu được”.

SÁNG TÁC TỪ SỰ NGƯNG ĐỌNG TRONG TÂM TRÍ

Ông không có nguyên tắc riêng trong trong quá trình sáng tạo, hoặc những nguyên tắc ấy khó có thể được tường thuật một cách lớp lang như sách vở. Mỗi tác phẩm của Đinh Trường Giang được tạo ra từ trí nhớ, sự ngưng đọng trong tâm trí qua nhiều năm tháng cho tới một ngày nó bật ra. Trí nhớ đó bao gồm cách ông quan sát và thấu hiểu cái nhìn của bản thân. Những tác giả Origami thường sẽ đi từ dễ tới khó, rồi phức tạp, và lúc nào đó lại quay về sự đơn giản. Đinh Trường Giang thì thích sự đơn giản ngày từ đầu. Ông chưa bao giờ thử qua những mẫu phức tạp. Ông cũng vẫn ngạc nhiên, thích thú khi thưởng thức những tác phẩm được làm bằng kỹ nghệ tinh vi. Nhưng đơn giản đã là con đường ông mê đắm. Đơn giản có thể là đơn điệu nhưng cũng có thể là sâu thẳm. Không dễ để định nghĩa sự đơn giản, cũng như tờ giấy. Ông là nghệ sĩ coi trọng ý tưởng và luôn tìm kiếm những câu chuyện đằng sau các tác phẩm. Một tác phẩm có đạt độ tinh xảo đến đâu mà không để lại gì khác ngoài việc gây kinh ngạc thì nó không thể tạo sự rung động. Origami thật ra là mỹ nghệ hay nghệ thuật cũng còn tùy vào thời gian và tâm thế của những người theo đuổi nó.

DinhTruongGiang_05jpg-content

“CIRCLE OF LIFE”

Đinh Trường Giang thừa nhận có một nỗi ám ảnh riêng về vòng đời. Circle Of Life của ông là một chuỗi tác phẩm với 4 tác phẩm liên tục nhau sáng tác từ 2005 và phát triển dần thêm. Nó giống như câu chuyện 4 mùa. Người mẹ bồng con, đứa con trưởng thành, đến khi người mẹ già yếu, mất đi, trở thành cái bóng của người con. Đinh Trường Giang lớn lên trong gia đình có thân phụ là danh họa Đinh Cường. Nhưng ông chia sẻ, con người và nền tảng văn hóa của mình lại chịu nhiều ảnh hưởng từ mẹ. Một người phụ nữ hướng nội, thích đắm mình trong không gian riêng tư, đọc sách, nghe nhạc, làm vườn, không hứng thú với đám đông và luôn trân trọng vẻ đẹp chân thực từ cuộc sống. Ngoài ảnh hưởng nghệ thuật từ cha, tình yêu thiên nhiên và phong cách nghệ thuật của ông được bồi đắp từ tư duy thẩm mỹ giản dị mà tinh tế của mẹ. Ông cho rằng, phần lớn những đứa trẻ sinh ra đời đều được yêu thương và chăm sóc bằng cả quãng đời của một người mẹ. Với ông, sự sống bắt đầu từ người phụ nữ.

DinhTruongGiang_07jpg-content

ĐỐI THOẠI

Trong các mẫu gấp về động vật, ông đặc biệt có nhiều mẫu gấp về mèo. Ông có tình cảm và mối quan hệ nào với mèo?

Những thứ tôi nghĩ đến hay tạo ra đều là do một mối liên hệ về mặt cảm xúc ở nó đã lưu lại từ lâu bên trong mình. Trong sâu thẳm, nếu mình không có tình cảm với vật thể mình tạo ra thì hắn không thể có sự sống. Hình ảnh những con mèo từ ngày còn ở Việt Nam vẫn theo đuổi trong tâm trí tôi đến tận bây giờ.

DinhTruongGiang_06jpg-content

Hành trình chơi với giấy theo thời gian đã thay đổi ông như thế nào?

Thì mình thương hắn hơn. Nói chung là mình cảm thấy mình hiểu hắn hơn hoặc mình chưa bao giờ hiểu hắn. Giống như hắn là một cái gì đó mà mình còn cảm thấy có thể khám phá lâu dài.

Gấp lại mẫu của tác giả khác có ý nghĩa gì với ông?

Khám phá một khía cạnh khác của sự sáng tạo.

Ông có thích xem phim? Những bộ phim nào ông yêu thích?

Những bộ phim của Audrey Hepburn. Mùa Hè La Mã chẳng hạn. Tôi thích xem phim với mẹ mình.

Đâu là tính cách của người mẹ đã ảnh hưởng đến ông nhiều nhất?

Tình thương.

Sau khi sống dài với nhiều bài học chiêm nghiệm đắt giá, ông nghĩ người ta có thể sẵn sàng chào tạm biệt ai đó mà họ rất yêu thương?

DinhTruongGiang_03-content

Đương nhiên nếu là người thân của mình nói thì dễ làm thì khó. Bây giờ mùa thu, lá rất nhiều, chỉ cần nhìn cây sau nhà là thấy buồn rồi. Khi sống thì muốn được làm con chim, khi chết thì muốn như một chiếc lá, nhẹ nhàng la đà về với đất.

Qua những biến cố mất mát, điều gì có thể giữ cho người ta tiếp tục độc hành trên con đường của mình với nhiều sự lạc quan?

Tôi nghĩ tôi là người bi quan. Mà nếu mình thấy được sự bi quan và chấp nhận bản thân này thì cũng đã nhẹ nhàng hơn lắm rồi. Ai cũng sẽ phải đi qua bốn mùa. Mẹ tôi thường nói “người nào chết trước là người đó sướng”. Đừng tiếc thời gian dành cho nhau. Điều tốt nhất giúp cho bản thân sống tiếp sau những biến cố không may xảy đến là làm cho những lúc bên nhau trở thành khoảng thời gian tốt đẹp nhất.

Hình ảnh: Đinh Trường Giang
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
12-12-2021
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 202311:02 SA(Xem: 1336)
Một chiều nào đó, tôi đến thăm TchyA trong một ngõ hẻm đường Huỳnh Quang Tiên.
01 Tháng Tám 20233:46 CH(Xem: 1003)
Anh Việt Thu thuộc tuýp người tài hoa nhưng yểu mệnh. Ông mất năm 36 tuổi.
22 Tháng Bảy 20234:18 CH(Xem: 1056)
Điều đặc biệt ở Trúc Phương mà không ai có, chính là ông biết cách tỏa sáng của một ngọn đèn bão, trong phong ba chưa bao giờ lụi tắt./.
15 Tháng Bảy 202311:48 SA(Xem: 1642)
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc.
08 Tháng Bảy 202311:02 SA(Xem: 1236)
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc (NGTC) có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới.
29 Tháng Sáu 202311:31 SA(Xem: 1155)
Khu vườn sau nhà ông cũng là một tác phẩm nghệ thuật dùng cây cỏ thiên nhiên làm chất liệu không kém phần thú vị.
20 Tháng Sáu 20238:19 SA(Xem: 1952)
Trong văn học đương đại Việt Nam, Vĩnh Quyền là một hiện tượng văn học đặc biệt.
30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 1334)
Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 1508)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 1194)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1183)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,