JENNIFER NGUYỄN - Đọc bản thảo Thương Ngàn của Vĩnh Quyền

19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 1906)
JENNIFER NGUYỄN - Đọc bản thảo Thương Ngàn của Vĩnh Quyền
Tôi đọc Vĩnh Quyền đến nay chừng 15 năm với năm đầu sách. Bắt đầu từ một lần về thăm nhà, vào hiệu sách gặp một cuốn mua ngay, dù chưa biết và chưa đọc tác giả này, chỉ vì tên sách gọi đúng tâm trạng tôi lúc ấy: Huế Mình. Năm sau mua được tập truyện song ngữ Sói Hoàng Hôn – The Dusk Wolf ở hội chợ sách Frankfurt với cảm giác gặp đồng hương đất khách.

Từ đó có ý tìm đọc Vĩnh Quyền trên Amazon. Đều đặn ba năm một tiểu thuyết, Mảnh Vỡ Của Mảnh Vỡ và Trong Vô Tận, cả hai nhận giải tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới. Trong bài viết về văn Vĩnh Quyền đăng trên báo Lao Động cách đây mấy năm tôi đã thêm ý nhỏ: Và càng ngày càng khiến người đọc đọc chậm hơn, không phải vì khó hiểu mà để có thời gian cảm thụ cái đẹp trong ngôn ngữ tiểu thuyết của nhà văn này.

Tết vừa rồi, lang thang trên internet đọc báo xuân, gặp một trích đoạn từ tiểu thuyết đang viết của Vĩnh Quyền. Chưa tới ba nghìn chữ mà đã gặp nhiều thi ảnh và cả ký hiệu nghệ thuật khiến văn bản mở rộng đa chiều. Qua trao đổi, được biết đây có thể là cuốn tiểu thuyết trước thời kỳ 'ngủ đông', nên nhà văn chưa có ý định xuất bản, bởi còn bản thảo dang dở trên bàn viết thì còn đó cái thú chơi văn chương. Tôi ngỏ ý muốn đọc tiểu thuyết này ở dạng bản thảo. Không thấy hồi âm, rồi cuối tháng 7 nhận được bản pdf, Thương Ngàn.

Tôi không bất ngờ với một nhà văn như Vĩnh Quyền khi Thương Ngàn là một tiểu thuyết sinh thái, mảnh đất văn còn vắng lặng ở Việt Nam, bởi hơn 20 năm làm báo ông luôn có mặt tại những điểm nóng thiên tai Miền Trung-Tây Nguyên và năm năm gần đây thường xuyên vào rừng sâu chụp ảnh động vật hoang dã, mà theo chữ của ông là 'theo dấu cánh chim trời'.

Ngay trang đầu tiểu thuyết Thương Ngàn, nhà văn tự định danh thể loại bằng một trích dẫn từ Sylvia A. Earle, nhà khoa học nữ đầu tiên của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ; được Tạp chí Time vinh danh đầu tiên (1998) danh hiệu 'Anh hùng hành tinh':

Phần còn lại của thế giới tự nhiên có thể tồn tại mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại mà không có phần còn lại của thế giới tự nhiên. (The rest of the living world can get along without us, but we can't get along without them.)

Có thể diễn dịch thế này: Không phải con người, chính thế giới tự nhiên mới là nhân vật trung tâm của câu chuyện về tồn tại hay không tồn tại.
Dù với tựa đề Thương Ngàn, tiểu thuyết mới nhất của Vĩnh Quyền đã không dừng lại ở miêu tả, bày tỏ tình yêu thiên nhiên, hoặc sử dụng thiên nhiên như sân khấu để nhân vật trung tâm là con người phô diễn, mà tiểu thuyết phát triển theo hướng chỉ ra, khơi dậy ý thức đấu tranh bảo vệ môi trường, và lên án những nguyên nhân xã hội, con người gây nên nguy cơ cho nền móng bền vững của thế giới tự nhiên.

Mỗi tiểu thuyết của Vĩnh Quyền trong vòng mươi năm trở lại ít nhiều gây ấn tượng về ý thức làm mới nghệ thuật tiểu thuyết, từ xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, tự sự, và nổi bật với 'trò chơi' cấu trúc. Trong Trong Vô Tận nhà văn đã khai thác lối kể cùng lúc nhiều nhân vật ngôi thứ nhất, không gian chồng ghép, thời gian đảo chiều, huy động nhiều thể văn bản: tùy bút, bút ký, truyện ngắn và cả kịch bản điện ảnh. Nhờ vậy một tiểu thuyết ngắn 250 trang, câu chuyện trong 10 ngày, đã mở ra một tự sự trên 100 năm, và hơn thế, vô tận.

Đến Thương Ngàn Vĩnh Quyền cấp thêm quyền hạn cho thể loại tiểu thuyết trong dung nạp liên văn bản. Ngoài lối tự sự thông thường, chuyện còn được kể bằng những trang sử đang lưu hành trong xã hội, ghi rõ tên bộ sử, tập mấy, trang nào; bằng truyền thuyết Mùa Săn Máu của dân tộc thiểu số Katu; bằng gia phả một cô trung triều Tây Sơn; bằng công trình biên khảo bản chúc thư chữ Nôm trên đỉnh Zi'lieng-Quảng Nam; bằng phóng sự báo chí, thậm chí bằng cả thơ ca sưu tầm liên quan đến chuyện kể.

Trước câu hỏi sao lần này có những trang thiên về chi tiết và số liệu như thế trong một áng văn chương thanh thoát, phải chăng Thương Ngàn là tiểu thuyểt tư liệu - documentary fiction, Vĩnh Quyền chia sẻ:

Người đọc có quyền nghĩ vậy khi đi vào vài tuyến truyện trong Thương Ngàn, còn nhìn lại cả cuốn tiểu thuyết thì không. Chẳng hạn tôi có chương viết về công việc thực hiện một bài báo hiện trường sự kiện lở núi tại Thủy điện Rào Trăng 3 - Thừa Thiên Huế, thì không thể xem đó là văn thông tấn. Trải nghiệm làm báo có thể giúp tôi viết chương này có cảm giác thật nhưng nó vẫn phải là văn hư cấu và không nhằm đáp ứng mục đích truyền thông thời sự như nhà báo. Tái hiện một thời sự xảy ra từ vài năm trước một cách sinh động và chi tiết, tôi và tiểu thuyết của tôi hướng đến một thời sự khác: Làm sao lay động được tâm thức người đọc trước thực trạng lâm nguy của thế giới tự nhiên. Và tất cả những ngổn ngang, khô khan, đau thương trên hiện trường sông núi Rào Trăng vỡ nát bởi sự ngu dốt và lòng tham phải được chuyển hóa thành văn chương dưới ngòi bút nhà văn. Đó là thách thức dành cho tôi. Thành hay bại của Thương Ngàn là ở đó. Mà điều đó còn tùy vào bạn đọc: Chỉ dừng lại với tiểu thuyết truyền thống hay đón nhận văn chương thể nghiệm.
Jennifer Nguyễn
Frankfurt, Đức


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5709)
Nguyễn Đăng Khoa: Người làm thơ vừa nhóm lửa, lửa men nhóm từng thớ rơm, lửa khởi sự ly tan, cô độc. Nhưng, bởi là loài lửa, chúng nhanh chóng vùng thoát, tìm nhau, quây lại. Và, thơ sáng rực, thơ bập bùng. Tôi đang nói về Đặng Hùng Thương
08 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 4979)
“Tôi cùng gió mùa” thi phẩm đầu tay của một người có trên nửa thế kỷ ăn ở liên lủy với thi ca: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp.
03 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5489)
tiếng thơ Trương Thị Bách Mỵ vẫn là một trong những tiếng thơ cho thấy bản lĩnh chữ, nghĩa của một người trẻ hôm nay ở Việt Nam.
01 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6009)
Nơi chốn hay địa danh, tự thân sẽ không có một giá trị vật chất hay tinh thần nào, nếu không có sự can dự, tiếp xúc của con người.
29 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6928)
tiếng hát cô còn như những lượng sóng sững sờ cực mạnh, làm tê cứng những tâm tình thân ái, nơi những bóng hình còn lại:
25 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5283)
Sau nhiều năm dõi theo hành trình âm nhạc của nhạc sĩ Nguyên Long (bút hiệu cũ Đỗ Vy Hạ) qua những buổi sinh hoạt ca nhạc tại thành phố Boston,
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6247)
Rồi đây, với thời gian, định mệnh sẽ mỉm cười với thơ Phượng Trương Đình, như nó đã hời hợt, dễ dãi nhoẻn miệng cười với nhiều tiếng thơ, khác.
12 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6652)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi người ta trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
07 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5489)
Nói cách khác, theo tôi, Phạm Ngọc là người dứt khoát từ chối xài tiền giả trong thơ của ông
05 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5093)
nhà thơ Võ Chân Cửu sinh năm 1952 tại Bình Định. Ông làm thơ, viết văn từ 1965, năm 1966 vào Saigon học. Ký tên Võ Chân Cửu từ năm 1968
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30715)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,