HOÀNG THUỴ ANH - Hồ Minh Tâm – Viết như là nhu cầu tự trị chính mình

10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 1215)
HOÀNG THUỴ ANH - Hồ Minh Tâm – Viết như là nhu cầu tự trị chính mình

P.V: Vừa kết nạp Hội viên Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Quảng Bình đầu năm 2022 [tất nhiên, quá muộn so với những gì anh đã làm được với thơ], cuối năm 2022, anh có ngay tin vui từ Cuộc thi Thơ trên Tạp chí VNQĐ – một trong số tạp chí danh giá hiện nay của văn học nghệ thuật. Anh có thể chia sẻ với độc giả những cảm xúc của mình khi đoạt giải?

Nhà thơ Hồ Minh Tâm: Cảm thấy được thừa nhận & vui vui, đó là cảm nhận đầu tiên khi biết mình đoạt giải. Văn chương đích thực thì không biên giới, nhưng tác giả dù thành danh ở đâu cũng luôn đau đáu quê nhà. Trong giấc mơ, bạn mơ bằng ngôn ngữ nào? Có lần tôi hỏi một anh bạn thân hiện đã/đang sống ở Mỹ hơn 40 năm [từ vựng Tiếng Anh nhớ nhiều hơn tiếng Việt] và vì là vùng ít người Việt, nên giao thiệp hằng ngày với đồng nghiệp, cộng đồng, trò chuyện với hai đứa con gái 100% là tiếng Anh. Tiếng Việt Tâm à, bạn tôi nói. Tôi liên tưởng loằng ngoằng như trên là bởi trong câu hỏi bạn có nhắc đến việc tôi là Hội viên Hội VHNT Quảng Bình.

Đoạt giải cao nhất về cuộc thi Thơ do tạp chí Văn Nghệ Quân đội tổ chức lần này 2022, cũng như lần trước, năm 2017 [cuộc thi thơ nhân kỷ niệm 60 năm thành lập VNQĐ 1957-2017 ròng rã trong hai năm 2015-2016] với một cuộc thi khó khăn, trải dài hai năm, vượt qua gần 300 tác giả với hơn 3.000 bài thơ gửi đến và 830 bài thơ dự thi được đăng tải trên tạp chí, thực tình tôi có chút hãnh diện cho quê mình. Tôi người Quảng Bình, thơ của tôi được chắt từ cốt cách Quảng Bình mà ra.


* Đọc thơ anh, tôi thấy ở đó sừng sững tiếng nói của sự khác biệt. Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì. Chữ nghĩa được anh thả lỏng, trả lại tính nguyên sơ của nó, đưa nó đến gần với đời sống, áp sát đời sống, giúp anh cân bằng cái nhìn kép giữa kỹ thuật và cảm xúc, tếu táo nhưng không hời hợt, hoài nghi nhưng tin yêu, giản dị nhưng tinh tế, kín đáo nhưng nồng nàn, thân thuộc nhưng độc đáo, cô đơn nhưng cao khiết; đồng thời tạo ra được khoái cảm thẩm mỹ cho người đọc. Hành trình khẳng định sự khác biệt này của anh hẳn lắm nhọc nhằn, chông gai, khi không ít người đọc hiện nay vẫn còn “quen thuộc” với tiếng nói của các đại tự sự, “nhạt nhẽo” với các tiểu tự sự?

– Ồ, thơ hay nhờ người đọc, tranh đẹp nhờ người xem… tôi tâm niệm vậy. Những nhận định của bạn đã “khai tuốt tuột” như gần hết cái duyên ngầm, cái thụt thò, cái liếc lóm, cái lôi thôi có quy hoạch của thơ tôi, tôi không phải trả lời gì thêm nhé. Tôi chỉ muốn mách với bạn: khi tôi bắt đầu một bài thơ thường là bằng sự tường tận điều tôi muốn viết và kết thúc nó bằng sự “cảm thấy” cái cảm thấy ở đây là cái mở cho người đọc. Tôi không áp đặt mỹ cảm cho người đọc, tôi muốn người đọc đồng hành, cùng sáng tạo, cùng “cảm thấy” sau các khoảng lặng mờ mờ ấy. Cũng như trong nhiếp ảnh, quan trọng nhất là nhìn ra cái đẹp để chớp… chứ không phải các thứ khác quyết định giá trị của bức ảnh. Thơ cũng vậy, thơ đâu đó, thơ giấu mình, thơ ngo ngoe, nắng nôi mưa bão, cỏ cây, cái lặng im, cái ồn ào chợ búa, tiếng rao khuya, con mèo hoang động tình, con chó con lạc mẹ… thơ quanh mình. Bắt lấy đi, trời cho đấy.

Như tiếc đêm, tôi thường ngủ muộn, tôi thích ngồi trong bóng tối nhìn ra cửa sổ và đốt vài cối thuốc, đêm đẹp thì tôi ngồi với balcony & trăng, đôi lần con đom đóm nhà ai chẳng rõ… chớp lòa đốt tiếng rao khuya để thắp sáng đường bay, rồi nó ghé ngang tôi và đọc: “ru đêm đi, này ơi/ hai bờ muôn muốt// còn đây vài vì sao xa/ này em đom đóm không nhà// dưới bờ trăng ngả/ em choàng đêm đi đâu/ em đốt tiếng rao khuya làm gì// đến với tôi đi/ ai hay điều gì đó/ tôi chờ… tôi không chờ gì cả// trời này rộng quá/ một mình thật khó yêu nhau”.

Trời cho tôi cái balcony, con đom đóm, tiếng rao khuya & con mèo hàng xóm. Đặc thù nghề nghiệp, cơm áo hay sở thích [chẳng rõ] cho tôi bị/được quăng quật khắp nơi, ở rồi đi… đôi khi chỉ thất thanh tiếng con mèo hoang cấu cào mà nhớ loang ra cả thành phố…: ‘đầy hiên trăng/ tôi sót tôi ở đó// khuya này, chẳng biết con mèo buồn xóm cũ/ đã có bạn chơi hay vẫn cứ chồm lên cào xé chính mình/ đôi lần tôi đứng lên vươn vai vì nó/ đốm lửa hay khói thuốc làm nó cay mắt/ không biết nữa/ nó nhường tôi/ lặng lẽ/ đi// tiếng trẻ con đói sữa xé rách đêm/ từng mảnh tối lìa nhau/ rồi câm/ lặng/ hay con mèo đã nhảy lầu [đừng dại dột thế nhé!]…


* Nhìn xuyên suốt hành trình anh đã và đang đi, tôi thấy anh luôn ý thức xác tín chiến lược ngoại vi/bên lề, từ quan niệm, thi pháp, ngôn ngữ,… và kể cả cảm xúc. Anh tếu táo, hóm hĩnh, thậm chí còn thường xuyên lấy mình ra làm đối tượng để bỡn cợt: “thực ra tôi đang làm thơ đấy chứ”. Anh có thể nói rõ hơn về lao động thơ, cách thế chơi thơ để người đọc có thể tham/can dự luật chơi một cách chủ động hơn?


– Văn chương hay nghệ thuật nói chung, tôi ít quan tâm là ngoại vi hay trung tâm, bên lề hay chính đạo, lề trái hay lề phải, tôi không tự xếp mình vào hàng lối nào cả, tôi quăng mình vào giữa cánh đồng tự do, tôi tự do yêu nước yêu những vùng quê, tự do yêu những thân phận cỏ hoa… tôi chỉ “thích hay không thích” khi thưởng ngoạn tác phẩm. Tôi không bị văn học ống nhòm định hướng về cái hay cái đẹp, bởi cái hay cái đẹp sẽ không còn mấy ý nghĩa khi chúng không còn “lạ”… và muốn thế thì phải tự tìm cho mình một góc nhìn khác, khác với người khác, khác với chính mình theo từng thời điểm tiếp cận. Bạn nhắc tôi về “Quan niệm, thi pháp, ngôn ngữ… và kể cả cảm xúc…”, ồ, nó là “kỹ thuật thơ” đấy, tôi dùng “kỹ thuật thơ” chứ không phải “nghệ thuật thơ” bởi tôi quan niệm thơ không dành cho những câu hỏi: tại sao, vì sao… nhưng tự thân bài thơ phải lý giải được và lý giải một cách có logic khi người đọc va vào một cách nói khác thường của thơ. Tôi ghét đại ngôn, tôi thù sáo rỗng, tôi xấu hổ với thán từ.

Còn “anh luôn tếu táo, hóm hĩnh, thậm chí còn thường xuyên lôi mình ra làm đối tượng để bỡn cợt…”. Ừ thì… tôi nhớ Trịnh Công Sơn có nói “chấp nhận sống là coi như thất bại rồi” thế thì tại sao chúng ta không cho nhau những nụ cười, nhưng cho & nhận đôi khi phải đắn đo… họ/ai cần gì để cho, chi bằng biến bi thành hài, biến thinh lặng thành độc thoại & không ai hiểu mình bằng chính mình, không hiểu ai bằng mình hiểu mình, hơn thế nữa không ai bao dung với mình bằng chính mình…” đôi khi không có chi để buồn/ tôi lôi cái buồn cũ cũ gọt dũa lại chơi”… sống thế vui hơn, đỡ “thất bại” hơn chăng?


* Làm thơ nếu không cao tay dễ lặp lại chính mình. Từ tập thơ đầu tay “Ngủ ở quán trà” đến nay, tôi luôn thấy thơ như là hơi thở của anh. Cách anh trò chuyện cũng rất thơ. Những con chữ bình thường, giản dị [như chúng ta hay nói với nhau] đi ra từ ngòi bút anh lại mang đến nhiều liên tưởng đầy ngẫu hứng, bất ngờ, thú vị. Như một số câu thơ: “thời đại gì mà/ thiệt là… muốn nghỉ ngơi!”; “đoạn sau đây không liên quan, nhưng buồn mà viết:/ miền trung mình tội tình gì không biết/ trời thả xuống chín mươi tư nghìn tỉ hạt mưa/ lụt!”,…  Tuy nhiên, với chùm đoạt giải, dù vẫn là một Hồ Minh Tâm sâu sắc, tinh tế, nhưng dường như thơ sâu lắng hơn, bè trầm cảm xúc dày hơn. “Đêm vọng” là một dẫn chứng: “Tôi nghe tiếng tàu cau đầu hồi vừa rụng sau nhà/ lưng mo cau thì cong cong/ bụng mo cau thì rồng rộng/ trăng rưới đều hai phía/ lưng thì vàng/ bụng thì trắng/ chẳng biết màu thật của trăng màu chi/ con tắc kè con giật mình/ tiếng mỏng như sợi chỉ/ con mèo khoang sè sẹ lén trăng đi/ Giọng mẹ tôi ngái ngủ vọng ra:/ con ơi, hay là cha con về?”. Phải chăng, anh đang có một tâm-thế-thơ khác với tâm thế bên lề như trước đây anh đã từng?


– Tôi hầu như không thuộc nguyên vẹn bài thơ nào của mình, đó là một lợi thế để tránh lặp lại chính mình trong cách lập ngôn cho một bài thơ mới chăng? Lặp lại chính mình, nghĩa là đã chết, là không khác gì lập lòe trống lân “ăn mày dĩ vãng”. Chừng nào người làm thơ tự thấy xấu hổ khi ý tứ, ngôn từ lặp lại một bài thơ cũ, bạn sẽ ý thức hơn cho cách viết của mình. Tôi làm thơ từ hồi biết yêu, mà biết yêu từ lớp mấy thì không nhớ rõ, he he he. Hồi ấy tôi cố tìm những từ to tát nặng về tính từ, thán từ… để nâng tầm nguy hiểm trong xung động tấn công. Hành trình thơ, như hành trình sống, thơ đúng nghĩa không đơn giản là hình thành từ cảm xúc. Cảm xúc – ngay cái từ này thôi đã quá nhẹ nhàng, cảm xúc như chút lóe sáng, như cái lướt qua… thơ là hành trình đi vào bên trong, đi vào cái thẳm sâu để lóe sáng. Phương tiện cho hành trình thơ của bạn là âm & nghĩa quanh đời sống thường ngày của bạn, bạn phải lao động chữ nghĩa nghiêm túc như một người chỉ huy để tập hợp, lắp ghép chúng… nếu không chúng sẽ oánh nhau dọc đường làm hỏng chuyến đi/hành trình của bạn.


* Khi viết, anh có đặt mình trong tâm thế phải đạt đến “best seller”, phải đoạt danh hiệu hay giải thưởng gì đó không?


– Văn chương như là sự “mưng mủ âm thầm” trong cái gì đó của con người, muốn hay không thì đến lúc nó phải trào ra, tôi thường ngẫm/nghĩ vậy. Viết – như một nhu cầu tự trị cho chính mình. Khoái cảm & chia sẻ khoái cảm sau một tác phẩm ưng ý cần hơn những danh hiệu hay giải thưởng. Bởi giải thưởng, theo tôi, nhìn từ một khía cạnh nào đó hiệu ứng chỉ như một lời khuyên/khen [nếu có giá trị thực] cũng là hiệu ứng tức thời, cụ thể, cho một thời điểm/tác phẩm, nó không mấy tác dụng cho nghiệp viết, trái lại nhiều khi là “đỉnh” họ tự tạo ra để rồi… hành trình còn lại trong đời là tụt xuống. Tôi không dại gì phải “bồi thêm bệnh” cho mình.

Năm 2009 gì đó, khi đi công tác lâu ngày về đến phòng trọ, chào đón tôi là một cành hồng khô trên bàn làm việc, trong lọ không còn giọt nước nào… bông hồng cúi đầu xuống, như cái nhìn sau cuối thân phận bị bỏ rơi… & tôi đã an ủi cành hồng bằng bài thơ “thiếu nước”: “nó cúi xuống/ cái gục đầu buồn hơn vỏ ốc/ không một tiếng u ơ// dưới chân khô không còn dấu/ cúi đầu soi không còn bóng/ buồn mặt trời// những chiếc lá xanh cũng đã ngán mặt trời/ giờ đây/ những cái gai sắc như chân lý/ biết/ để làm chi// cái đẹp còn trong di chúc/ không thừa kế/ một cành hồng khô!”.

Và, trong một cuộc nhậu, khi tôi đọc “thiếu nước” cho nhà Thơ Lê Xuân Đố [nguyên là biên tập thơ Đài tiếng nói Việt Nam] nghe, đoạn đến câu “những chiếc lá xanh cũng đã ngán mặt trời” ông vỗ đùi đánh đốp, mắt ông rơm rớm xúc động, rồi ông đọc đi đọc lại câu thơ ấy ba bốn lần… vừa đọc vừa móc từ ngăn sâu nhất trong cái bóp nhậu… một tờ 200k gấp nhỏ nhỏ… “thưởng nóng, thưởng nóng, thưởng nóng cho câu thơ quá hay…” .

Đấy, khoái cảm nào hơn, danh hiệu nào hơn những niềm vui rất mộc giữa đời thường, nhờ chữ, nhờ biết trọng cái hay của nhau mà có?


* Với sự “tường tận” mà anh đã nói ở trên cùng với khả năng tận dụng, phát huy tối đa cái tạng riêng của mình, anh dễ dàng cắm vào những trang thơ lối viết bất chợt, ngẫu nhiên. Thơ anh vì thế như được hát lên bằng chính tình yêu cuộc sống của anh. Nó chất chứa dấu ấn cá tính và số phận của anh – một thi sĩ không ngừng dịch chuyển, khám phá và lặn sâu vào đời sống. Nhìn lại diện mạo thơ Quảng Bình hôm nay, đặc biệt là thơ của các cây bút trẻ, anh thấy họ đã đủ nội lực ổn định trong biến chuyển để tạo giọng điệu và ý niệm về con đường thơ chưa?


– Thật tiếc, tôi không có cơ hội để được đọc nhiều hơn các tác phẩm của các bạn thơ trẻ. Giá như Tạp Chí Nhật Lệ [TCNL] sớm có được một website riêng, một trang online để thường xuyên cập nhật các tác phẩm của các cây bút mới, lạ [nhiều tạp chí văn chương ở nhiều địa phương họ đã làm được]. Với các bạn trẻ khi được đăng, được bình phẩm, sẽ là những cú hích để họ ý thức hơn trong “chuyển động” viết. Chắc chắn đâu đó còn những “nội lực” chưa có cơ hội bung phát, nên chăng thi thoảng TCNL có một cuộc thi, thi thoảng tổ chức in, phát hành một cuốn sách tuyển văn chương… Tỉnh mình còn nghèo, kinh phí cho tạp chí hạn hẹp… muốn làm gì cũng khó, thương lắm điều này… nhưng vài ba năm in một cuốn sách, một cuộc thi, nhân ngày gì đó, sự kiện gì đó, với chủ đề mở… tôi nghĩ sẽ có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn sẵn sàng đồng hành cùng TCNL?!

Giọng điệu, ý niệm thơ sẽ/chỉ được “bồi bổ” mỗi ngày bằng “sự đi”, đi cơ học đổi gió vùng miền, tiếp cận văn hóa, phương ngữ, cảnh quan… nhưng cái đi quan trọng và có tính quyết định để “riêng & một” trong giọng điệu & tích cóp năng lượng cho “nội lực” ấy là “đi qua/trong sách”… là cái đi không mốc địa giới, không đích đến, vì thế mà trong vô thức giữa mênh mông… mình nhặt nhạnh được nhiều “món ngon”. Cũng như trong đời sống muôn vẻ, thơ ẩn mình đâu đó, trong bất kỳ một cuốn sách, thậm chí chỉ một câu văn, một câu nói chả liên quan gì đến văn chương nhưng lại bắt gặp cái như thơ của mình. Nội lực thơ là thế chăng?


* Cảm ơn cuộc trò chuyện thú vị của anh. Kính chúc anh sức khỏe, luôn đắm đuối và tươi mới với nàng thơ của mình!

HOÀNG THỤY ANH (thực hiện)

(Nguồn: VAN.VN.VN)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 1038)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
29 Tháng Mười Hai 202311:23 SA(Xem: 715)
Đã lâu lắm rồi, lâu đến nỗi tôi không nhớ lần cuối cùng mình đã ngồi đọc liền mạch hết một cuốn sách là khi nào.
21 Tháng Mười Hai 20234:56 CH(Xem: 593)
Phong cách viết của Phạm Thanh Chương rất mới, đầy tính sáng tạo dù anh viết những đề tài không mới.
07 Tháng Mười Hai 20231:22 CH(Xem: 638)
Vĩnh Quyền đã lục lọi, xáo trộn, lắp ghép kí ức để từ quá khứ trình hiện cái đa chiều của thời hiện đại: “Trong vô tận song song gặp nhau?”
22 Tháng Mười Một 20239:40 SA(Xem: 797)
Anh có thấy mình giống như mẫu hình thi sĩ mà Xuân Diệu đã từng khắc hoạ: “Tôi là con chim/ Đến từ núi lạ/Ngứa cổ hót chơi…”?
09 Tháng Mười Một 20233:44 CH(Xem: 946)
Ann Phong đang để lại những dấu vết và còn thời gian khá dài để tiếp tục lưu lại nhiều dấu vết khác.
02 Tháng Mười Một 20231:07 CH(Xem: 1093)
Trần Hạ Vi đã cho ra đời tác phẩm thơ đầu tiên - Lật tung miền kí ức (2017), và mới đây nhất, năm 2020, là tập thơ thứ hai - Vi.
27 Tháng Mười 20231:01 CH(Xem: 916)
Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết Khánh Trường đều là các hình tượng rất mong manh, dễ dàng hư vỡ.
20 Tháng Mười 20235:24 CH(Xem: 1031)
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
14 Tháng Mười 20239:58 SA(Xem: 850)
Thơ Phan Ngọc Thường Đoan là những tâm trạng miên man buồn. Nỗi buồn, nỗi đau đớn và có cả sự thẫn thờ, cô đơn đến chạnh lòng, cô đơn đến chới với. Đọc thơ Thường Đoan, tôi nhận thấy chị là nhà thơ của sự “cô đơn”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1039)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31997)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,