LÃ NGUYÊN - Tôi yêu nỗi buồn sang trọng trong thơ Trần Hoàng Phố

30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 1341)
LÃ NGUYÊN - Tôi yêu nỗi buồn sang trọng trong thơ Trần Hoàng Phố

1. Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:

Cuối một đời trên bàn tay tiên tổ
Ta là ai như cánh bướm bay
Một chiều đậu trên phất phơ gió
Gió nghìn năm tiên tổ áng mây

(Cuối một đời về thăm đất tỏ)

Lại có khi câu thơ năm tiếng được tách ra điêu luyện thành thơ bậc thang để mô phỏng ánh rơi của giọt nắng:

một chút 
nắng 
quê nhà

rơi
trên
môi 
dâu bể

(Một chút nắng quê nhà)

Nhưng nhìn chung, thơ Trần Hoàng Phố từ chối những lối viết quen thuộc. Điểm tựa cấu trúc trong sáng tác của anh không phải là những tứ thơ đã hóa thành cổ mẫu, hay một hành động trữ tình xuyên suốt có mở đầu, phát triển và kết thúc. Mỗi bài thơ của anh tựa như tràn ra từ dòng ý thức với mạch tưởng tượng, liên tưởng đầy bất ngờ và tinh tế. Câu thơ của anh giống như lời văn xuôi, thường bỏ  vần, nhiều khi mở rộng, kéo dài, xóa dấu vết của nhịp điệu và tiết tấu vốn là yếu tố tạo nên sự réo rắt trong thơ, kiểu như:

Gió thổi qua tán lá linh hồn tôi

Bóng một ngôi sao xa xăm lỡ in trên đồng tử lá

Một đám mây ngủ lỡ vùi lãng quên trên mái tóc cây

Ngày và đêm lỡ đi qua trong bầu trời

với tiếng hát chậm rãi của gió

Tiếng thở dài của đóa hoa hồng rụng xuống bàn tay tôi

                                                (Linh hồn tĩnh lặng)

Hoặc:

Những con hải điểu bay trong mùa thương khó
Tôi thèm những chân trời khoáng đãng
Nơi có những ngọn gió thổi từ những phương trời lạ
Mang theo hương vị muối biển và mùi của những ly vang sóng sánh màu hoàng hôn


Cứ như thế, vào những năm gần đây, càng về sau, sáng tác của Trần Hoàng Phố ngày càng có xu hướng thay hẳn thơ như là hình thức bên ngoài bằng thơ như là không gian mỹ cảm trong thế giới nội tại của nó.  Nên chi, tôi nghĩ, những ai chỉ quen với mỹ học của loại hình “Thơ mới” chắc sẽ không mấy dễ dàng khi đọc thơ Trần Hoàng Phố.

          2. Khước từ nhạc tính như là linh hồn của thơ điệu cađiệu ngâm, thơ Trần Hoàng Phố kiến tạo không gian mỹ cảm chủ yếu ở hai lớp phong cáchhình tượng – chủ đề. Tôi thấy trong thơ anh có hai hình tượng mang sức nặng biểu nghĩa cực kỳ quan trọng:“cái bóng”“linh hồn”. Nhà thơ viết Linh hồn tĩnh lặng để kể: “Gió thổi qua tán lá linh hồn tôi/ Bóng  một ngôi sao xa xăm lỡ in trên đồng tử lá”. Anh lại viêt Hỡi linh hồn tôi để động viên: “Hỡi linh hồn tôi ánh sáng/ Đừng muộn sầu như thế”, để khích lệ: “Hỡi linh hồn tôi lộc non/ Hãy rạng rỡ với nắng vàng”. Rồi anh viết: Trên bao la của linh hồn tự do với ”Bài hát du mục/ trên thênh thang thảo nguyên xanh/ vút bay cánh đại bàng của một thời tuổi trẻ”.  Cũng có thể kể ra cả một loạt bài thơ Trần Hoàng Phố viết về “cái bóng”: Chiếc bóng và nỗi buồn, Những chiếc bóng hạnh phúc, Bóng của linh hồn mình,  Bài ca chiếc bóng tháng tư….  Ở đây,“cái bóng” và “linh hồn” là sự phân thân của cái “tôi” để “tôi” có thể “đối ẩm” với “cái bóng”:

Tôi ực một ly 
đối ẩm với cái bóng tôi cô độc 
Cái bóng rớt xuống âm u nỗi buồn

(Một ly)

Phải có sự chia tách, phân thân như thế thì “cái bóng” mới thành tri kỷ của “tôi” và “tôi” mới ngộ ra sự thất lạc của cả “cái bóng” lẫn “linh hồn”:

Chiếc bóng tri kỷ 
Tao đi đâu mày đi 
theo đấy
Mà sao có lúc tao 
chẳng thấy linh hồn tao đâu

(Chiếc bóng và nỗi buồn)

Trong tác phẩm trữ tình, cả thế giới là sự khúc xạ của cái “tôi”. Cho nên ta bắt gặp trong thơ Trần Hoàng Phố “linh hồn” của vạn vật. Ở đó,, từ con sóng biển, những ngôi sao trời và loài chim di trú, cả thời gian và lịch sử, cho tới loài hoa “diên vỹ” đều có linh hồn. Cũng như thế, “tôi” có “cái bóng”, “giấc mộng cuộc đời” là cái “bóng” (Những người hát rong/ Đi lang lang phiêu bạt như những cánh chim di trú/ Hát về những chiếc bóng giấc mộng cuộc đời), “kiếp người” có “bóng” (“Giờ đứng lặng giữa hồn ta đất tổ/ Đất nghìn thu bên bóng kiếp người”),  mà  “bóng” của kiếp người chỉ là cái “bóng hoen rỉ” (“Tôi chạy về phía ánh sáng/Về phía em tình yêu tinh khôi/ Bên chân trời bóng mờ kiếp người hoen rỉ”).  Có “bóng” của những “vì sao chết” (“Bạn cúi xuống nhặt/ Bóng những vì sao đã chết trong trái tim mình). Thời gian có “bóng nghiêng xuống linh hồn” và “những thế kỷ” cũng có cái  “bóng” (“Những thế kỷ để lại đừng sau bóng mình/ Chiếc bóng hắt lên bức tường xám”).  Cây cao có “bóng cả” (“Hỡi cây xanh bóng cả đền Hùng”),Vua Hùng có “bóng” (“Trong hồn ta một bóng linh thiêng/ Bóng vủa Hùng nghìn đời chứng kiến…”) và “linh hồn ta” cũng có “cái bóng” của nó (“Cuối một đời về thăm nguồn cội/ Linh hồn ta soi bóng lệ nhòa”)…

Từ hai hình tượng trung tâm “linh hồn” và “cái bóng”, thơ Trần Hoàng Phố cất lên tiếng nói trữ tình thâm trầm, sâu lắng về kiếp người, đời người, về vũ trụ vô biên và thời gian lịch sử. Ở đây, toàn bộ sự sống được hình dung như vòng lưu chuyển tuần hoàn giữa  “đến và đi”, “gặp gỡ và chia ly”, giữa cái chếtsự tái sinh:

Sống chết và tái sinh

Trên chuyến hành hương về vô biên

Chúng ta lạc lối bởi giấc mộng

Đêm đêm chữ khóc than

Chúng bị hành hình thiêu chết và tái sinh

(Bữa tiệc chữ)

Cho nên, ở một khía cạnh nào đó, thơ Trần Hoàng Phố là khúc thánh ca phục sinh của cuộc đời và tạo vật. Có lần nhà thơ  nói tới “mùa thương khó”“các thánh tuẫn nạn”, tới “trái tim gỉ sét”“bóng cái chết” để cất lên Khúc ca lễ phục sinh thiên thần áo trắng. Thi nhân viết Vòng tái sinh. Anh mời gọi Hãy để cho trái tim bạn tái sinh cùng mùa xuân. Âm hưởng thánh ca phục sinh vang vọng trong Thánh lễ ban sơm, Những con ngựa gió, Buổi sáng, Mùi hương và hơi thở trần gian, trong Tiếng hát mềm đi những đắng cay, Ngày trở lại, Cuối một đời về thăm đất Tổ…Điều thú vị là hai bài nói về sự trở về nguồn cội, về phục sinh của linh hồn, Cuối một đời về thăm đất Tổ Ngày trở lại, được viết bằng thể thơ bảy chữ truyền thống, giàu nhạc tính, với những câu thơ có sức lay động, ám ảnh lạ kỳ:

Ngày trở lại bên thác ngàn xa đổ
Trắng hồn ta rợn bóng hoang liêu
Bóng hồn ta rợn ngợp hồng hoang
Trên cheo leo bóng hình nguyên thủy

Ngày trở lại về cùng ta đó
Sau vong thân nếm bụi cõi trần 
Giờ ta về hồn cốt thật lòng ta
Bên tấm thân lạ lùng ngũ uẩn

Bên nước mắt chảy tràn ảo ảnh
Bên ngàn sao lệ rót trong tim
Ta là ai mà thiên thu tìm kiếm 
Cõi nhân gian ngoảnh mặt giận hờn

(Ngày trở lại)

Nhưng “tái sinh”, “sống lại” chỉ là chuyện của “bữa tiệc chữ”, của “ước mơ”, của “giấc mộng”. Mà“đứa trẻ ước mơ” thì đã “chết… Khi nó chưa kịp chào đời” (“Khúc tiên cảm và con mắt thiên thu”).  Và “giấc mộng” thì “thiêu chết” chúng ta (“Chúng ta bị thiêu chết trong những giấc mộng”), khiến chúng ta bị “chìm tàu” (“Chúng ta bị chìm tàu bởi giấc mộng” ), dẫn chúng ta “lạc lối” (“Chúng ta lạc lối bởi giấc mộng”) và:

Report this ad

Trên bài du ca của dâu bể vô thường

Chúng ta than khóc vì giấc mộng vỡ tan

                       (Bữa tiệc chữ)


Ta hiểu vì sao thơ Trần Hoàng Phố nói tới “những thế kỷ buồn”, tới “Mùa trăng dâu bể” cùng “… những chuyến tàu dâu bể/ Trôi lênh đênh phận người”. Trong không gian mỹ cảm của anh, cái chết và sự hủy diệt mới là hiện hữu. Thơ anh, ở phương diện này, là nỗi khắc khoải khôn nguôi về vũ trụ hoang phế và những bước đi vô thường của lịch sử. Nỗi khắc khoải ấy cất lên thành tiếng thảng thốt, bất an trong Tiếng rơi võ thời gian, trong Bài ca chiếc bóng tháng tư, trong lời truy vấn ráo riết: Đi về đâu lịch sử? Thơ Trần Hoàng Phố cũng là “giọt nước mắt của linh hồn mình … hóa thành khúc hát/ Khúc hát buồn mênh mông”Không còn nỗi buồn nào lắng yên trong thơ anh. Hệt “Những người hát rong” , hồn thơ Trần Hoàng Phố cũng “lang lang phiêu bạt như những cánh chim di trú” để hát “về những chiếc bóng giấc mộng cuộc đời”, “về chia ly”, “về các mối tình vô vọng”, “về các vì sao cô đơn trên bầu trời lẻ loi”, “về những chân lý bị chôn vùi trong đống gạch đổ nát hoang tàn thời gian/ Và những bầu trời mưa buồn như cuộc đời hoen gỉ” (Những người hát rong). Trong sáng tác của anh, những dòng thơ cảm động, xót xa nhất là những dòng hát về sự trống rỗng của linh hồn, “về những cánh chim lạc lối”, hay “về những linh hồn vong thân/ Bên bờ vực thẳm cuộc đời”, ví như:


Tôi ực một ly nỗi buồn 
Nỗi buồn đắng chát 
như linh hồn trống rỗng 

                   (Một ly)


Hoặc:


Chiếc bóng tri kỷ
Ôi chiếc bóng nỗi buồn 
Mày chở linh hồn tao đi đâu
Mà sao tao chỉ thấy nỗi buồn

tao lang thang trên sa mạc bầu trời
Mà không tìm thấy ngươi
Chiếc bóng tri kỷ của nỗi buồn

Tao đi trên đường 
và đã vấp vào chiếc bóng 
của ngươi
Chiếc bóng 
lặng yên 
chiếc bóng 
khóc
(Chiếc bóng và nỗi buồn)

Report this ad

           3. Thơ Trần Hoàng Phố tìm tới loại hình phong cách biểu đạt phù hợp nhất với hệ thống hình tượng – chủ đề của nó. Đây là câu chuyện thú vị, nhưng hết sức phức tạp, cần khảo sát kỹ lưỡng trong một công trình nghiên cứu chuyên biệt mới có thể rút ra những kết luận tin cậy. Với những dòng viết này, tôi chỉ hy vọng phác thảo một vài nhận xét ban đầu.

         
Chủ đề sinh tử và sống chết, hủy diệt và tái sinh, “linh hồn” và “cái bóng”, như ta biết, thuộc hệ chủ đề siêu lý, đưa thi ca xích lại gần triết học nghệ thuật. Hệ chủ đề này được thơ Trần Hoàng Phố biểu đạt bằng lời huyền thoại thâm trầm, trang nhã, đầy cảm hứng lãng mạn, vốn là loại lời nói hướng tới cái siêu nhiên.

Ta nhận ra lời huyền thoại ở đây trước hết qua phạm trù không – thời gian như một ngôn ngữ nghệ thuật. Thời gian trong thơ Trần Hoàng Phố được nhìn từ “con mắt thiên thu”, như những vòng lưu chuyển tuần hoàn. Thi sĩ viết Khúc tiên cảm và con mắt thiên thu, Vòng tái sinh với ý nghĩa như vậy. Ứng với thời gian tuần hoàn, không gian trong thơ anh là không gian vũ trụ. Không gian vũ trụ và thời gian lưu chuyển tuần hoàn chính là ngôn ngữ không – thời gian của huyền thoại. Huyền thoại phương Đông thường kiến tạo không – thời gian dưới bóng bồ đề và tòa sen quen thuộc của Đức Phật.  Thơ Trần Hoàng Phố đặt thế giới nghệ thuật vào không – thời gian của vương quốc Thiên Chúa. Cho nên, cũng là “vòng tái sinh” của huyền thoại, nhưng trong thơ anh, thước đo thời gian đời người là “mùa thương khó” và những “mùa Thánh lễ” gắn với sự tích về hành trình tuẫn nạn và phục sinh của Đưc Kitô, ví như “lễ Phục sinh” (Khúc ca lễ phục sinh thiên thần cánh trắng), “lễ thanh tẩy” (“Tôi chìm xuống trong biển thánh lễ thanh tẩy”), “lễ tro” (“Những cây đuốc kỷ niệm/ Soi bầu trời đầy những ánh sao sau lễ tro”), “thánh lễ tình yêu” (“Để được bay cùng em ngày xưa trong thánh lễ tình yêu” )… Ứng với thời gian “mùa Thánh lễ” là không gian Thánh đường. Trong thơ Trần Hoàng Phố,“hoài niệm” là “ngôi nhà thờ”:


Ánh nến lung linh trên miệng đêm
Tôi hôn vào chiếc lưỡi chìa khóa
Mở ra những cánh cửa của ngôi nhà thờ hoài niệm
(Tiếng hát mềm đi những đắng cay)


“Trái tim” là “ngôi nhà thờ đá”:


Tôi kỳ cọ và tắm rửa linh hồn
Để được bay ngày xưa cùng em trong thánh lễ tình yêu
Trong máu và rượu niềm vui
Trong các tấm tranh kính lấp lánh muôn màu lễ hội
Khi ngôi nhà thờ đá trái tim chúng ta

Sáng rực lên trong những hồi kinh lễ sớm

                                              (Thánh lễ ban sớm)


Không gian Nhà thờ – Thánh đường là không gian lễ hội với “rượu” và “máu”, không gian lung linh “ánh đuốc” (“Những cây đuốc kỷ niệm/ Soi bầu trời đầy những ánh sao sau ngày lễ tro”), “ánh nến” (“Ánh nến lung linh trên miệng đêm”, “Với những ánh nến phục sinh lung linh/ Hỡi người anh em đang đi quanh mùa thương khó”), không gian của “tiếng chuông” (“Tiếng chuông vọng mùa khai hạ/ Bỏ đảo xưa một loài chim hải điểu quay về”), tiếng “đại hồ cầm” (“Tiếng đại hồ cầm/ Như những cánh chim/ Bay ngang qua bầu trời/ Với những đám mây ngũ sắc”), tiếng “vĩ cầm” (“Cây vĩ cầm rung lên bài hát bi thương mùa lễ tro/ Trái tim tôi tan ra trên môi người chén rượu thánh) và “tiếng hát”, âm vang những khúc “thánh ca” (“Bài thánh ca bay qua miền vô vọng/ Đậu trên môi em/ rung nốt trầm thâm u”). Không gian lễ hội Thánh đường còn là không gian của những “đám rước”. Trong thơ Trần Hoàng Phố có những đám rước rất lạ: đám rước của “những tia sáng … đã chết trong giấc mơ” (“Trên vương miện nỗi buồn/ Những vì sao dệt nên một đám rước/ Đám rước của những tia sáng lấp lánh/ Đã chết trong giấc mơ của bạn”),  đám rước của “những chiếc kiệu hình ảnh … chở biểu tượng” (“Trong đám rước/ Với tiếng kinh cầu/ của những chiếc kiệu hình ảnh đang chở biểu tượng những cảm xúc”)…

Report this ad

Lời huyền thoại thổi linh hồn vào các hình tượng ngôn từ trong thơ Trần Hoàng Phố. Trong thơ anh, dường như mọi hình tượng ngôn từ đều được kiến tạo theo nguyên tắc liên tưởng huyền thoại. Hình tượng “hạt bụi”,“cây thánh giá nỗi buồn” và vũ trụ “bị đóng đinh” trong bài Chén đắng là thí dụ tiêu biểu cho trường hợp này. Ở đây, “hạt bụi trần gian” bị “đóng đinh” (“Hạt bụi trần gian/ Bị đóng đinh vào cái đẹp” ), “đêm bị đóng đinh” (“Đêm/ Bị đóng đinh/ Trên cây thánh giá nỗi buồn”), “anh bị đóng đinh”  (“Anh bị đóng đinh/ vào hạt bụi mong manh trần gian”) và “cái đẹp” cũng “bị đóng đinh” (“Đêm dóng đinh cái đẹp vào linh hồn anh/ Trong môi hôn chén đắng u sầu”để). Sử dụng triệt để nguyên tắc song hành tâm lý – vũ trụ hóa con ngườinhân hóa vũ trụ – là phương thức quan trọng nhất để thơ Trần Hoàng Phố tạo ra những hình tượng ngôn từ thấm đẫm linh hồn huyền thoại.   Trong thơ anh có “ngựa gió”,  “chuông gió”,  “tâm hồn” cũng có thể vang lên như “những chiếc chuông gió” và “nỗi hy vọng” của chúng ta “Như đám mây bơ vơ trôi trên dòng sông hối tiếc”. Ở đó có “mưa” như “nụ hôn” hôn lên “cơ thể đêm” (“Như thể là nụ hôn/ Trên cơ thể đêm”) và hương hoa “trườn mình qua bóng khuya” (“Mùi hương hoa nhài hoa dạ lý/ Đang trườn mình qua bóng khua lịch sử”). Bằng cách ấy, nhiều hình tượng của thơ anh như đưa người đọc đến với “vườn cổ tích”:


Khi tôi chạm trái tim mình vào cái chuông
Nó kêu binh bong binh bong và đưa tôi đi thật xa
qua núi rừng và 
đến một nơi vắng lặng
Tôi hoá thành con bướm
Đậu trên đóa hoa và ngủ trong tiếng chuông

(Cái chuông, ánh trăng, giọt nước và khúc hát)


Lại có những hình tượng như làm sống dậy thế giới của những thần gió, thần núi trong huyền thoại thời xa xưa:


Núi duỗi chân dịu dàng 
trong giấc mơ đêm 
Bên chòm sao xa xăm 
trong đáy mắt vòm trời 
Bầy ngựa gió bay tới 
ánh trăng non tháng chạp 
Và hái về 
chiếc áo lụa màu nguyệt bạch 
Trên vai em khoác nõn nà trăng


(Những con ngựa gió)

Dùng tổ chức từ pháp, cú pháp làm mờ ý nghĩa biểu vật của từ, của câu và của cả thi phẩm cũng là thủ pháp quan trọng nhằm tạo ra lời huyền thoại phù hợp với việc biểu đạt các chủ đề siêu lý trong thơ Trần Hoang phố. Chẳng hạn, Trần Hoàng Phố không ngại đưa cả tuyết vào câu thơ tiếng Việt: “Bên sự lặng yên của hơi thở sự sống/ Tuyết như tan trên môi nỗi sầu muộn cuối năm”. Nhà thơ thường sử dụng các từ Hán – Việt để gọi tên các loài hoa cỏ, chim muông. Cho nên, đọc thơ anh ta bắt gặp toàn những kỳ hoa dị thảo và những loài chim thú tựa như ở một thế giới xa xôi nào đó, ví như “hải điểu” (“Những con hải điểu bay trong mùa thương khó”), “hồng tước”, “chim lửa tiên tri”, mùi hoa “tử đinh hương”, “đóa hoa thạch thảo tím biếc” và “linh hồn của những đóa hoa diên vỹ”,


Thế tức là lâu đài thơ mang tên Trần Hoàng Phố có cánh cửa riêng, chưa mở cánh cửa ấy, chưa vào được lâu đài ấy. Hồn thơ Trần Hoàng Phố thở hơi thở thời đại, theo sát các vấn đề thời sự của đời sống xã hội. Nhưng các vấn đề thời sự chỉ có thể thâm nhập vào thơ anh qua mạch suy tư triết học gắn với hệ hình tượng – chủ đề siêu lý nghệ thuật. Giọng điệu chủ đạo cất lên từ thơ Trần Hoàng phố là tiếng nức nở khôn nguôi của nỗi buồn nhân thế mênh mông hòa vào âm vang khúc thánh ca phục sinh lặng thầm trong suốt. Nó tìm tới lời huyền thoại như phương thức biểu đạt phù hợp nhất để tạo ra không gian mỹ cảm thấm đẫm cảm hứng lãng mạn không lẫn vào đâu. Là sự hòa hợp giữa cảm hứng lãng mạn, liên tưởng huyền thoại và chất thơ của siêu lý, không gian mỹ cảm được tạo ra trong thơ Trần Hoàng Phố là hiện thân của phong cách cao nhã, sang trọng. Nỗi buồn trong thơ Trần Hoàng Phố vì thế là nỗi buồn sang trọng, cao nhã. Tôi yêu nỗi buồn ấy.


Hà Nội, tháng 5/ 2021

               LN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 202311:02 SA(Xem: 1347)
Một chiều nào đó, tôi đến thăm TchyA trong một ngõ hẻm đường Huỳnh Quang Tiên.
01 Tháng Tám 20233:46 CH(Xem: 1010)
Anh Việt Thu thuộc tuýp người tài hoa nhưng yểu mệnh. Ông mất năm 36 tuổi.
22 Tháng Bảy 20234:18 CH(Xem: 1058)
Điều đặc biệt ở Trúc Phương mà không ai có, chính là ông biết cách tỏa sáng của một ngọn đèn bão, trong phong ba chưa bao giờ lụi tắt./.
15 Tháng Bảy 202311:48 SA(Xem: 1651)
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc.
08 Tháng Bảy 202311:02 SA(Xem: 1239)
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc (NGTC) có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới.
29 Tháng Sáu 202311:31 SA(Xem: 1164)
Khu vườn sau nhà ông cũng là một tác phẩm nghệ thuật dùng cây cỏ thiên nhiên làm chất liệu không kém phần thú vị.
20 Tháng Sáu 20238:19 SA(Xem: 1970)
Trong văn học đương đại Việt Nam, Vĩnh Quyền là một hiện tượng văn học đặc biệt.
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 1520)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 1211)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 1673)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1189)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22486)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7912)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19263)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34940)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,