NGÔ THỊ KIM CÚC - Cá voi trầm sát - Bi kịch mang gương mặt đàn bà

25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 447)
NGÔ THỊ KIM CÚC - Cá voi trầm sát - Bi kịch mang gương mặt đàn bà
Chín khúc, chín câu chuyện, chín truyện ngắn, đan cài thành một tiểu thuyết, một giao hưởng cuộc đời, một lịch sử dòng họ, mà dường như phần nào trùng khớp với lịch sử dân tộc. Có rất nhiều thương yêu gắn kết nhưng cũng nhiều đối kháng-chia rẽ, phân rã-ly cách, trốn chạy-luân lạc, cô đơn đến tận cùng.

Tất cả nhân vật đều xưng tôi. Ngôi thứ nhất: cái nhìn từ chính đôi mắt, những bộc lộ từ chính bản ngã, lời xưng tội với chính số mệnh mình. Không ai chính xác hơn tôi về tất cả những gì liên quan đến mình.

Và bao giờ những người đàn bà cũng nhận chịu nhiều nhất. Ba thế hệ đàn bà. Đẹp và đầy nữ tính, tràn trề năng lượng sống, họ bị trừng phạt vì chính những chọn lựa của mình. Công nương Trung Hoa gót sen ba tấc, mồ côi cha mẹ, mười ba tuổi từ kinh đô về Phúc Kiến ở nhờ nhà bác, mười sáu tuổi yêu anh trai con bác, bị đem gả cho một viên chức An Nam, theo chồng về Hà Nội, là vợ quan tuần nhưng bị đối xử như con sen trong gia đình quan án sát cha chồng. Ba con trai chết trẻ, ba con gái nối tiếp cuộc đời đa truân của mẹ. Người thứ nhất sống cho trách nhiệm gia đình, đơn độc tới cuối đời, bởi đã bí mật bán rẻ đời con gái cho lính Nhật ngoài đường khu chứa gái, sau khi bị cướp mất số tiền bán áo nuôi gia đình đói khổ chạy trốn ông bà nội. Người thứ hai yêu đơn phương anh ruột của mình, thất vọng vì anh đi cưới vợ; sau ngày anh chết, lấy chồng nhưng không sinh nở được, ám ảnh mãi mối tình không được phép, không bao giờ có được với chồng cảm giác từng có với anh trai. Người thứ ba, dữ dằn, không khoan nhượng với cả cuộc đời lẫn người thân, nhưng lại chọn cuộc sống yên ấm, lại bị một đòn khác: con trai duy nhất chết bất đắc kỳ tử vì bị xe đâm, sau khi lá thư viết cho cô em con cậu bị cha phát giác.
 
Đứa con gái là nguyên nhân cái chết ấy, bị buộc trở thành hy vọng của gia đình lớn, đã phải đi du học xa, bỏ lại mối tình học trò với người yêu chiến trận. Đứa con gái thế hệ thứ ba lặp lại bi kịch: trên đất Pháp, Miên đã gặp, đã yêu và sống hết mình với một người cho tới khi khám phá đó chính là người chú thúc bá.

Không quá kỹ thuật, tác giả Mai Ninh hầu như chỉ kể lại những ký ức đòi đoạn, về cuộc đời bị nguyền của những người đàn bà trong gia đình. Vì sao bi kịch cứ tìm đến họ? Miên đã cố tìm cách lý giải: "...Nếu tình yêu đã đến mức độ này, có phải chăng chính vì nó phát sinh từ một hòa trộn mật thiết, tận cùng, một hòa trộn từ máu thịt ?". Không ai trả lời được. Miên đã xâu chuỗi các sự việc, đã quay phim và chiếu lại những gương mặt người thân, như là cách để giải thoát chính mình.
 
Tên các chương sách đã bộc lộ điều tác giả nhắm tới: Ngày ngâu đổ, Ngược dòng, Cỏ ám, Nến trong kẽ liếp, Sao rơi về đất... Chương Cỏ ám, với nhân vật Phượng, có lẽ là chương đớn đau nhất của người đàn bà với tình yêu không được phép. Phượng đã không đổi thay gì được đời mình sau khi lấy chồng, kể cả sau khi anh trai đã chết. Chị phải vin vào một lời nguyền bởi không biết phải tránh trớ ra sao: "Định mệnh cuối cùng đã hoàn tất lời nguyền hay lời nguyền dẫn dắt định mệnh?". Nhưng Phượng vẫn không đi xa nổi con đường tàu mà từ đó anh trai đã ra đi, cho dù tất cả đã vuột qua, kể cả đời người: "Cứ nhắm mắt, con tàu lại rúc từng hồi còi dài và tôi thấy mình đứng cạnh đường rầy, hai bên bờ giờ trắng bạc cỏ lau".
 
Âm hưởng của tiểu thuyết là cái gì đó rất đau, một nỗi đau xưa cũ, lẩn khuất trong những con người của một thời chưa qua: cái đẹp bạc mệnh, lung linh giúp cho tâm linh con người không biến mất. "Nó không kiếm ra cách nào khác hơn là dùng chính thân xác mình để đương đầu với cái chết và mất mát tận cùng. Ngớp lên những tiếng thở, hét ra những tiếng kêu, oằn lên những vùng thịt, tống ra máu me sâu thẳm, tất cả phải chăng là để thay tiếng khóc đã không thể bật ra trước quan tài?". Hành động của đứa con gái thế hệ thứ tư trước cái chết của mẹ nuôi hình như khiến Miên rút ra được điều gì đó cho chính mình: "Phải chăng sau khi chạm đến đáy sâu của cô đơn và thất lạc, con người mới có khả năng trồi lên, hòa nhập lại cuộc đời, cho dù không còn là chính mình ngày trước?”.
Điều đáng nói sau cùng về tập sách: đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
Ngô Thị Kim Cúc
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 121)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 7655)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 446)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 649)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 10755)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1028)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
19 Tháng Giêng 20256:06 CH(Xem: 1707)
Truyện Khuất Đẩu, dù là truyện ngắn hay truyện vừa, mở ra trong tâm tư người đọc nhiều liên tưởng bát ngát;
24 Tháng Mười Hai 20245:29 CH(Xem: 886)
Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ.
17 Tháng Mười Hai 20243:57 CH(Xem: 859)
Kim Lân chính là một kiểu tồn tại trong cái giới nhà văn kỳ lạ thời nay./.
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 1376)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 34413)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 31349)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13142)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20778)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10124)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 334)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16145)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6237)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3199)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3543)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20678)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9628)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10981)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9741)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13350)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32801)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22069)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27546)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24921)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23831)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21911)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19511)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20872)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18300)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17230)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27017)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34220)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36154)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,