Tính Lưỡng Cực trong thơ Hồ Minh Tâm

17 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 5568)
Tính Lưỡng Cực trong thơ Hồ Minh Tâm

 

Trong ghi nhận của tôi, thời gian qua, sinh hoạt thi ca của chúng ta có những nỗ lực đáng kể về phương diện hình thức. Những nỗ lực đó, dù được gọi với chỉ danh nào thì, sự kiện này cũng đã được văn chương ây phương thử nghiệm từ nhiều chục năm trước… Dẫu vậy, với cá nhân tôi, chúng vẫn là điều đáng cho ta hân hoan, đón nhận. Nhất là khi chúng đã và, đang trở thành phong trào, như một cơ hội cho những người làm thơ muốn được sớm định hình mình.

hominhtam_01_-content
Nhà thơ Hồ Minh Tâm (Hình Nguyễn Hữu Hồng Minh)

Những phong trào đổi mới hình thức cho thơ Việt Nam hôm nay, (dù người làm thơ ý thức hay không), theo tôi, chúng có một mẫu số chung. Đó là: Nỗ lực trả lại tính khách quan cho sự vật. Nhưng, vẫn theo tôi, khi khách thể (object) được xiển dương như thể đó là tất cả lý do hình thành và, tồn tại của một bài thơ thì, chủ thể (subject) phải mờ nhạt hoặc, biến mất.

Tôi muốn nói, khi một người làm thơ quá tập chú vào việc trả lại tính khách quan tối đa cho sự vật thì, sự triệt tiêu hoàn toàn chủ thể, sẽ khiến bài thơ thiếu (nếu không muốn nói là không còn) cá tính. Trường hợp này một khi xẩy ra, nhiều phần chúng ta sẽ có nhiều bài thơ, như những tấm hình cùng chụp một phong cảnh, ở những góc độ, thời tiết khác nhau. Dù biên độ của mỗi bức hình có xê xích nhau đôi chút, nhưng khi bài thơ không còn cá tính (sự hiện diện của chủ thể) thì, nếu không ghi tên tác giả ở đầu hay cuối bài thơ, người đọc bình thường sẽ khó phân biệt được tác giả này, với tác giả khác..

Dõi theo lộ trình thi ca của Hồ Minh Tâm từ nhiều năm qua, theo tôi, đó là một tiếng thơ nghiệt ngã với chính mình. Họ Hồ luôn đau đáu tìm cho ông lối đi giữa khu rừng ngôn ngữ Việt vốn rậm rạp. Phong phú. Phức tạp. Vì nghiệt ngã với chính mình, nên số lượng thơ Hồ Minh Tâm được ông cho phổ biến, dường không nhiều lắm(?) Ở nơi số lượng thơ không nhiều lắm kia, người đọc lại phải đương đầu với tính chất phức-tạp-tự-thân (chí ít cũng ở phương diện hình thức) của Hồ Minh Tâm 

Ông có nhiều sáng tác cho thấy xu hướng trả lại tính khách quan cho sự vật. Thí dụ, ngay đoạn mở đầu bài “Nếp gấp” ông viết:

“của ngày
của năm
của vườn hoa đang mùa chim/bướm
của màu vàng màu đỏ
của một điếu văn dài
của hai bờ máu và nước
của những con đường cũ rách tên
của mặt tượng
của bạt ngàn lưng áo
của những vòng ôm nát vụn
của họng súng tự dí vào mang tai mình
(của cả cái súng gãy từ tháng trước…)
của những cánh tay chới với
của bàn tay…rồi của đầu mút ngón
chìm dần…”

Ở bài thơ “ Half and half” ông viết:

“...qua cầu công lý hắn bắt đầu bài thơ
chị đĩ cho không một cái búng tay & một chúm chím cười thơm lựng
sài gòn mông má lung linh nhóa mắt
sau lưng là một thành phố khác
nhưng rồi cũng phải quay về
cũng phải quay về
nghĩ thế
hắn trở về
góc ban-công cũ
hai bức tường vôi một ghế bố
ngồi ngắm trời xa thở ra thở vào
& sống…”

Ở đoạn thơ này (như nhiều đoạn thơ khác), Hồ Minh Tâm cũng dùng tới những nhân xưng đại danh tự ngôi thứ ba (hắn), hoặc ngôi thứ nhất (tôi). Nhưng dù nhân vật ở ngôi thứ mấy thì, nhân vật đó, vẫn chỉ như một nhân chứng khách quan, cho sự vật khách quan mà thôi. Nhân chứng làm mỗi công việc rất bản năng (thụ động) là:

“ngồi ngắm trời xa thở ra thở vào
& sống…”

Tuy nhiên, xen kẽ với những thước phim…“lạnh, câm” kể trên, người đọc cũng gặp được những xao-xuyến-chảy-máu trong nhiều đoạn thơ khác của ông. Như:

“…khuya thế này
chúa cũng phải ngủ thôi
trên nóc cao ngập ngừng ngã tư
ngã nào cũng cụt
tôi đi
dài con đường cũ
nơ ron tù tìm cách vượt thoát đường biên
mịt mùng cầu nguyện
đôi bàn tay buông giọt
a men…”

(trích “ Chừng thôi vớt vát mai kia”)

hominhtam-content

Khi Hồ Minh Tâm viết “khuya thế này / chúa cũng phải ngủ thôi” thì đó là giả định! Là kết luận chủ thể gán cho khách thể. Cũng như hai câu “đôi bàn tay buông giọt / a men…” tác giả hiện thực hóa hai chữ trừu tượng “a men” bằng hình ảnh “giọt”. Giọt kinh? Giọt buồn? Giọt cầu xin? Câu trả lời thuộc về tác giả. Cá nhân, tôi rất thích từ “giọt” trong ngữ cảnh của đoạn thơ. (Người đọc có thể phát hiện thêm nhiều từ ngữ tương tự, mới mẻ như chữ “giọt” trong thơ Hồ Minh Tâm). Cũng vậy, bên cạnh những bài thơ cho thấy rõ xu hướng muốn trả khách quan lại cho sự vật thì, Hồ Minh Tâm cũng có những bài thơ, tự thân có được cho nó, cá tính. Như một thứ ID / Thẻ nhận dạng. Nhận dạng thơ Hồ Minh Tâm:

“…Ngày hôm qua
cuối ngày đông
em trút hết lòng ra tắm gội
băng rồi sẽ tan thành nước
nước rồi sẽ hoà theo khí trời
để rồi hoá thành giọt ban mai – trên một khóm ban mai - thạch thảo
nỗi buồn đau dẫu có kết thành băng
em đừng vội xem lòng mình đã thôi nồng nàn nắng mới
ngày hôm nay
đầu xuân
nụ mầm em nâng
ngày lại ngày
cần hơi ấm từ bàn tay em, từ lòng em lan toả
bão giông, lốc xoáy
có thể một lần làm em gục ngã
nhưng chẳng thể làm tắt em
lửa lòng
bởi sự sống nụ mầm
cần em - một mái nhà
cần em - bếp - lửa
là Mẹ
sẽ là Mẹ…”

(Trích “Em, một dấu chấm giữa đời”)

Hoặc nữa:

“…số phận là gì thế em
khi phía trước chằng chịt những lối, những đường
chằng chịt vân tay - đêm em thường vịn vào cho lý do mất ngủ
nhưng tiếng thở dài không thể thay được gió
để thổi sạch lòng em những chiếc lá nâu
em
hãy đứng lên và bước về đây
để nghe cùng anh khúc mono từ cây guitar gỗ
chẳng biết những âm thanh ấy thốt lên từ đường vân tay
hay từ dây si, dây mí
từ đâu
thì cũng vậy

(trích “ Khúc mono cho em” )

Hay:

“ngày- như quan tòa độ lượng chất vấn không cần lời đáp
đêm –ngửa mặt thiên đường rỗng
chỉ tiếng thằn lằn và những đôi cánh lờn vờn
bay
trong từng xó xỉnh
từng dấu xếp đặt
từng khoảng trống đã từng là em…
có đường vân tay chết lặng
lối mòn không còn mòn hơn
ngày không còn lưng áo
vỉa hè cười mặn
quay đi
mình về thôi em
anh cần thêm chút nắng cho ngày cháy, và
thêm chút gió thưa cho đêm buốt
sang cầu lạnh
lỗ tai anh hai tay em cầm như mọi bữa
thời chó ngáp này muốn yêu phải bịt kín tai nhau
đường dài xác chết

vờ như vừa buột miệng: mình về đâu em?...”

(Trích “Hương cũ mình về đâu em”)

Tuy nhiên, điều tôi vẫn muốn nhấn mạnh ở đây: Thơ Hồ Minh Tâm là một cõi thơ khó…vào. Nhưng, một khi đã vào được, bạn cũng sẽ rất khó…ra! Đó là một tiếng thơ lưỡng cực. Nó dư khả năng xua đuổi người đọc! Mặt khác, nó cũng thừa ma lực trì, níu tâm trí bạn. Nó lạ lùng ở chỗ bạn sẽ không thấy bạn “bình thường” (hằng ngày) trong thơ Hồ Minh Tâm. Nhưng bạn lại thấy bạn “bất thường” (rất đỗi nhiều khi)

trong thơ Hồ Minh Tâm. Nếu cần phải nói thêm một điều gì khác về thơ Hồ Minh Tâm, thưa bạn, tôi xin có lời khuyên rằng: “Bạn không nên đọc thơ Hồ Minh Tâm, khi có việc khác để làm. Bạn chỉ nên đọc thơ Hồ Minh Tâm, khi “quởn” (cực kỳ “quởn.”) Tựa ngày và đêm chỉ là một sợi giây thời gian đốn mạt. Lọc lừa. Khốn quẫn.

Tính lưỡng cực trong thơ Hồ Minh Tâm, với tôi, chính là chìa khóa mở vào cõi thơ đặc thù Hồ Minh Tâm vậy.

Du Tử Lê,

(Garden Grove June-2013)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7927)
Trần Anh Hùng sinh ngày 23 tháng 12 năm 1962, tại Mỹ Tho (một số nguồn ghi là tại Đà Nẵng), Việt Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Trần Anh Hùng đi sang Lào, sau đó di cư đến Pháp
13 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6063)
Tôi thích lắm, trang thơ Phan Tấn Hải, ở quê người. Những trang thơ, những con đường mây trắng. Con đường thi ca họ Phan, tự thân tựa những hạt nước trong một sát na, chứa cả biển khơi. Chứa cả thế giới:
07 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7977)
Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc nếu như được lựa chọn những bối cảnh không gian, thời gian một cách cụ thể thì âm nhạc, như những viên đạn vô hình, có khả năng bắn phá cõi lòng chúng ta.
02 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6453)
họa sĩ Nguyễn Việt Hùng được biết đến từ những ngày đầu qua loạt tranh “Coastal Sensation” (Cảm Tính Ven Biển) vào những năm 2006-201
31 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6060)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
29 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5732)
Những ngày cuối cùng của năm 2014, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi xuất bản và phát hành tập thơ "Thắp lên miền nhớ" của Trầm Thụy Du
27 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 8241)
Khi được gặp Nguyễn Đức Phú Thọ, lời nói đầu tiên của tôi, sẽ là cảm ơn anh, đã cho tôi nghe những tình ca, điều tai tôi đang thiế
18 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5932)
Nếu được hỏi, chọn nhà văn nào sau biến cố tháng 4-1975, dùng văn chương để xiển dương sự sống một cách nồng nhiệt nhất? - Tôi sẽ không ngập ngừng, chọn Nam Dao, làm một trong số những nhà văn đó.
16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5203)
Tiếng thơ Lê Nguyên Tịnh xuất hiện trên văn đàn hải ngoại chỉ vài năm gần đây. Nhưng định mệnh đã mỉm cười với ông, ngay tự những dòng thơ đầ
13 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5471)
Theo ghi nhận của nhiều người thì cõi giới thơ cũng như văn của Trần Yên Hòa, luôn là những cảnh đời thực, tựa những trang nhật ký của đời ông
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24510)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,