Từ “Khúc đêm”, đến cõi-giới thơ Đa Mi

26 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 6584)
Từ “Khúc đêm”, đến cõi-giới thơ Đa Mi

dutule.com
(ngày 25 tháng 7-2013): Trang nhà dutule.com vừa đăng tải một bài thơ mới của Đa Mi / Lê Đình Thắng. Bài thơ của họ Lê một lần thêm, dấy động trong tôi vấn nạn “cách tân” hay làm mới thi ca, ngày càng trở thành một thôi thúc ngấm ngầm nhưng nôn nóng (một cách nghiệt ngã), trong khao khát (đôi khi mù lòa) của những người làm thơ cũ, cũng như mới hôm nay. Có người đi tìm sự …“cách tân” qua những hình thức, tưởng như…mới mẻ! Sự thực, đã lâu, chúng không còn tồn tại ở những quảng trường thi ca thế giới; vì chúng không có giá trị thực hữu. Chúng chỉ là phong trào (mode) mà thôi. Có người đi tìm sự “cách tân” (nhất là một số không nhỏ, giới làm thơ trẻ), bằng cách lao mình vào những cuộc tìm kiếm hình ảnh, ý tưởng sần sượng, vượt xa biên độ thi ca - - Vì cho rằng, như vậy là làm mới, là… “cách tân”! Mặc dù ở phạm trù thi ca, những từ, những hình ảnh đó, chỉ cho thấy lối bày hàng, những rao bán những con chữ phản cảm, dị dạng, PR…

ledinhthang-content
Nhà thơ Đa Mi

Tuy nhiên, song song với những hoang tưởng tội nghiệp kia, chúng ta cũng có những người làm thơ trẻ lắng xuống được tới dộ sâu tâm cảm, với những tư duy có đường truyền máu huyết đời thường. Nhưng không vì thế mà thơ họ không mới. Không cách tân. 

Một trong những người làm thơ trẻ đó là Đa Mi / Lê Đình Thắng, với bài thơ tiêu biểu, “Khúc đêm”.

Trong ghi nhận của riêng tôi thì, trên lộ tình thi ca (cũng như văn xuôi), Đa Mi luôn lưu lại nhiều phản ảnh cá tính; nhiều dấu vết đời thường, giữa chập trùng bóng đêm và, cô quạnh bất phân ly. Tựa đó là hai mặt của đồng tiền định mệnh họ Lê, sau mấy chục năm nổi, chìm qua nhiều giai đoạn thăng, trầm đất nước và, khủng hoảng, bế tắc văn chương.

Đa Mi với qua “Khúc đêm”, một bài thơ mà tôi cho là một khác biệt lớn, không chỉ với những người trẻ làm thơ cùng thời mà, còn là một khác biệt với chính cõi giới thơ của Đa Mi / nữa.

Trước nhất, “Khúc đêm” của Đa Mi là một bài thơ kiệm chữ / đa nghĩa. Bài thơ có 11 phân khúc. Tám phân khúc chỉ có tối đa 3 dòng. Số chữ cộng chung, nhiều nhất 15 chữ. Ba phân khúc còn lại, chỉ có 2 dòng và cũng nhiều nhất, 10 chữ, tính chung cho cả 2 dòng đó.

Mười một phân khúc này được họ Lê chia thành 2 đoạn, y cứ trên 2 khoảng thời gian, tiếp cận nhau nhưng, tự thân, chúng lại độc lập và, tách lìa, tựa 2 tâm cảnh (như hai vật) đặt cạnh nhau, cho người đọc một tâm cảnh thứ ba (tâm cảnh khác – Hình ảnh một vật khác)
Mở đầu đoạn thứ nhất của “Khúc đêm là màu đen đặm đặc (solid):

“Đêm rồi
đêm tôi đen”


Ngữ cảnh “đen” đậm đặc dẫn tới phản xạ tự nhiên là nhu cầu xua tan bóng đêm. Nhưng nhu cầu xua tan bóng đêm, với tác giả, không chỉ chút ánh sáng mà là nhu cầu an ủi, vỗ về:

“thắp một niềm ấm nóng.”


Ở lãnh vực kỹ thuật thơ, với tôi, đó là liên tưởng bậc một hay, liên tưởng gần.
Đa Mi đã cố ý (hoặc vô tình?) khai thác kỹ thuật liên tưởng bậc một trong thơ của mình, ở tất cả những khúc thơ còn lại. Như:

“Đêm rồi
đêm tôi im”


Hiểu theo một nghĩa nào khác thì, im lặng, không hề luôn mang ý nghĩa tắt tiếng hoặc bật âm mà, nó có nhu cầu (phản xạ) cần một nơi chốn để gửi “lời” (mặt bên kia của “im”.) Do đấy, câu kế tiếp của khúc thứ hai này là:
“lời chui vào hương mỏng” (1)
Họ Lê cho thấy, ông rất nhuần nhuyễn với kỹ thuật liên tưởng bậc một, trong tất cả những phân khúc còn lại.
Cũng vậy, khi Đa Mi viết “Đêm rồi / đêm tôi run” - - Sự run rẩy vì lạnh, dẫn tới liên tưởng gió, bão, nên câu kế tiếp là “tám phương trời hú lộng” v.v…
Nếu phải đi tìm nội hàm tức, đúc kết mọi ý tưởng, hình ảnh…của đoạn thơ này thì đó là:

“Đêm này
Đêm tôi trôi…”

.
Bước qua đoạn thứ hai của “Khúc đêm”, Đa Mi / Lê Đình Thắng chọn “Buổi tối” làm “thi nhãn” cho phần thơ còn lại. Tuy là hai khoảnh khắc thời gian tiếp cận nhau, nhưng như đã nói, tự thân, chúng độc lập và, tách lìa, tựa 2 tâm cảnh đặt cạnh nhau, cho người đọc một tâm cảnh thứ ba.
Phân khúc mở đầu tác giả viết:

“Buổi tối tôi ra đường
Màu âm như triêu mộ (2)
Xe đi như đòi tang”


Câu thơ thứ ba của phân khúc này theo tôi là một trong những câu thơ rất mới. Đẹp tới nao lòng của Đa Mi trong “Khúc đêm”
Trung thành với chủ tâm khai thác liên tưởng bậc nhất, đọc tiếp, ta thấy những liên tưởng rất gần, rất trực tiếp như:
“Em hà hơi tôi gió” – danh từ “gió” dẫn tới liên tưởng hình ảnh “mưa” ở câu kế tác giả viết: “mưa cũng bày trò chơi”. Hoặc tính từ “đỏ” dẫn tới nhiều liên tưởng khác, trong đó có hình ảnh“máu”:

Ngọn đèn treo khé đỏ
tôi âm tường máu ai” v.v…

Đoạn thứ hai, kết thúc bằng hai câu thơ:

“Buổi tối tôi ra đường
những mặt câm như lá.”


“Những mặt câm như lá” trong “Khúc đêm” của Đa Mi / Lê Đình Thắng, không chỉ là một câu thơ mang tính ẩn dụ mới mẻ mà, còn là một câu thơ cho thấy họ Lê đã đạt tới mức cao của nỗ lực cách tân thi ca qua ngôn ngữ và hình ảnh.
Nói cách khác, đó chính là một hình thái của sự cách tân đúng nghĩa và, đáng kể của Đa Mi / Lê Đình Thắng. Họ Lê không cần phải lùng xục những hình thức đã lỗi thời hoặc những con chữ dị dạng để bày hàng, PR vậy.

Du Tử Lê,
(Garden Grove, July 2013)
--------------------
Chú thích (của người viết):
(1) Nếu có một từ nào thiếu thi tính trong bài “Khúc đêm” của Đa Mi, theo tôi, là động từ “chui” đi trước cụm từ “…vào hương mỏng” ở câu thứ ba này.

(2) “Triêu mộ” chữ thuần Hán, có nghĩa buổi sáng-buổi tối (nói chung). Hai từ này được Lý Bạch sử dụng trong bài thơ nổi tiếng “Tương tiến tửu” của ông:
“Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai / Bôn lưu đáo hải bất phục hồi / Hựu bất kiến cao đường minh kính bi bạch phát / Triêu như thanh ti mộ như tuyết…”
Bài thơ được nhiều tên tuổi lớn của chúng ta, dịch tiếng Việt như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Vũ Hoàng Chương, Tchya… Nhưng, thời trung học, học sinh miền Nam, được học bản dịch của một dịch giả Khuyết Danh, dịch theo thể Hát Nói:

 “Biết chăng ai: / Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời / tuôn
 đến bể khôn vời lại được / Biết chăng nữa: / Đài gương mái tóc bạc /
 sớm như tơ mà tối đã như sương”

 (Theo Wikipedia – Tiếng Việt)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Bảy 20225:10 CH(Xem: 1871)
Những tài năng lớn, người ta viết như đùa. Như một hơi thở. Ở họ, sự giản dị, dung dị đến dị thường. Và, sự tầm thường đến lạ thường.
22 Tháng Năm 202212:37 CH(Xem: 2335)
Cung Tích Biền là một biệt lệ. Càng bước gần tuổi tám mươi, bút lực của ông càng sung mãn
30 Tháng Tư 202210:43 SA(Xem: 2380)
Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.
17 Tháng Ba 202210:26 SA(Xem: 2135)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi không xa lạ trên văn đàn miền Nam từ những năm 1960.
27 Tháng Hai 20224:27 CH(Xem: 2946)
Sau này qua Mỹ, theo dò tin tức bạn bè, đồng môn, biết Trần Lư Nguyên Khanh chính là nhà báo, nhà văn Vương Trùng Dương
11 Tháng Hai 20229:44 SA(Xem: 2054)
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, từ Huế, gửi cho chúng tôi những bài thơ sau đây. Chị là một nhà thơ hiếm hoi ngay từ khi xuất hiện đã xác định cho mình lối đi riêng.
27 Tháng Giêng 202210:12 SA(Xem: 2955)
Thơ Đinh Thị Như Thúy là cái nhìn vừa tỉnh táo vừa say mê đối với hiện thực.
15 Tháng Giêng 20229:24 SA(Xem: 2868)
Không biết nên gọi Không Đứng Mãi Trong Tranh của Lê Chiều Giang là gì cho đúng?
19 Tháng Mười Hai 20213:25 CH(Xem: 2684)
Lê Đình Tiến đã chọn thơ lục bát. Tôi nghĩ, nếu anh chọn một hình thức khác, anh có thể không hiện ra như anh đã hiện ra đầy ấn tượng.
15 Tháng Mười Hai 20212:55 CH(Xem: 2864)
Ngô Tự Lập sinh tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học hàng hải (Liên Xô, 1986), ông từng là thuyền trưởng Hải quân trước khi trở thành nhà văn.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,