Hải đăng nào có trong thơ Trương Xuân Thiên?

30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6601)
Hải đăng nào có trong thơ Trương Xuân Thiên?

 

 (Tiếp theo và hết).

Trên đây, khi trích dẫn một số câu thơ của Trương Xuân Thiên trong thi phẩm “Ảo Hồ Ly”, tôi chỉ muốn nêu bật nhiều khía cạnh đáng chú ý của cõi-giới thi ca Trương. Thí dụ nỗ lực làm sống lại những con chữ đã chết và, cho nó một ngữ-cảnh khác; hoặc hương vị thiền trong thơ Trương.

Thực ra, ngay ở những câu thơ trích dẫn ấy, tự thân chúng cũng đã thấp thoáng ít, nhiều tính chất siêu thực rồi.

Đúng hơn, sự thấp thoáng ít, nhiều tính chất siêu thực trong lục bát, không chỉ có với thơ Trương Xuân Thiên mà, tôi cũng thấy ở nhiều tác giả trẻ khác, nữa.

Nhưng, tính đến hôm nay, như sự hiểu biết giới hạn của tôi thì, dường chỉ một Trương Xuân Thiên chủ tâm đánh luống, khơi dòng cho siêu-thực-lục-bát(?) Nói cách khác, theo tôi, lục bát của Trương được ngọn hải-đăng-siêu-thực dẫn đường cho mọi lênh đênh tìm về của thể Sáu Tám, vốn đẫm đẫm tâm cảnh và, cảm thức lạc lõng, bấp bênh của tuổi trẻ đương thời, trước những vấn nạn lớn lao, muôn đời của kiếp nhân sinh.

Nếu phạm trù đời sống của chúng ta ngày càng mở rộng, nở lớn về nhiều hướng, nhiều khía cạnh phức tạp; với những tiến bộ kỹ thuật gia tăng ở vận tốc âm thanh và, ngôi vị độc bá, thượng tôn thực dụng là… “chân lý” sinh tồn của nhân loại hôm nay thì, những câu hỏi mang tính triết lý, như: Tử / sinh; thực / hư; người / thú; được / mất, hợp / tan; hạnh phúc / khổ đau…càng là những nhức-nhối-xuất-huyết trong tâm hồn của những người trẻ làm thơ hôm nay. Họ phải đối đầu cùng một lúc trước thực tế khốc liệt (cơm, áo, gạo, tiền) và lãng mạn, mơ mộng (thuộc tính của con người); để chí ít, khi lui về cõi riêng, trong căn hầm ẩn mật sóng sánh niềm vui và tuyệt vọng, họ vẫn còn có những dấu vết nhận dạng chính mình, để thấy, dù sao họ cũng không chỉ là một con số, trong con số tỷ tỷ nhân quần!!!

Với tôi, những vấn nạn vừa kể, tuồng luôn chấp chới trong dòng lục-bát-siêu-thực của Trương Xuân Thiên, khởi tự vô thức lầm than của một con người săm soi chiếc bóng mình.

Vẫn với tôi, siêu thực, khi đó chỉ là mặt khác của hiện thực biến dạng. Một hiện thực buồn bã được che khuất bởi nụ cười, tuy hàm tiếu mà, đã chĩu nặng biết bao, tự trào!?!.

Sau đây là một số lục bát siêu thực trích từ thi phẩm “Ảo hồ ly” của Trương. (1)

Xin quý vị và, các bạn đón nhận chúng, như đón nhận một điều gì không thể hiện thực hơn, ở mặt bên kia của cực siêu thực:

“Nụ cười trước ngõ tử sinh
Bạc đầu con gió tụng kinh sân chùa
Niềm vui mặc áo vô thường
Mùa đông vừa chớm đoạn trường đêm nay”

(“Mùa đông, bài số # 3)

Và:

“Thèm nghe hoang vắng mọc mầm
Để thương những tiếng lặng câm úa tàn”

(“Hoang Vắng, bài số # 5)

Và:

“Đi vòng qua nẻo thủy chung
Đón con gió lạnh về cùng đa đoan”

(“Lời thề”, bài số # 6)

Và:

Gió hoang lang bạt kỳ hồ
Ngày kia viên tịch nấm mồ hư hao”

(“Hư hao”, bài số # 8)

Và:

“Đêm qua một khóm mây trời
Về ngang bến cũ đánh rơi tuổi buồn”

(“Tuổi buồn”, bài số # 8)

Và:

Đêm qua lời hứa băng hà
Một nhành gió bấc mù lòa chịu tang”

(“Băng hà”, bài số # 10)

Và:

“Ngày dài hơn cả kiếp sau

Một mình nhặt xác niềm đau tặng người”

(“Niềm Đau”, bài số #78)

Và:

“Mỗi ngày nhấp một tàn phai
Rót buồn vui lẫn vào chai rượu đời”

(“Rượu”, bài số # 82)

Và…Và…

Du Tử Lê

(Garden Grove, Oct. 30th 2014)

_________

 (1) Được biết: “Trương Xuân Thiên sinh năm 1979. Tốt nghiệp Cử nhân Tâm Lí học, họTrương hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Thơ đã in: Tư duy S (NXB Văn học 2005) Homosapiens – Người tinh khôn (NXB Văn học 2009). Từng tham dự: Chương trình nghệ thuật: Trình diễn thơ cá nhân Nguyệt thực (Bán đảo Hồ Thiền Quang 2010), Trình diễn thơ Tổ khúc Từ Điện Biên đến Thơ Trường Sa (Sân thơ Trẻ- Văn Miếu 2014) Trình diễn thơ Gia tài của mẹ (Ngày hội Sách và Văn hóa đọc, Văn Miếu 2014).”

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7643)
Năm 1970, khi còn ngồi ở giảng đường đại học Vạn Hạnh, Trần Thoại Nguyên đã có một bài thơ được chọn đăng trong tạp chí Tư Tưởng
27 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 5060)
Phạm Chu Sa có thơ đăng trên các báo văn nghệ Sài Gòn từ 1970, khi ông đang theo học Đại Học Vạn Hạnh
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 5288)
Truyện nào của ông, cũng là những tiếng kêu thảng thốt tới nghẹn ngào của một nhà văn nặng lòng với tổ quốc, đất nướ
28 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5957)
Làm thơ từ năm 2006, chưa tới mười năm, nhưng tiếng thơ họ Đỗ đã sớm cho thấy, từ lục bát tới tự do là những đường bay tách thoát được những ước lệ, sáo mòn...
23 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7275)
Một trong những nhạc sĩ sáng tác nhập được vào dòng chính, có Nguyễn Mạnh Cường.
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10804)
Đọc Nguyễn Vĩnh Tiến, nghe Nguyễn Vĩnh Tiến, ta dễ dàng trông thấy hồn thơ ngập tràn thành lũ, thành sông
27 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5081)
Chúng tôi xin trân trọng gửi bạn đọc, thân hữu, như một niềm vui không nhỏ, được giới thiệu thơ của Thi sĩ Vương Tân, sáng tác sau tháng 4-1975.
24 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5421)
Trần Dzạ Lữ là nhà thơ thành danh từ trước năm 1975 tại miền Nam. Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn chương uy tín tại Saigòn.
02 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 5628)
chúng tôi xin quý bạn đọc đón nhận những bài thơ mới nhất của ông - - Như đón nhận những bông hoa tâm tưởng viên thành của một nhà thơ, đã bước qua tuổi thất thập mà, sức sáng tạo vẫn sung mãn;
14 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 8106)
theo tôi, đóng góp của Châu Thụy cho sự chuyển mạch từ “Thư pháp”, sang Bút họa”, giống như ông đã cho nghệ thuật “viết chữ đẹp” này, một hình hài, một trái tim khác
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22489)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14031)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25525)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21747)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,