Lê Nguyên Tịnh, người góp lửa cho quảng trường thi ca Việt.

16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5203)
Lê Nguyên Tịnh, người góp lửa cho quảng trường thi ca Việt.

 

Tiếng thơ Lê Nguyên Tịnh xuất hiện trên văn đàn hải ngoại chỉ vài năm gần đây. Nhưng định mệnh đã mỉm cười với ông, ngay tự những dòng thơ đầu - - Cụ thể, thi phẩm “Thơ Quế Hương” của họ Lê, xuất bản năm 2010. Nói cách khác, văn giới đã chào đón ông, không chỉ như một làn gió mới mà, còn như một người góp lửa nơi quảng trường thi ca, sau nhiều năm thất lạc.


Những ngày qua, cũng với bìa, phụ bản của hai họa sĩ Đinh Cường và, Nguyễn Đình Thuần, họ Lê đã gửi vào cõi-giới thi ca Việt hải ngoại, thi phẩm thứ hai: “Dấu chân của gió”. 
“Dấu chân của gió” như một thực chứng thêm, cho chỗ đứng Lê Nguyên Tịnh: Một tiếng thơ xây dựng trên những khai đường mới mẻ của chữ - - Và, những chao chát tầng cao hình ảnh ưu, mị. 

Mỗi bài thơ, ở thi phẩm này, hiện ra như một thúc bách, cật lực đi tới; vượt qua những giới hạn bến, bờ tư duy, rung cảm mòn. Nhẵn. 

Những con chữ trong thơ Lê Nguyên Tịnh, đã không còn là những con chữ hiểu theo nghĩa chu toàn nghĩa vụ diễn đạt. Mà, chúng còn là những sinh vật có được cho chính chúng, những thao thức riêng. Cũng có thể ví, chúng như những hòn than cháy phỏng thịt-da-cảm-xúc.

Đánh giá cõi-giới thi ca Lê Nguyên Tịnh, ngay nơi những trang đầu trước khi bước vào thế giới “Dấu chân của gió”, nhà thơ Hoàng Ngọc Tuấn viết:
“…khi bắt đầu nghiệp viết, đa số nhà thơ mong muốn đạt được sự “định hình phong cách”. Đó không phải là một điều dở. Tuy nhiên, điều rất dở là sau khi đã “định hình” một phong cách nào đó, nhà thơ bám chắc lấy nó để ăn mòn suốt cả quãng đời còn lại. Một nhà thơ, như một nghệ sĩ sáng tạo đích thực, thì không phải là một người mãi mãi ăn bám vào một phong cách, dù đó là phong cách mà chính mình đã tạo ra. Nhưng trút bỏ một phong cách đã “định hình” để tiếp tục sáng tạo những phong cách khác lại là điều rất khó khăn. Khó khăn, vì quán tính của lối viết. Khó khăn hơn nữa, vì phải thực hiện một hành trình mới, từ đầu, và chưa biết mình sẽ đi về đâu. Vâng, rất khó khăn, nhưng đó chính là sự thử thách đối với ý chí sáng tạo.
“Nhà thơ Lê Nguyên Tịnh không sợ sự thử thách này. Tập thơ Dấu Chân Của Gió khác hẳn với những tập thơ trước của anh. Với Dấu Chân Của Gió, Lê Nguyên Tịnh dứt khoát bước vào một hành trình mới. Anh để lại sau lưng hàng trăm bài thơ mang dấu ấn “Lê Nguyên Tịnh”, trong đó, rất nhiều bài đã được các nhạc sĩ phổ thành ca khúc, được nhiều người hát, nghe, và nhớ. Với ý chí của một nghệ sĩ sáng tạo, Lê Nguyên Tịnh không chịu an vị. Anh tiếp tục lên đường. Trong hai năm qua, Lê Nguyên Tịnh đã không ngừng cho ra đời những bài thơ với phong cách mới. Hơn 100 bài thơ trải dài từ đầu năm 2011 đến nay, và trở thành tập thơ Dấu Chân Của gió…”

Phần cá nhân mình, trong “Vài lời cảm tạ”, Lê Nguyên Tịnh nói:
“Tôi bắt chước câu nói của Wayne W. Dyer: Không có con đường nào đến hạnh phúc, vì hạnh phúc chính là con đường. Không có con đường nào đến với thơ, vì thơ chính là con đường vô tận. Tôi là khách lữ trên con đường ấy. Đam mê và cô đơn. Dấu Chân Của Gió ra đời để kỷ niệm một chặng đường. Ngắm bầu trời lung linh những vì sao. Và bí mật của bóng tối.”

Tôi vẫn nghĩ, bóng tối chỉ là mặt khác của ánh sáng. Từ đó, tôi cũng tin, bạn đọc sẽ tìm thấy phần ánh sáng đâu đó nơi những “Dấu chân của gió” của Lê Nguyên Tịnh.

.

Dưới đây là mảng trời thơ Lê Nguyên Tịnh, như những bước đi tới quyết liệt về phía cái mới của thi ca Việt, hôm nay.

 

Thơ Tình 

Anh như con sâu
ăn hết lộc non
trên thế gian này
dù những chất độc
mùa xuân có thể
giết chết anh
 
như con chim
anh hót đến vỡ
lồng ngực
và chiếc gai nhọn
sẽ đâm thủng tim anh
 
anh đo bước
như con ốc sên
mỗi đêm từ
chỗ ẩn trú cô đơn
của anh
đến bầu trời
rực rỡ của em
 
là một tù nhân
anh ca hát
và hít hết không khí
của vũ trụ
vào hai phổi
vốn thiếu dưỡng khí
từ lâu
 
như một tín đồ
anh tôn thờ
tình yêu như
một vị thần

 

Tình Yêu 

Tình yêu như con ong mang
bụi phấn từ nhụy hoa
này sang nhụy hoa khác
những buổi trưa 
những đêm khuya dài ra
những vì sao sáng hơn
chờ đợi trên bầu trời đêm 
bí ẩn phong nhiêu huyền thoại
 
tình yêu làm cho những 
chiếc lá vàng biết đau
ta gọi đó là linh hồn
những kẻ cô đơn
mạch máu rạo rực
như rễ cây trong lòng đất
 
tình yêu nâng cánh chim
bay lên bầu trời mơ mộng
lửa ấm và thiêng liêng
trong mùa đông
chiếc đàn ghi-ta ngân lên
âm thanh kỳ diệu như trái tim
 
tình yêu làm cho hạt mầm 
chiến thắng sự chết
hai khoảng trống hòa hợp
giây phút hiện tại 
trở thành vĩnh cửu
 

New year’s resolutions 2015
Tặng Uyên Nguyên và Chim Hải 

Mang yếu tính của lửa
đốt cháy những nỗi bất an
 những nỗi buồn, những nỗi tuyệt vọng
như những nghi lễ 

mang bản năng của vị thần sáng tạo
để mỗi giây phút trong năm mới
chuyển hóa những nỗi chán chường
thành những buổi liên hoan của sự chết 

mang yếu tính của rượu
để mỗi giây phút lên men và say bất tận
như sự tự hủy thơ mộng 

mang yếu tính của thơ
để tiên tri về sự giải thoát cho thời gian
trong mỗi khoảnh khắc của đời sống 

luôn luôn chuẩn bị cái chết một cách khôn ngoan
bằng cách viết chúc thư thường trực cho sự chết.

 

Biển 

Tôi chuyển hóa trong biển
và biển cư ngụ thường trực trong bạn
biển là giấc mơ, là mật ước của tôi
chúng tôi giao thoa với nhau bằng những lá phổi của đêm 

tôi sinh ra trong nước
và nước lưu chuyển không ngừng trong bạn
nước là nguồn cội, là thân thể của tôi
chúng tôi là những con sóng của các thời 

tôi được cưu mang và trưởng thành trong đêm tối
đêm tối là chân dung của bạn
chúng tôi sáng tạo những ngôn từ
và khai mở những mật ngữ 

tôi thở, mơ mộng, sống, chết và phục hoạt
trong biển, nước và đêm tối
chúng tôi là những khuôn mặt của thời hiện tại
vô hình và linh hoạt

06/01/2015

 

Gối đầu lên thời gian để bay 

Ra đi như một cánh mây
 trở về như một dòng sông
tôi gối đầu lên tháng giêng
và mang đôi cánh của gió để bay xa
đến nơi nguồn cội của ý tưởng
tôi phong tước vị hiệp sĩ cho những con đường buổi sáng này
tôi phong vương cho cánh bướm
sáng tạo hoàng triều trên những đóa hoa 

tôi ra đi như một con thuyền
trở về như những con sóng siêu thực
tôi đặt tên cho những khoảnh khắc này
là hoàng-hậu-thời-gian 
tôi ra đi như một kẻ lưu vong

trở về như đứa con hoang đàngmình đầy những vết-thương-linh-thánh-cô-đơn

8/1/2015

Lê Nguyên Tịnh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 1652)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 1922)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 1814)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 1717)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 1652)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 1280)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 1925)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 1978)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 2750)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
26 Tháng Tám 202211:21 SA(Xem: 1919)
Không có nếp không có nghĩa là không gấp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,