Lan Cao, một cây bút Việt vào được dòng chính văn chương Hoa Kỳ.

31 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6039)
Lan Cao, một cây bút Việt vào được dòng chính văn chương Hoa Kỳ.

 

Nếu không kể những người trẻ, cầm bút sau biến cố tháng 4-1975, viết văn, làm thơ không phải bằng tiếng mẹ đẻ mà, bằng các ngoại ngữ ngoại ngữ phổ cập như tiếng Mỹ, tiếng Pháp hay, tiếng Đức…, rồi mượn tên nhà xuất bản ngoại quốc nào đó, để xuất bản giúp tác phẩm của mình; thì Lan Cao là một trong số những nhà văn gốc Việt, nghiêm trang, chính danh, bước vào được dòng chính của văn chương vào Hoa Kỳ.

Ngay tự tác phẩm đầu tay “Monkey Bridge -Cầu khỉ” được một nhà xuất bản lớn của Hoa Kỳ chọn xuất bản năm 1997, tác phẩm của Lan Cao đã được giới phê bình văn chương Hoa Kỳ đón nhận như một thành tựu tốt đẹp của một cây bút ngoại quốc, gốc Việt.

Nhưng phải đợi tới cuốn tiểu thuyết thứ hai, tựa đề “The Lotus and the Storm – Hoa Sen trong bão tố”, do nhà xuất bản Viking xuất bản giữa năm 2014, thì văn tài của cô mới thực sự được văn giới Hoa Kỳ công nhận, như một trong những cây bút viết về chiến tranh Việt Nam, trung thực, cảm động, đầy tính nhân bản, vượt trên hận thù hoặc, thiên kiến chính trị, phe phái.

Mặc dù “The Lotus and the Storm – “Hoa Sen trong bão tố” được xếp vào loại tiểu thuyết, nhưng người đọc sẽ không khó lắm khi nhận ra, nó cũng là một dạng bán hồi ký (semi-autobiograpy) - - Vì nội dung “The Lotus and the Storm – Hoa Sen trong bão tố” cho thấy đó là truyện kể về một gia đình mà mỗi cá nhân thuộc về gia đình ấy, như những chiếc lá từ một gốc cây bị cuộc chiến khốc liệt ở phần đất miền nam Việt Nam, bứt lìa khỏi cành, khi Saigon, thủ đô miền Nam VN, đổi chủ vào những ngày cuối cùng của tháng 4-1975.

Họ như những chiếc lá bất lực trong bàn tay vò xé của định mệnh và, kết quả cuối cùng là mỗi thành viên đã mặc nhiên bị định mệnh ưu ái tặng cho một vết thương khôn lành…

Hai nhân vật chính của “The Lotus and the Storm – Hoa Sen trong bão tố”, một là cựu sĩ quan từng được trao tặng nhiều huân chương do những thành tích ông đạt được sau nhiều năm tháng vào sinh, ra tử…Nhưng hiện tại ông đang nằm chờ chết nơi căn nhà riêng của ông tại một thành phố thuộc ngoại ô thủ đô Hoa Kỳ. Và nhân vật chính thứ hai, tên Mai, con gái của người cựu sĩ quan từng hiến trọn của đời mình cho cuộc chiến chống trả nỗ lực thôn tính miền Nam của chế độ Cộng sản miền Bắc. Cô được mô tả lớn lên ở vùng Chợ Lớn, ngoại ô thành phố Saigon.

Tài kể chuyện của Lan Cao qua văn chương, dù đã được tác giả tiểu thuyết hóa phần nào những biến động, những bi kịch đời thường xoay quanh hai nhân vật chính kia, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được tính riêng tư, ngậm ngùi bi phẫn của những phận đời chìm, nổi trong chiến tranh đó. 

Tuy nhiên, những phận đời người lính, chờ chết và, người con đã bước vào tuổi trưởng thành ở xứ người…trong “The Lotus and the Storm – Hoa Sen trong bão tố”, không chỉ gói gọn trong bi kịch của một gia đình, hai thế hệ lưu vong mà, nó trở thành một bất hạnh hay một thương tích tâm thần chung cho những người cùng cảnh ngộ! Cho bất cứ một gia đình, có bất cứ một nguồn gốc nào, khi họ phải gánh chịu hậu quả chiến tranh - - Con quái vật nghìn tay của thời đại.

Không biết, có phải vì tính nhân quần, sự tật nguyền tâm lý của các nhân vật trong “The Lotus and the Storm – Hoa Sen trong bão tố” của Lan Cao đã vượt khỏi giới hạn của một biên cương, khu vực địa-chính- trị của một quốc gia hay không mà, tiểu thuyết của cô, đã được văn giới Hoa Kỳ, trao tặng những vòng nguyệt quế trân, quý - - Một điều dường như chưa xẩy đến cho bất cứ một tác giả Việt trẻ nào, cầm bút sau tháng 4-1975 như Lan Cao.

Theo ghi nhận trong một bài tường thuật của tổ chức VAALA hiện có trên Wikipedia-mở thì:

“…The Lotus and the Storm nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình cũng như các nhà văn. Ruth Ozeki, tác gỉa của cuốn A Tale for the Time Being, cuốn sách đoạt giải Book Prize của báo Los Angeles Times, viết về cuốn tiểu thuyết mới của Lan Cao như sau: ‘Một cuốn tiểu thuyết cảm động sâu sắc về những hậu quả đổ nát xảy ra với một cô gái trẻ, với gia đình và đất nước của cô. Với những chi tiết gợi cảm và ấn tượng, Lan Cao mang lại hình ảnh Sài Gòn xưa một cách sinh động qua con mắt của người kể chuyện, Mai, đi theo cô và cha cô đi nửa vòng trái đất, tới một vùng ngoại ô ở Virginia, nơi bốn mươi năm sau, nỗi đau của Mai lại bùng lên. Trong thế giới bị phân cách này, nơi những vết tích chiến tranh, những mối tình và những mất mát cũ tiếp tục kéo dài, The Lotus and the Storm là một minh chứng hùng hồn cho chân lý rằng quá khứ và hiện tại là một, không tách rời, không tránh khỏi được, kéo dài mãi mãi.’

“Khaled Hosseini, tác giả của The Kite Runner, cho biết: ‘The Lotus and the Storm là một phần trong câu chuyên dài của gia đình, một phần là câu chuyện của lứa tuổi mới lớn, một phần là chuyện tình, nhưng trên hết, nó là một bản cáo trạng cho sự tham dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam và những mất mát không thể kể hết cho nhiều thế hệ trong quá khứ và tương lai. Một cuốn sách hấp dẫn từ đầu cho đến cuối’.

“Bridget Thoreson điểm cuốn The Lotus and the Storm trong tạp chí Booklist như sau: ‘Tất cả những tác phẩm viết về cuộc chiến Việt Nam, rất ít là từ cái nhìn của người miền Nam Việt Nam, mà cuộc đời của chính họ chịu nhiều tan vỡ trong cuộc chiến. [Lan] Cao tìm cách điều chỉnh sự mất cân bằng này qua câu chuyện phức tạp của người cha và người con gái vượt thoát đến Hoa Kỳ, mãi mãi bị chịu sự ảnh hưởng của cuộc chiến và những hậu quả của nó. Cuốn tiểu thuyết, vốn được dựa vào một phần đời thật của chính tác gỉa, bao gồm nhiều biến cố lớn trong lịch sử như Tết Mậu Thân và cuộc di tản khỏi Việt Nam sau khi cộng sản chiếm Sài gòn. Nhưng cốt lõi của câu chuyện lại lấy gia đình làm trọng tâm, với cô con gái tên Mai và người cha tên Minh cố gắng bảo vệ lấy gia đình. […] Vang vọng và bi thương, The Lotus and the Storm là một thành quả tuyệt vời’.”
.

Theo ghi nhận của trang mạng Wikipedia-mở thì, Lan Caosinh năm 1961 tại Việt Nam. Đến Mỹ năm 13 tuổi, Lan Cao nhận bằng B.A. ngành khoa học chính trị tại trường Mount Holyoke College năm 1983, và bằng Tiến sĩ Luật (Juris Doctor) của trường đại học luật Yale.

Monkey Bridge của Lan Cao, xuất bản năm 1997, là cuốn tiểu thuyết kể về 1 người mẹ và cô con gái rời Việt Nam đểđến Mỹ. Được coi là ‘cuốn tiểu thuyết đầu tiên của 1 người Mỹ gốc Việt viết về chiến tranh và hệ lụy của nó.

“Hiện tại, bà là giáo sư dạy luật cho một trường đại học Luật khoa tại miền Nam California.
.

Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót cô, bước tới được quảng trường văn chương mang tính thế giới này.

Du Tử Lê
(Jan. 2015) 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 202311:02 SA(Xem: 1318)
Một chiều nào đó, tôi đến thăm TchyA trong một ngõ hẻm đường Huỳnh Quang Tiên.
01 Tháng Tám 20233:46 CH(Xem: 991)
Anh Việt Thu thuộc tuýp người tài hoa nhưng yểu mệnh. Ông mất năm 36 tuổi.
22 Tháng Bảy 20234:18 CH(Xem: 1045)
Điều đặc biệt ở Trúc Phương mà không ai có, chính là ông biết cách tỏa sáng của một ngọn đèn bão, trong phong ba chưa bao giờ lụi tắt./.
15 Tháng Bảy 202311:48 SA(Xem: 1618)
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc.
08 Tháng Bảy 202311:02 SA(Xem: 1222)
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc (NGTC) có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới.
29 Tháng Sáu 202311:31 SA(Xem: 1137)
Khu vườn sau nhà ông cũng là một tác phẩm nghệ thuật dùng cây cỏ thiên nhiên làm chất liệu không kém phần thú vị.
20 Tháng Sáu 20238:19 SA(Xem: 1943)
Trong văn học đương đại Việt Nam, Vĩnh Quyền là một hiện tượng văn học đặc biệt.
30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 1325)
Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 1491)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 1186)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21730)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,