LÊ NGỌC TRÁC - NGUYỄN ĐĂNG TRÌNH "Hành hương về phía nhớ"

04 Tháng Ba 201512:00 SA(Xem: 5811)
LÊ NGỌC TRÁC - NGUYỄN ĐĂNG TRÌNH "Hành hương về phía nhớ"

Trong thập niên 60, 70 của thế kỷ 20, ở miền Nam Việt Nam, số lượng tạp chí văn học chỉ đếm chưa đầy trên đầu ngón tay. Trong số các báo chuyên về văn học nghệ thuật ít ỏi ấy, có tạp chí Văn, Bách khoa, Văn học... là những tạp chí có giá trị văn học, đầy uy tín và thu hút đông đảo bạn đọc yêu văn chương. Không kể những tác giả đã thành danh, những cây bút trẻ, nếu được Văn, Văn học, Bách khoa... chọn đăng tác phẩm văn thơ, coi như là khởi đầu thành công trên con đường sáng tác.

nguyendangtrinh

Nhà thơ Nguyễn Đăng Trình

Vào năm 1969, Nguyễn Hữu Nhung - một học sinh ở Đức Phổ mới 15 tuổi còn đang học những năm đầu bậc trung học với bút danh Nguyễn Đăng Trình đã có tác phẩm thơ đầu tay được đăng trên tạp chí Văn - một tạp chí văn học nổi tiếng ở miền Nam. Bút danh Nguyễn Đăng Trình đã đứng cạnh các văn nghệ sĩ - những tên tuổi thành danh trên bầu trời thơ ca thời bấy giờ. Điều này chứng tỏ Nguyễn Đăng Trình là người có tài về thơ. Từ thời điểm ấy, cuộc đời Nguyễn Đăng Trình đã gắn bó với thơ ca và báo chí.

Đến những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, Nguyễn Đăng Trình là một trong những cột trụ điều hành và thực hiện tạp chí Thời Văn, một tạp chí văn học có giá trị. Thời Văn quy tụ những cây bút trong toàn quốc, kể cả những tác giả đã thành danh của miền Nam trước năm 1975. Và là điểm đến của những người trẻ tuổi yêu văn chương. (Tạp chí Thời Văn xuất bản được một thời gian sau vì nhiều lý do phải đình bản. Thật đáng tiếc!).

Nguyễn Đăng Trình sáng tác thơ rất nhiều. Đến hôm nay, Nguyễn Đăng Trình đã hoàn thành 5 tập thơ. Gồm: Một thời di trú, Nằm vắt tay lên trán và thương, Hành hương về xứ nhớ, Khi chia xa, Thơ tình cho cổ tích. (Có lẽ số lượng thi phẩm của Nguyễn Đăng Trình còn nhiều hơn nữa).

Qua thơ chúng ta được biết Nguyễn Đăng Trình viết nhiều về thơ tình tuổi học trò. Những bài thơ tình tự sự của anh, người đọc thấy lại một thời chưa xa của đời mình. Một thời hoa mộng, khói vàng tay ngồi đốt tương tư thảo, dõi mắt trông vời áo tiểu thư. "Một thời ta thương mà em đâu có hay". Để khi xa người, nghe gió nhớ thổi lạnh buốt hiên đời:

"...

Ta giấu trong ngăn ví đã bao ngày
Giờ đọc lại vẫn nguyên niềm da diết
Một quãng đời mộng mị thuở đôi mươi.

Tóc ai thơm lối về nghiêng mái lá
Chiền tan trường kim diệp rắc đầy vai
Áo trắng bay như bướm vờn cợt gió
Ta theo sau sợ tan mất dấu hài.

Xong mùa thi xa nhà đi lưu lạc
Xa thầy cô xa bạn xa giảng đường
Tạm biệt em ta bước vào canh bạc
Quên bài thơ quên cả thoáng yêu đương

Ngày ta về em đã là cô giáo
Là vợ người, là mẹ của hai con
Thân lành lặn mà vòm tim rớm máu
Ta gượng vui nhưng chẳng lẽ không buồn

Bài thơ cũ nhưng tình ta không cũ
Bởi ngày xưa em chưa đọc một lần
Ta không gửi nghĩa là ta muốn gửi
Nụ tầm xuân tím mãi với thời gian".

(Bài thơ: "Chưa trao ngày xa biệt")

 

Nguyễn Đăng Trình còn viết về quê nhà Quảng Ngãi, với nỗi nhớ da diết. Những người xa quê hương đều cảm thấy quặn lòng khi đọc những bài thơ của Nguyễn Đăng Trình viết về nỗi nhớ quê hương:

Lâu lắm tôi chưa về thăm Quảng Ngãi
Tuổi đôi mươi thoáng cái vụt xa xôi
Chuyện cơm áo tưởng chơi mà rắc rối
Nhớ quê nhà da diết cũng đành thôi

Vành mắt cha ngày hè hanh nắng quái
Dải quê nghèo đồi trọc rẫy cằn khô
Biển mùa giông bao mảnh đời chìm nổi
Rừng xác xơ trầm quế nuối trăng mơ

Cóng vàng môi tháng đông dầm mưa bão
Lúa chớm thì con gái bạc đầu xanh
Mẹ năm tháng cong oằn lưng tần tảo
Lũ em thơ xông áo nhẻm bùn tanh

Ngôi trường cũ nghe đâu giờ đã khác
Còn đó không hàng phượng với cây bàng
Khoảng trời nào trong veo chiều tan học
Vác con diều rong chạy khắp thôn trang

Bé ngày xưa sớm xa thời áo trắng
Vui hay buồn cái số lấy chồng xa
Nhớ em quá những mùa trăng Thiên Ấn
Xin giữ gìm tôi chút gió Sông Trà".

(Quảng Ngãi)

 

Quảng Ngãi là quê hương nguồn cội, là chốn thương miền nhớ của Nguyễn Đăng Trình. Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi bàng bạc đầy trong thơ anh. Tấm hồn của nhà thơ chúng ta luôn luôn "hành hương về phía nhớ", nơi có giòng sông Trà thân thương và mùa thu của một thời yêu thương.

"Với những đôi những lứa yêu nhau
Sông Trà mùa thu êm mềm dải lụa
Hai trái tim thơ mỗi trái nhón một đầu
Thanh thản trôi qua bốn mùa trăng Thiên Ấn
Tình xuôi theo nhanh chậm vẫn bền lâu

Với em dĩ nhiên cũng thế
Sông Trà mùa thu bổng trầm khúc gió
Rủ rê em về biển bỏ rơi nguồn
Đâu thèm biết phía sau con đò dọc
Có gã chài lọ mọ dưới trăng suông

Riêng với gã
Sông Trà mùa thu bén ngót lưỡi gươm
Xớt ngang lưng cuộc tình chưa kịp lớn
Gã xửng vửng ôm vết thương mười tám
Bỏ quê đi lâu lắm máu còn tươm

Và từ ấy
g sông Trà mùa thu khúc hư khúc thực
Khúc rất nên thơ khúc rất nỗi niềm
Giữa Sài Gòn khi ngồi tặc lưỡi
Có thể xa mà không thể quên!"

(Sông Trà mùa thu tôi)

 

Xa. Nhớ. Trở về. Nhà thơ của chúng ta dự cảm ngày về miền nhớ với những hoài niệm lãng mạn. Nguyễn Đăng Trình đã viết những câu thơ mang nỗi niềm thổn thức trong tim:

"Mai sau ta về
Đào bới dấu chân nhau
Lẫn trong cát sân trường thời mới lớn
Ngồi tưởng niệm tiếng đàn xưa lãng mạn
Nghe gió chiều thổi rạt trắng bờ lau".

(Khúc đau ngày về)

 

Đọc thơ Nguyễn Đăng Trình, chúng ta cảm nhận một điều rất rõ là anh sáng tác rất dễ dàng. Nguyễn Đăng Trình viết thơ như thở. Anh không làm dáng trong thơ, không triết lý bí hiểm. Những vần thơ anh viết ra như một lời tâm sự. Nguyễn Đăng Trình chinh phục người đọc bằng những câu thơ viết từ đáy lòng mình. Chính vì vậy , người đọc yêu thơ anh. Và, cảm nhận câu chuyện đời, chuyện tình một thời đáng yêu của mình trong thơ Nguyễn Đăng Trình.


Lê Ngọc Trác

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 202311:02 SA(Xem: 1336)
Một chiều nào đó, tôi đến thăm TchyA trong một ngõ hẻm đường Huỳnh Quang Tiên.
01 Tháng Tám 20233:46 CH(Xem: 1003)
Anh Việt Thu thuộc tuýp người tài hoa nhưng yểu mệnh. Ông mất năm 36 tuổi.
22 Tháng Bảy 20234:18 CH(Xem: 1055)
Điều đặc biệt ở Trúc Phương mà không ai có, chính là ông biết cách tỏa sáng của một ngọn đèn bão, trong phong ba chưa bao giờ lụi tắt./.
15 Tháng Bảy 202311:48 SA(Xem: 1640)
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc.
08 Tháng Bảy 202311:02 SA(Xem: 1236)
Bút danh Ninh Giang Thu Cúc (NGTC) có lẽ bạn đọc miền Nam từ năm đầu thập kỷ sáu mươi thế kỷ XX cũng đã từng biết tới.
29 Tháng Sáu 202311:31 SA(Xem: 1153)
Khu vườn sau nhà ông cũng là một tác phẩm nghệ thuật dùng cây cỏ thiên nhiên làm chất liệu không kém phần thú vị.
20 Tháng Sáu 20238:19 SA(Xem: 1952)
Trong văn học đương đại Việt Nam, Vĩnh Quyền là một hiện tượng văn học đặc biệt.
30 Tháng Tư 202311:23 SA(Xem: 1334)
Trần Hoàng Phố có những thi phẩm chứng tỏ câu thơ bảy tiếng được tác giả sử dụng rất thuần thục:
20 Tháng Tư 202310:00 SA(Xem: 1507)
Đinh Tiến Luyện là một trong số vài nhà văn miền Nam trước 1975 chuyên viết về tuổi mới lớn
10 Tháng Tư 20234:32 CH(Xem: 1193)
Anh không chạy theo cái lãng mạn, đèm đẹp, bóng bẩy, trau chuốt mà đưa vào đó ngồn ngộn chất vỉa hè, xù xì.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,