Trả lại chỗ đứng cho thơ Phượng Trương Đình.

17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6244)
Trả lại chỗ đứng cho thơ Phượng Trương Đình.

 

dutule.com (ngày 16-tháng 5-2015): Tôi vẫn quan niệm: Một bài thơ hay một sự nghiệp thi ca của một tác giả, cũng như mỗi đời người, đều bị chi phối một cách ngặt nghèo bởi định mệnh của chính bài thơ hay tác phẩm ấy. Nhưng càng ngày, tôi càng nghiệm thấy, ở thời kỳ, giai đoạn nào của sinh hoạt VHNT Việt Nam, cũng có những tác giả bị bỏ quên, bị gạt ra một cách bất công, khó hiểu!?!

Sinh thời, cố thi sĩ Nguyên Sa từng nói (cũng như đã viết xuống) rằng, đó là tinh thần “phe ta”. Tinh thần Lý trưởng, ấp xã, địa phương của những người nghĩ mình là một thứ “ngự sử văn đàn”. Rồi tự cho mình cái quyền “sinh sát”, “thưởng phạt” những tác giả nào không thuộc “đảng ta”, không cùng địa phương, không thần phục, không ca tụng ta như một thứ “giáo chủ muôn năm trường trị giang hồ”.

 Cái tâm địa hẹp hòi, tính địa phương, đố kị tài năng, mặc cảm thua sút là điều thường xẩy ra, rõ nhất trong lãnh vực phê bình, nhận định…

Tôi không phải và, sẽ không bao giờ là một nhà phê bình văn học, vì đó không phải là lãnh vực mình. Nó nằm ngoài khả năng giới hạn của tôi. Nhưng không vì thế mà không có những lúc tôi cảm thấy đáng tiếc, khi tình cờ biết được, có những người làm thơ trẻ, bị gạt ra bên lề sinh hoạt thi ca - - Mặc dù thơ họ, không chỉ một mà, nhiều bài, cho thấy rõ nỗ lực đổi mới không gian thơ, ngôn ngữ thơ. Nói một cách đơn giản, là họ đã có được cho thơ họ một… “cách nói khác”. Đó là điều căn bản, tôi nghĩ người đọc luôn tìm kiếm, chờ đợi nơi một nhà thơ.

Tôi cho rằng, với một nhà thơ đã có tên tuổi thì, việc nhắc tới họ hay không, không thành vấn đề. Nhưng với những người trẻ như dòng nước đang chảy tới, chúng ta rất nên dành cho họ một cơ hội…

.

Gần đây, tôi bị ám ảnh về trường hợp của một người làm thơ tên Phượng Trương Đình, ở VN. Tôi không hề quen biết, cũng chưa từng chuyện trò qua điện thoại với Trương! Cỉ nhớ cuối năm 2014, tháng 11, tôi nhận được một thư ngắn, cộng với trên dưới 10 bài thơ của Trương, gửi cho Website dutule.com.

Trong thư ngắn, Trương đã rất thẳng thắn khi cho biết những năm qua, nhiều lần gửi thơ của một số báo giấy, cũng như báo mạng mà, không được một tòa soạn nào chọn đăng…

Xúc động, trước sự tâm sự bất ngờ này, tôi bỏ thì giờ, đọc ngay, nhiều lần những bài thơ thứ nhất, nhận được từ Trương. Và, tôi cũng đã chọn giới thiệu một lần 4 trong số 10 bài thơ ấy. Cũng nhớ, tôi đã viết ngay vài dòng giới thiệu ngắn về tiếng thơ Phượng Trương Đình, với độc-giả-thân-hữu của web-sitedutule.com rằng, mời bạn-đọc-thânhữu: “…đón nhận những tia nắng bình minh, phía trước của tiếng thơ Phượng Trương Đình…”

Từ đó, ban biên tập web-site dutule.com luôn dành ưu tiên cho thơ Phượng Trương Đình, dù cho số thơ nhận được, chọn được quá nhiều. Rất nhiều bài vẫn còn nằm trong list chờ phổ biến…

Tuy nhiên, cách đây vài ngày, chúng tôi lại nhận được một thư khác của Trương, cho thấy sự thất vọng, chán nản tới cực độ về sự ngoảnh mặt, quay lưng của một vài tòa soạn báo giấy, báo mạng (những cơ quan văn nghệ có uy tín, theo Trương - - Nơi Trương chọn để gửi bài xin cộng tác).

Tôi hiểu, mỗi tòa soạn đếu có những tiêu chí riêng, dẫn tới việc đăng hay loại bỏ một sáng tác. Và, chỉ những người ở vị trí soạn thảo tiêu chí mới biết đó là những tiêu chí gì?

Tuy nhiên, dù với tiêu chí nào, thì tôi vẫn trộm nghĩ, cũng có một vài tiêu chí căn bản để lượng giá một sáng tác. Thí dụ kỹ thuật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh hay ý tưởng v.v…

Điều tôi ngạc nhiên, chú ý và thấy được là, chỉ trong một thời gian ngắn, tiếng thơ Phượng Trương Đình đã làm một cuộc hóa thân ngoạn mục. Thơ Trương Đìnhg như diều gặp gió: Bay bổng tới những vùng trời cao rộng hơn: Từ khả năng vận dụng chữ nghĩa ở khía cạnh Tu từ học ( Rhetoric) , qua tới những kỹ thuật mang tên Ẩn dụ (Metaphor), Hoán dụ (Metonymy), Biểu dụ (Synecdocher) hay Nghịch dụ (Irony)…

Tôi nghĩ, có thể Trương không nắm được tinh chất của những kỹ thuật thi ca vừa kể. Nhưng qua 15 bài thơ gần đây do Trương gửi (chưa phổ biến) tôi thấy những biểu hiện ấy, đã hiện ra rất rõ.

Hoàn toàn ngẫu nhiên (Random) bài đầu tiên trong loạt thơ mới này của Tương, tựa đề “ Vườn hoang” có 9 câu loại tự do biến thể, thì, gần như câu thơ nào của Trương cũng cho thấy khả năng sử dụng những từ ngữ cụ thể, đời thường, để tượng-hình-hóa những hình ảnh, ý tưởng trừu tượng:

“mảnh vườn lòng ta từ buổi em đi
teo tóp niềm vui
phì nộn nỗi buồn
chiều gầy rộc tiếng chim 
hoàng hôn lem màu vô vị
xác lá vàng vun nấm mồ tự kỷ

“mảnh vườn lòng ta từ buổi em đi
đêm ngập dồn lũ nhớ...
nhũn nhầy bão bơ vơ”.

 

 Bài kế tiếp, lục bát, tựa đề “Muốn”:

muốn về nằm giữa lòng mưa
nghe hương tuổi mộng như vừa khai men
muốn vùi nấm mộ bon chen
về
thương tay mẹ gầy
nhen bếp chiều!

 

Hoặc nữa, một bài thơ bốn chữ, tựa đề “Vô danh”:

“tìm người trên phố
chỉ thấy bụi đau
nắng ruồng rã nhớ
hoàng hôn vụn màu

“tìm người trên cỏ 
chỉ thấy tàn phai
dấu tay mùa cũ
cằn chai nếp buồn

gió tự ngàn năm
vẫn tên là gió
lời yêu vừa ngỏ
đã thành vô danh”

Cũng ngẫu nhiên (Random) thôi, tôi chọn mỗi thể loại thơ của Trương một bài khác nhau. Và đây là một trong những bài thơ tự do của Trương có được điều tôi đã nói là “cách nói khác” về tình yêu, bài “Tôi biết”:

Tôi biết
trời chiều nay đói màu xanh hơn chiều hôm trước...
tóc trên đầu cũng nói lời từ biệt nhiều hơn
giản đơn thô: tôi và em đã qua con dốc dỗi hờn
những giấc mơ thảm đỏ hoa hồng đã được tháng năm trường đời trao bằng tốt nghiệp!

“Tôi biết bàn tay em và tôi đã không còn là chỗ cho hân hoan gặp gỡ
mà đã biết dè sẻn chắt chiu ngày tháng sống mòn
dẫu rằng đồng hồ kia vẫn quay đủ một ngày 24 tiếng
cuốn lịch trên tường vẫn 365 lần bị người đời vò nát một năm
nhưng nụ cười trên vành môi không còn phụng sự cho cõi hồn thanh thản 
và những giọt lệ trên mi vị mặn đã giãy chết tự lâu rồi!

“Tôi biết
bây giờ số lượng ngôn từ người ta xả ra mỗi ngày nhiều hơn 
những kẻ làm thơ viết văn mọc lên gấp vạn lần loài nấm
nhưng tôi đố em tìm trong hằng hà bầy chữ ấy
có bao nhiêu tia màu nóng chân thành?”

.

Trong 15 bài thơ in ra giấy, để đọc, tôi cũng chú ý nhiều tới những bài thơ Phượng Trương Đình sự dụng kỹ thuật “Hoán vị” (Convern): Đổi chỗ của Khách thể (Object / sự vật bị quan sát) trở thành Chủ thể (Subject / người quan sát) và ngược lại. Đó là một chủ trương tôi dành cho thơ, từ nhiều chục năm qua. Thí dụ bài “Ký Họa”, Phượng Trương Đình viết:

con kiến già còng lưng cõng hạt gạo mục
ngậm ngùi kể tôi nghe về những mùa lũ
đàn con đói rệu đói mòn
ngồi cần mẫn vẽ cho giấc mơ một khuôn mặt

“hạt bụi rơi xuống lòng tay tôi tìm nơi nằm chết
trước khi đoạn tuyệt hơi thở 
thủ thỉ cùng tôi về đại dương
ngàn năm dưới đòn roi bọn sóng tàn ác
những mảnh đời cát mỏng manh vô tư vẽ cho ngày mai một khuôn mặt

“chiếc lá cuối cùng rời bỏ sự sống chiều nay
bình thản kể tôi nghe về cánh rừng xa xăm nào đó
đói ánh mặt trời
loài thảo mộc không phân biệt rõ ranh giới ngày đêm
hồn nhiên vẽ cho niềm tin một khuôn mặt !!!!”

Vân vân…

.

Tóm lại, với thể thơ nào, cổ điển, truyền thống như thơ lục bát, bốn chữ; mới hơn, là thơ tự do, tự do phá thể, hoặc loại thơ vẫn còn ít nhà thơ dám phiêu lưu, bước vào là kỹ thuật hoán vị, đổi chỗ khách thể và chủ thể, đều cho thấy Trương có khả năng, đem đến cho thơ của Trương “một cách nói khác” - - Một cách nói mới mẻ, nhiều sáng tạo.

Cá nhân tôi, trân trọng tất cả những nỗ lực vừa kể, của Trương.

Tôi hy vọng, rồi đây, với thời gian, định mệnh sẽ mỉm cười với thơ Phượng Trương Đình, như nó đã hời hợt, dễ dãi nhoẻn miệng cười với nhiều tiếng thơ, khác.

Du Tử Lê

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5300)
Với những ai chỉ theo dõi những cuộc trả lời phỏng vấn của Võ Thị Xuân Hà, mà không tìm đọc truyện của nhà văn này, tôi e nhiều phần họ sẽ nghĩ, thế giới truyện Xuân Hà chắc khô khan, lý trí, khó nuốt… Sự thật, ngược lại
10 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5704)
Nguyễn Đăng Khoa: Người làm thơ vừa nhóm lửa, lửa men nhóm từng thớ rơm, lửa khởi sự ly tan, cô độc. Nhưng, bởi là loài lửa, chúng nhanh chóng vùng thoát, tìm nhau, quây lại. Và, thơ sáng rực, thơ bập bùng. Tôi đang nói về Đặng Hùng Thương
08 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 4974)
“Tôi cùng gió mùa” thi phẩm đầu tay của một người có trên nửa thế kỷ ăn ở liên lủy với thi ca: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp.
03 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5484)
tiếng thơ Trương Thị Bách Mỵ vẫn là một trong những tiếng thơ cho thấy bản lĩnh chữ, nghĩa của một người trẻ hôm nay ở Việt Nam.
01 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6007)
Nơi chốn hay địa danh, tự thân sẽ không có một giá trị vật chất hay tinh thần nào, nếu không có sự can dự, tiếp xúc của con người.
29 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6926)
tiếng hát cô còn như những lượng sóng sững sờ cực mạnh, làm tê cứng những tâm tình thân ái, nơi những bóng hình còn lại:
25 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5279)
Sau nhiều năm dõi theo hành trình âm nhạc của nhạc sĩ Nguyên Long (bút hiệu cũ Đỗ Vy Hạ) qua những buổi sinh hoạt ca nhạc tại thành phố Boston,
12 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6645)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi người ta trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
07 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5487)
Nói cách khác, theo tôi, Phạm Ngọc là người dứt khoát từ chối xài tiền giả trong thơ của ông
05 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5092)
nhà thơ Võ Chân Cửu sinh năm 1952 tại Bình Định. Ông làm thơ, viết văn từ 1965, năm 1966 vào Saigon học. Ký tên Võ Chân Cửu từ năm 1968
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,