Trương Thị Bách Mỵ, bản lĩnh chữ, nghĩa của một người làm thơ trẻ.

03 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5488)
Trương Thị Bách Mỵ, bản lĩnh chữ, nghĩa của một người làm thơ trẻ.

 

Gần đây, tôi thấy số người làm thơ trẻ ở VN, ngày càng có thêm nhiều người sử dụng ngôn ngữ một cách đơn giản, nhẹ nhàng… Họ không dùng những chữ thời thượng, hay những chữ tự thân chất chứa trong nó những lượng thuốc nổ khủng bố, đe dọa người đọc mà, vẫn chính xác, bóng bẩy, nhiều tính mỹ học. Tôi không biết họ có nắm vững khái niệm tu từ học (rhitoric) hay không? Nhưng hiển nhiên qua thơ họ, chữ nghĩa đã được đặt đúng vị trí, bên cạnh những thử nghiệm táo bạo - - Như khi họ dám dùng những chữ mà, ngay từ thời tiểu học, các thầy cô đã nhắc nhở chúng ta, phải tuyệt đối tránh - - Đó là các chữ “thì, mà, là, và…

Điển hình là trường hợp thơ Trương Thị Bách Mỵ.

Tôi chỉ được đọc thơ Trương Thị Bách Mỵ cách đấy khoảng nửa năm, khi lần đầu tiên, Mỵ gửi thơ của mình, cho web-site dutule.com

Thoạt đầu, tôi không chú ý lắm tới tiếng thơ này. Nhưng mới đây, khi Trương Thị Bách Mỵ gửi cho chúng tôi bài “Đường về nhà” - - Mấy chữ thứ nhất mở vào bài thơ, để trở thành một thứ thi-nhãn, dẫn bài thơ theo lộ trình bất ngờ của nó là hai trong bốn chữ “tối kỵ”, không được dùng đó là chữ… “THÌ” và chữ “VÀ” - - Chữ “thì” và chữ “và” đã khiến tôi chú tâm tiếng thơ Mỵ, với tất cả trân trọng của một người đọc thích tìm kiếm, theo dõi bất cứ tác giả nào (có tên tuổi hay chưa) - - Nhưng dám ném thơ của họ vào những thử-thách bất trắc. 

Mở đầu đoạn “Đường về nhà” của mình, Trương Thị Bách Mỵ đã “lát” cho “đường về” của thơ Mỵ bằng 2 chữ “thì” và “”:

thì đã mùa hè thì đã mùa xuân 
 cứ nắng  cứ yêu như thế” 

Tôi không biết có phải “Đường về nhà” của Mỵ được “lát” bằng “thì” và “và” chứ không phải bằng hoa, cỏ, chim, bướm hay nắng, mưa gì cả…cho nên (vì thế) nó cũng đặc biệt, dẫn tới những câu thơ lạ, đẹp như động từ “gói” hiện ra ở câu thứ 3 của bài thơ:

“đêm rời làng gói theo tiếng quốc
Ngày rời làng bỏ lại tiếng ve ran”.  

Chỉ cách một dòng thôi, ở những câu số 5, 6 và 7 Trương Thị Bách Mỵ lại cho thấy khả năng sử dụng động từ một cách nhuần nhuyễn khi Mỵ viết:

“thấy mỗi chiều chim bay về chập choạng
liệng nỗi cô đơn vào cành cây lá rũ
đậu ngày vào đêm quờ quạng nhớ quên 

Tiếng Việt thuộc nhóm chữ đơn-âm (Monosyllabic), (không phải đa âm Polysyllabic), nên để bù đắp cho khiếm khuyết này, chúng ta thấy ngôn ngữ của chúng ta, từ tĩnh tự, động tự tới danh từ… thường có nhiều chữ kép. Như “buồn bã, xa vắng, đìu hiu, đan lát, hâm hâm, khùng điên”... hoặc lập lại chính nó như “buồn buồn, xa xa, hiu hiu” v.v...

Ở câu thơ thứ năm, khi Trương Bách Mỵ dùng động từ “bay” (dành cho chim) khiến ta liên tưởng tới “liệng”. Vì thế, khi bước qua câu thứ 6, chữ “liệng” đã hiện ra như một tương quan máu huyết. Và, chữ “liệng” lại còn được dùng để hiển lộ “nỗi cô đơn vào cành lá rũ”, khiến tôi hiểu sự giàu có của câu thơ này ở hai khía cạnh:

- Con chim “chập choạng” để rơi hay “đậu” nỗi cô đơn của nó vào “cành cây lá rũ” (câu thứ 7) - - Đồng thời tôi cũng có thể hiểu chủ thể (người đi trên “đường về làng”) gửi nỗi cô đơn của mình khi đêm về, vào những cành lá rũ bên đường. (Vì thế) chủ thể (người đi trên “đường về nhà”) mới “quờ quạng” “đậu” ngày vào đêm” để dẫn tới trạng thái tinh thần bất định “nhớ quên”…

- Ở một đoạn thơ khác, trước khi bài thơ được khép lại, Trương Thị Bách Mỵ, một lần nữa lại lập lại 2 lần chữ “thì” – dẫn thời gian đi tiếp 2 mùa còn lại của một năm:

thì đã mùa thu thì cũng mùa đông” 

 Tôi chỉ thấy tiếc cho tác giả, khi ngay sau câu thơ đẹp:

những con đường chênh vênh chiêm bao”, lại là: 

“những con đường lao xao hiện hữu

Ta hiểu “hiện hữu” là có mặt. Nhưng trong ngữ-cảnh của câu thơ, cũng như thổ-ngơi của toàn thể bài thơ, hai chữ “hiện hữu” theo tôi, thiếu hẳn thi tính.

Tôi không biết Trương Thị Bách Mỵ có quá vội vàng chăng(?), khi hạ bút viết 2 chữ “hiện hữu” ngay sau 2 chữ “lao xao”!!! 

Vẫn theo tôi, ngay cả khi Mỵ có thay 2 chữ “hiện hữu” bằng “có mặt” (thí dụ), thì nó vẫn “đi lạc” khá xa ngữ-cảnh của câu thơ đó!.!

Ở cương vị người đọc, tôi tự hỏi: Tôi có chờ đợi, có đòi hỏi quá nhiều nơi thơ Mỵ?

Tuy nhiên, như tất cả những gì tôi đã trình bày ở trên, tiếng thơ Trương Thị Bách Mỵ vẫn là một trong những tiếng thơ cho thấy bản lĩnh chữ, nghĩa của một người trẻ hôm nay ở Việt Nam.

Tôi rất trân trọng.

Du Tử Lê

(June 2016)

.

Trân trọng kính mời bạn-đọc-thân-hữu thưởng lãm một số thơ của tài năng trẻ, Trương Thị Bách Mỵ. 

 

Đường về nhà

thì đã mùa hè thì đã mùa xuân
và cứ nắng và yêu thương như thế
đêm rời làng gói theo tiếng quốc
ngày rời làng bỏ lại tiếng ve ran
thấy mỗi chiều chim bay về chập choạng
liệng nỗi cô đơn vào cành cây lá rũ
đậu ngày vào đêm quờ quạng nhớ quên
đêm bỏ làng theo sông…
dúi đôi chân vào trong lòng quê
mẹ vỗ lưng “con cò ăn đêm’’
mẹ xoa tóc “mười hai bến nước’’
giọng hát mẹ đầy như trăng mùa thu
đêm nằm nghiêng lưng ong làng quê
khuya hè gió lạnh vai áo xộc
gió dại theo mùa nước mắt lớn theo đêm
thì đã mùa thu thì cũng mùa đông
những con đường dài dẫn về ngôi nhà
con đường ngắn lại dẫn đi xa ..
làng nhớ…
những con đường chênh vênh chiêm bao
những con đường lao xao hiện hữu
có đủ bốn mùa để yêu thương và nhớ
miếng ngon đời này hạnh phúc được hi sinh!
 

Trời sáng

hót đến sáng và chết!
giọng hót bay qua những cánh đồng nõn lúa
trên mái tóc dày đen kịt
trên bờ vai vuông vức tiếng cười

đáng kể là những bông hoa nở như hẹn ước
giọng hót run lên vì mật
trăng xâu thành giấc mơ hồng 
nhẹ nhàng ngọn tre ru

hót đến mê say trong thế giới riêng mình
và chết cũng mê say như thể
lững thững đồi hoang đậu vào nhành cây tiếng hót
giọt sương nặng trĩu con đường…

giọng hát đứng núi này vang lừng núi nọ
gạo thành cơm thơm giọng càng thánh thót
ban mai quẹt tiếng cười vào bếp lửa
tiếng hót chết lâm sàng

 

Cám ơn nồng nàn

chìa tay cùng mưa 
khoe ngày đã trôi như thế
bàn tay muốn nói lời yêu 
những con đường chung đôi
đôi mắt thừa kế nỗi buồn
nồng nàn bưng bít riêng tư…

ngày lát dướt chân êm như sóng
ngồi với chiều cô đọng
nỗi niềm trôi theo sông
khoe với cánh đồng môi hường trong cánh gió
phập phồng trăng còn non tuổi nhớ
cơn mưa giữa chừng mưa dở
nồng nàn bưng bít riêng tư

khoe với giấc mơ yêu thương vô bờ
cánh hoa rải xuống con đường êm như nhung
mưa đừng mưa lên!
nắng đừng nắng xuống!
nồng nàn bưng bít riêng tư...

 

Gửi buổi chiều này cho mẹ

nắng treo chùm khế ngọt trên cao
mùa hè ngược đường làm con nhối mắt
không thể quay lưng trước những điều vụn vặt
bờ xanh lao đao ý nghĩ riêng mình
gửi nhớ thương cho mẹ trên con đường mây chợt thấp cao
ngày ngắn dài như bao ngày xưa cũ
nỗi nhớ tần ngần
con gửi một nét môi
mùa xuân không biết con nghĩ gì thì thôi!

thích mưa giữa ngày nắng ấm
sợ mưa giữa ngày trôi chậm
nhập nhằng 
ngoảnh mặt lá rơi
chùm khế treo trên cao là chùm khế ngọt nhất
cả con đường ngoái lại
nắng vẫn trong xanh
lá xếp màu vương vãi
mùa xuân không biết con nghĩ gì thì thôi

gửi buổi chiều này cho mẹ
dong khơi
hạnh phúc là khi con đã đi một khoảng xa
vẫn còn những giấc mơ gối tóc
con đường xanh mầm yêu thương
mùa xuân không hiểu con nghĩ gì thì thôi!

 

Thu Bồn-anh và em
chẳng còn bờ dâu níu mắt
nắng chạy ngược vào anh
bắp phơi cờ dưới nắng hao hanh
em neo mình- một chuyến đò dọc
khi nỗi nhớ dòng sông lẫn bóng em
con đò ngang mắc cạn 
anh xắn ngày lên hôn vào con sóng
thơm trăng hiền dịu đôi bờ
khi bình yên lẫn ánh mắt em
em khỏa đôi chân thanh xuân vào mặt nước
tiếng cười rười rượi
con sông ngày hợp lưu…
Thu Bồn trẻ măng hành trình anh và em khúc khuỷu
đêm
nỗi nhớ chan vào nỗi nhớ
chiêm bao chạm mặt 
chiêm bao
đứng giữa đôi bờ xanh chảy
lẫn vào sông Thu nhớ thương

Trương Thị Bách Mỵ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6702)
... ngọn núi mà họ Đặng không ngừng đau đáu thao thiết chinh phục, muốn vượt qua, lại chính là thi ca và, văn xuôi.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6871)
Rất có thể Lữ Quỳnh đã làm những câu thơ đầu tiên trước khi viết những trang văn.
28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7050)
“…tác giả chỉ là nhân chứng, ghi lại trung thực, những gì Khách-thể trở thành Chủ-thể, cất lên tiếng nói của chính chúng, mà thôi.
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7985)
Ngọc Uyên, người nữ ca sĩ có một hành trình âm nhạc đặc biệt
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7394)
tấm lòng Nguyễn Chính, tôi trộm nghĩ, nhiều phần, những cảm xúc đời thường như hờn giận, buồn vui tình yêu e khó có chỗ trên lộ trình thi ca của tác giả này
14 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5414)
Đây là những dòng thơ của một người đã hơn 40 năm buông bút, như cầm lại kỷ vật, như cầm lại một phần thân th
09 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6220)
Tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng, do Thư Ấn Quán xuất bản vào mùa Xuân 2014
05 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6663)
Thơ, không cần phải khoác lên những tấm áo tu từ loè loẹt nữa mà có thể đến thẳng với trái tim, tâm hồn người đọc bằng ý thơ, trực giác thơ ngay cả với những chữ nghĩa giản dị nhất
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7218)
Trần không phân biệt được đâu là thân / tâm. Đâu là hình / tướng. Sự sống bay theo hơi men. Trong khi nỗi chết treo lửng những quyến rũ, mời gọi
24 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6242)
Những bài thơ viết về Hà Nội của họ Nguyễn cho chúng ta một Hà Nội, khác. Một Hà Nội, không thể hiện thực hơn!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8338)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,