Nguyễn Xuân Thiệp, những thân xương rồng nở hoa cùng…gió mùa!.!

08 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 4976)
Nguyễn Xuân Thiệp, những thân xương rồng nở hoa cùng…gió mùa!.!

 

Tôi cùng gió mùa” thi phẩm đầu tay của một người có trên nửa thế kỷ ăn ở liên lủy với thi ca: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. (1)

Đó là tuyển tập thơ của họ Nguyễn với bài đầu tiên ghi năm 1954, kế tiếp năm 1962, sau đó là những bài thơ được tác giả viết vào những năm đầu thập niên 1970s, rồi 1980s và, những bài thơ không ghi năm tháng… Nhưng qua nội dung, tôi nghĩ đó là những bài được viết ở xứ người sau năm 1995 khi họ Nguyễn chọn định cư tại Hoa Kỳ.

nguyenxuanthiep_0-content

Là người rất sớm, ghi nhận về thi phẩm “Tôi cùng gió mùa” của Nguyễn Xuân Thiệp, nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ viết:

“42 bài thơ trong thi tập “Tôi Cùng Gió Mùa” của thi sĩ Nguyễn Xuân Thiệp là một bản Giao Hưởng Thơ lộng gió, đẹp nao lòng nhan sắc mùa màng. Gió Mùa – Gió, của sử lịch u trầm rạng rỡ tháng năm, Mùa, của đời-người bão giông chớp tắt u hoài thân phận. 42 bài thơ, 42 tấu khúc, trôi và chảy, chảy và trôi, êm đềm và dữ dội, sâu lắng và tuôn trào. Gió Mùa – Thi sĩ đã thọ mệnh và mang theo trong suốt hành trình thơ với một tâm thế khiêm hạ, tĩnh tại và bi mẫn ngay từ buổi thiếu thời:

“sáng nay. tôi lắng bước mùa xưa
chim nhỏ. năm nao. đậu khóm dừa
sông chớm đôi bờ thu quạnh quẽ
đường dài, son đỏ. quán lau thưa
…”

Tuy tác giả chọn bài ““Tôi Cùng Gió Mùa”, viết năm 1974, làm tựa đề chung cho thi phẩm, nhưng tôi lại thấy những sáng tác họ Nguyễn viết năm 1980, khi ông đang bị tù cải tạo ở Nghệ Tĩnh(?) là những bài thơ đáng chú ý nhất. (2) 

Với tâm thái an nhiên, chấp nhận định mệnh, chấp nhận bi kịch đời mình, chấp nhận tai họa chung của đất nước, Nguyễn Xuân Thiệp không chú tâm khai thác những năm tháng địa ngục như đói, rét, lao động cực nhọc: Đào hầm, khai mương, làm rẫy, nuôi heo, chăn bò, khuân đá, phá rừng, đốn cây, vác củi… ban ngày, học tập ban đêm v.v…Ông cũng không cho thấy qua thơ ông, cái tinh thần khinh bạc hoặc, cường điệu giễu cợt những thảm cảnh chung của đời tù mà, ông để thơ chở ông bay bổng tới những chân trời tâm cảm:

qua mưa
thấy đời, như một bông sen
ua mưa
thấy đời như mâm xôi chín ửng 

“này người bạn đường. cùng ta đi dưới cơn mưa tháng hạ
có chi đâu mà lặng thinh
có chi đầu mà muộn phiền
thôi. gần lại bên nhau. và nói
mưa ở đây. như mưa ở quê nhà…

(Tôi cùng gió mùa. Trích “Mưa ở đây như mưa ở quê nhà”, tr. 47&48)

Hoặc:

“mùa hạ. ta qua vùng thảo nguyên
gió thổi. chiều xanh trôi với nắng
khoảnh khắc. vầng trăng bạc nhú lên
cánh chim theo trăng vào trời rộng
nhà ai. đèn lồng soi trước hiên
nhủ thầm. nhà ta sau hàng phượng
ta đi năm năm qua thảo nguyên
cảm ơn phút giây đời giao hưởng…”

(Tôi cùng gió mùa. Trích “Thảo nguyên”, tr. 66) 

Hay, ông là người chủ động tháp cho thơ mình đôi cánh an lạc, bay ngược về thơ ấu cùng những giấc mơ ngậm ngùi, từ cảm thức thi sĩ, thoát trên mọi vẩn, đục hiện thực:
“Về lượm trái thông khô rớt vãi
nhặt cành cây mục. lá thu. phơi
đốt lên đống lửa. đêm ngồi sưởi
lúc ngó quanh. nào thấy có ai 

“người về bên gốc thông già cỗi
thuở nhỏ thường ra đứng ngắm trăng
cúi nhặt dưới chân viên ngói vỡ
thấy đời còn những tấm gương tan”

(Tôi cùng gió mùa. Trích “Ánh trăng”, tr. 104) 

Ở một mặt nào khác, họ Nguyễn cũng cho thấy nỗ lực thắp những ngọn bạch lạp nhân bản, soi, rọi mặt tối tăm của nhếch nhác đời thường hay, hiện thực lầm than xã hội. Cùng lúc, những ngọn nến lung linh trong thơ Nguyễn Xuân Thiệp, cũng cho người đọc nhiều câu thơ đẹp:

 “trăng khuya. như một loài chim quý
bay suốt nghìn năm. hót một lần
dưới mái chùa tây. vang tiếng kệ
vị sư già đã thức. chuông ngân 

“âm thanh như một làn hương sữa
chảy xuống hồn ta đã lặng dần
hạt lệ muốn rơi. giờ đọng lại
trăng. nguyệt cầm ơi. ngọc mới đông

(…)

nhưng thôi nhân loại vui vầy cả
yêu cuộc đời trong lẽ bất toàn
chút nghĩa thủy chung ta giữ vẹn
lòng ơi. trải rộng gió nhân gian…”

(Tôi cùng gió mùa. Trích “Ánh trăng”, tr. 101, 102,104)

Cũng trong loạt thơ viết năm 1980, thời tù cải tạo, Nguyễn Xuân Thiệp còn cho người đọc ông, bài “Đốt lửa nghe sư đàn” - - Hình ảnh và, ý tưởng tôi không thấy nơi thơ tù của những tác giả khác:

“…lửa củi soi. nhà sư mặt ốm
kể từ sư rũ áo đi đày
cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo
cuộn cuộn trường giang. sóng lục đầu
đầm cỏ. nước in. thân cò vạc
bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày
đêm đêm. ôm đàn trong xó tối

(…)

người nghe đàn. khơi lửa đỏ khuya
tóc râu tiền kiếp. đầm hơi mưa
bỗng thấy. sân nhà. cây sứ gãy
năm cửa ô quan. ngấn lệ mờ

(…)

sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa
gốc cây. cháy như đầu thiên cổ
huyễn huyễn. củi tàn. màu kinh xưa
mặt đất chừng qua cơn mộng dữ
nên ngón tay gầy. như ngó sen…”

Tôi cùng gió mùa. Trích “Đốt lửa nghe sư đàn”, tr. 121, 122,123).

.

Tôi nghĩ, cũng nên ghi nhận thêm rằng, bên cạnh cố ý chọn âm trắc làm chủ âm cho hầu hết những bài thơ của mình, họ Nguyễn còn sử dụng rất ít tĩnh từ (một trong những khía cạnh giầu có của ngôn ngữ Việt). Nhưng cũng nhờ thế mà, thơ Nguyễn Xuân Thiệp có được tính cô đọng, sắc xuống. Như những thân xương rồng sa mạc, nở hoa cùng…gió mùa của họ Nguyễn vậy!.!

Du Tử Lê

(June 2015)

________

Chú thích:

(1) Bản in lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, năm 1998. Tái bản năm 2012.

(2) Căn cứ nơi bìa 4 của thi phẩm “Tôi cùng gió mùa”, tiểu sử nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp có thể tóm tắt như sau: Họ Nguyễn quê quán ở Huế. Ông làm thơ đăng báo từ trước 1954, học ở Huế và Saigon; dạy học ở Mỹ Tho trước khi nhập ngũ năm 1963. Ông được chọn về làm đài phát thanh Quân Đội ở Pleiku, Đà Lạt, rồi Saigon. Tháng 5-1975, ông đi tù cải tạo tới năm 1982. Năm 1995 định cư tại Mỹ, ông có thơ đăng ở nhiều tạp chí văn chương như Văn Học, Thế Kỷ 21, Hợp Lưu, Văn…Là chủ biên tạp chí Phố Văn từ 2000 tới 2008, ông cùng gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Dallas, Texas và, cộng tác với báo Trẻ Magazine ở thành phố này. 

.

Nguyễn Xuân Thiệp và bài thơ

Đốt lửa nghe sư đàn.

đốt lửa. chừng như người qua khe
mùa đông. tím những nương mưa
đốt lửa bên trong lán suối
mưa. mưa. trên con đường núi
có ai tìm vầng trăng mọc khuya
rét. đói. sầu miên. đất. đá. gỗ
đầm sấu hoang. lau thắp. bến chờ
lửa đã cháy. cháy trên củi ướt
tù ngồi hơ tay. nghe cổ tích
chuyện đường huyền trang đi thỉnh kinh
bỗng trong đêm. rộ tiếng ai đàn 
 
lửa củi soi. nhà sư mặt ốm
kể từ sư rũ áo đi đày
cái tâm mây nổi. trăng thiền đạo
cuộn cuộn trường giang. sóng lục đầu
đầm cỏ. nước in. thân cò vạc
bắt cua. vồ nhái. ngày qua ngày
đêm đêm. ôm đàn trong xó tối
 
năm ngón tay gầy. tiếng thổ cầm
sư ngồi đàn. như cây trăm năm
lửa cháy. xèo xèo. mùi nhựa ngái
khói tỏa. mù khe. màu cỏ rối
dạo đàn. mưa thu rơi trong trăng
tiếng mau. chim bay qua mùa đông
đàn ánh thép xanh. gươm phạt trúc
gỗ nổi. đá lăn. trâu bứt gốc
hồn u. mả tối. đây là đây
rạng tiếng ngư dương. thơ quỷ đọc
lán sâu. bếp ảo. lửa đào lay
 
cây đàn gỗ xưa. như mặt trăng
năm ngón tay gầy. như chim ưng
bật dây. rỏ máu. hoàng hôn rừng
gọi những mùa đi không trở lại
đàn qua. tiếng buồn trong lau sậy
gió thu. đưa võng. ai chờ ai
đêm cẩm khê. đàn trong u độc
 
người nghe đàn. khơi lửa đỏ khuya
tóc râu tiền kiếp. đầm hơi mưa
bỗng thấy sân nhà. cây sứ gãy
năm cửa ô quan. ngấn lệ mờ
những nẻo chiều sương. người rách rưới
những mái nhà. mưa xoi. nắng dọi
lọ rơi. sành vỡ. lục cục âm
khuya rồi ai đẽo gỗ huỳnh đàn
ửng sắc hoa gầy. trên áo quan
 
sư bỗng ngừng đàn. nhìn đống lửa
gốc cây. cháy như đầu thiên cổ
huyễn huyễn. củi tàn. màu kinh xưa
mặt đất chừng qua cơn mộng dữ
nên ngón tay gầy. như ngó sen
hơi đàn trôi trong hương lá xanh
đàn ngân. Cánh chim soi trên đầm
màu hoa mơ nở. trắng non ngàn
từ trong độ ấy. giờ trăng mọc
ánh trăng. chảy vàng trăm cửa sông
 
bếp rụi. lửa riu. âm đàn dứt
trăng lên rồi. hổ xuống cẩm khê.

Nguyễn Xuân Thiệp

1980.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2327)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 2023)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
08 Tháng Mười Hai 20215:40 CH(Xem: 2358)
Đêm Nguyễn Thị Khánh Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn… quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2250)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2318)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3720)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3340)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2654)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2836)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2692)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,