Tính dịu dàng Việt, trong thơ Nguyễn thị Bích Thoa,

11 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5350)
Tính dịu dàng Việt, trong thơ Nguyễn thị Bích Thoa,

 

Hàng ngũ những người trẻ làm thơ, lên đường sau biến cố tháng 4-1975 ở VN hiện nay, là một con số khó ai có thể thống kê, dù với một biên độ sai biệt lớn.

Tuy nhiên, hiện tượng “trăm hoa đua nở” này, với tôi, vẫn là một hiện tượng đầy khích lệ trong sinh hoạt văn chương nói chung. Bởi vì cách gì thì tự thân, thơ vốn tựu thành từ con chữ với những tương tác tình cảm, rung động, suy tư... như những tùy tinh xoay quanh mặt trời chữ và, nghĩa. Mặc dù thơ, càng lúc càng là món hàng “ế khách,” khó tiêu thụ. Tuy thế, thơ cũng vẫn là dòng chảy chính của tâm cảnh từng giai đoạn xã hội mà, nó phản ảnh.

Trong số những người trẻ làm thơ sinh trưởng sau tháng 4-75 ở quê nhà, dường số lượng những nhà thơ nữ giới có thơ hay, nhiều hơn những nhà thơ nam giới. Sự kiện này ngược hẳn với sinh hoạt 20 năm văn chương miền Nam (1954-1975) trước đây.

Tới hôm nay, dù chưa có nhà phê bình văn học nào đào sâu hiện tượng vừa kể, nhưng căn cứ trên mặt-bằng-văn-bản-thi-ca, người ta thấy đa số những nhà thơ nữ đến với thơ một cách nhẹ nhàng, êm ả với những nỗ lực thông minh, đầy thi tính. Họ cũng mang được vào trong thơ những nét đặc thù của nữ giới.

Tôi muốn nói họ không cần phải lên gân, không cần phải phùng mang, trợn mắt với những con chữ “trầm trọng”, song hành với những liên tưởng “khủng” (hay khủng hoảng?) với những hình ảnh không một chút tương thông nào, như một vài người làm thơ nam. Tôi có cảm tưởng một số người làm thơ nam tôi vừa đề cập, đã không hiểu rõ nghĩa hai chữ “liên tưởng!”

Chiết tự từ này, ta thấy:

Liên” là sự liền lạc mang tính tương quan, gắn bó giữa hình ảnh này với hình ảnh khác. “Tưởng” là cảm nhận, sự vận dụng trí tưởng tượng về mối liên hệ thịt xương giữa các hình ảnh trong một ngữ-cảnh mà những con chữ cùng hiện diện.

Tôi nghĩ, người đọc thật dễ hiểu, nhận bắt được ngay những hình ảnh mà các thi sĩ thời tiền chiến đã so sánh / liên tưởng mái tóc của người nữ như một dòng suối, hay đôi mắt trong như mặt nước hồ thu v.v... 

Ngay đôi môi, bộ ngực, hai cơ phận đẹp nhất, nhậy cảm nhất của người nữ trong tình yêu thì, không phải thi ca tiền chiến đã nói nhiều rồi mà, những người làm thơ lớp sau phải né tránh. Họ vẫn nói tới (và sẽ còn nói tới hằng nghìn năm sau) - - Nhưng với những so sánh liên tưởng mới, của riêng họ. Thí dụ, người thì so sánh đôi môi của người nữ với “đốm lửa hồng” (mầu son môi); người thì liên tưởng tới “trái cấm” (ẩn dụ quyến rũ), v.v...

Nhưng so sánh hay liên tưởng nào, căn bản vẫn đòi hỏi người làm công việc thao tác chữ nghĩa phải tìm được mối tương thông gắn bó, hợp lý giữa hình ảnh đã đề cập, với hình ảnh được gợi ra.

Về phương diện kỹ thuật, người ta có liên tưởng gần và, liên tưởng xa. Cũng có thể gọi là liên tưởng bậc một (trực tiếp), liên tưởng bậc hai (ẩn dụ (metapor), liên tưởng bậc ba hoán dụ (metonymy)...

Tuy nhiên dù liên tưởng ở thể dạng nào thì, hình ảnh được ra, sau hình ảnh thứ nhất đã hiện diện thì, nó cũng không được quá mức xa rời, đối chọi nhau một cách lạc lõng, ngô nghê, ngớ ngẩn!

Gần đây, tôi được đọc một vài câu thơ của một tác giả viết, đại để, liên tưởng nụ cười (của người yêu) với hầm hố, cống rãnh, lô cốt trên đường đi...

Có người lại ví von đôi mắt với sinh nở dị dạng, và mùi hôi thối do rác rến thải ra lâu ngày của thành phố...Đó là những liên tưởng chẳng những khập kiễng, vô nghĩa, phản cảm mà, chúng còn chứng tỏ sự không hiểu một chút gì về kỹ thuật so sánh liên tưởng - - Ngoài việc những tác giả đó, cố tình viết xuống, tạo ra những câu thơ “khủng” (khủng hoảng, khủng bố của một thứ hoang tưởng, hay tâm thần bất định?!!)

.

May mắn thay, song hành với những người làm thơ cho người đọc những con chữ và những liên tưởng “khủng” (hay khủng hoảng, khủng bố?) - - Thì phía nữ giới (cũng như nam giới) lại có khá nhiều nhà thơ mang đến cho dòng chảy thi ca Việt hôm nay, những vần thơ trong sáng, tương tác với những liên tưởng hay ẩn dụ đẹp, hợp lý như thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Phương Thúy, Phương Uy, Trương Thị Bách Mỵ... (Phía nam giới, ít hơn, có thể kể Nguyễn Đăng Khoa, Miên Du...) Gần đây hơn là cõi giới thi ca của một Nguyễn thị Bích Thoa.

Trong bài thơ năm chữ, tựa đề Hình như = nghi hoặc, phiếm định... Nhưng nọi dung lại cho thấy sự thực nó là mặt khác của khẳng định nhói lòng, với trạng thái tâm lý phổ cập, đầy nữ tính:

“Hình như trên phố vắng
Có lòng ai xôn xao
Hình như trên trời cao
Có đêm ngày thao thức 

“Trang vở hoài vết mực
Len lén nhớ một người
Hình như trong tiếng cười
Giấu bao dòng nước mắt 

“Lời kinh chiều trầm mặc 
Cõi vô thường hư không
Hình như tâm sáng trong
Gội qua vầng xám hối

“Một người đang bối rối
Níu mãi những vui buồn 
Ban mai ửng nắng buông
Lắng nghe hoàng hôn đến 

“Hình như thuyền ghé bến
Mang nỗi lòng mênh mông
“Hình như ngàn tiếng sóng
Có êm đềm bão giông 

“Chiều đi qua bến sông
Bước chân mình chậm lại

(Trích “Hình Như”) (1)

Rừng thu”, cũng là một bài năm chữ, tuy vẫn tựa lưng vào nắng, gió, thiên nhiên - - Nhưng qua những liên tưởng đơn giản mà thấm thía, Nguyễn Thị Bích Thoa đã vẽ lại cõi cô quạnh, hắt hiu của mình, cách riêng:

“Ta hóa thành cơn mưa
Gieo âm thầm bóng mắt 
Ta hóa thành mảnh đất
Ôm lá vàng trong tay 

“Một ngày em qua đây ... 
Một người tìm nỗi nhớ
Một rừng thu lá đổ
Bàn tay người đơn côi 
Ta nhặt bóng ta thôi.
..”

(Trích “Rừng thu”) (2) 

Ở phân đoạn cuối của “Rừng thu”, những chữ “một” được Nguyễn lập lại tới 3 lần, để dẫn tới kết thúc đó là những cái “một” thuộc về “người đơn côi”. Cuối cùng, người đơn côi kia, chỉ “nhặt” được duy nhất, “chiếc bóng” của chính mình!!!

Tôi cũng thích một số câu trong bài lục bát tựa đề “Đan áo” của Nguyễn Thị Bích Thoa, tuy không chói gắt những liên tưởng mới mẻ, hay ẩn dụ tân kỳ, nhưng những liên tưởng trừu tượng đi với những hình ảnh cụ thể và, ngược lại của Nguyễn, vẫn có khả năng lay động tâm hồn người đọc cái cảm thức bấp bênh, bất hạnh của những phận đời người nữ kém may mắn:

Chị đan cái phận gian truân
Mũi kia là lượt, mũi ngừng cuối thu
Mũi gom mấy mớ phù du
Mũi xâu qua nẻo miên du
Chạm mình!

“Chị đan khấp khểnh mũi tình
Nghe như tim đã thậm thình còn say
Đan vòng qua mấy ngón tay
Vui buồn đan giữa tháng ngày thấp cao

“Ai đi gởi gió phương nào…

Để người đan mũi chạm vào chớm đông!” 

(trích “đan áo”) (3)

(Ở trích đoạn thứ nhất, để hiệp vận, Nguyễn Thị Bích Thoa đã vận dụng ba chữ “nẻo miên du” đi trước hai chữ “chạm mình,” theo tôi không được tương thuận lắm! Sự thiếu tương thuận này khiến mạch chảy của dòng thơ như bị khựng lại, khiến cho “mũi kim” bị sượng, vì sự tối nghĩa của nó!) 

Ở một bài lục bát khác, tựa đề “Trả anh thực tại...kiếp này!” Nguyễn Thị Bích Thoa viết:

Trả anh nửa tiếng kinh cầu 
Nửa chuông trong đục buổi đầu niệm tu 
Nghiêng chiều gom nửa sắc thu 
Nghiêng vai em muộn vàng ru lá vàng 

“Trả anh một nửa dịu dàng 
Một mong manh một ngỡ ngàng tinh khôi
Em về buộc tóc em thôi 
Nửa vương vướng gió nửa phôi pha tình.” 

(Trích đoạn) (4)

Có nhiều hình ảnh dịu dàng, đậm thi tính, trên phông nền đơn giản của tâm thái người nữ - - Nhất là câu: “em về buộc tóc em thôi”! Một câu, chữ rất dung dị, bình thường, nhưng không phải ai cũng có thể có được! 

Với tôi, đó là khoảng cách hay, biên địa rạch ròi giữa những câu thơ “khủng” và, tính dung dị, dịu dàng Việt, của một số nhà thơ nữ, mà, Nguyễn Thị Bích Thoa, là một trong những người đó. 

Du Tử Lê

(Garden Grove, Sept 2015)

_________

Chú thích:

(1), (2), (3), (4): Đọc thêm web-site dutule.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 130)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 210)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 207)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 322)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 264)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 417)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 461)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1219)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 604)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 996)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12255)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,