NGUYỄN ĐĂNG KHOA - Âm nhạc Việt Anh - Khi cô đơn lơ đãng, tuôn thành sông, mải miết...

23 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7917)
NGUYỄN ĐĂNG KHOA - Âm nhạc Việt Anh - Khi cô đơn lơ đãng, tuôn thành sông, mải miết...

 

Một người dám từ khước hào quang, để bước

Nhạc sĩ Việt Anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, và rất trẻ, anh sinh năm 1976. Với một người trẻ, được choàng lên vai những vòng nguyệt quế từ rất sớm đã là một việc không phải dễ dàng, thì khước từ nó, để bước tiếp - đương nhiên là một khó khăn gấp bội. Vậy mà Việt Anh làm được. Ngay trong những tháng ngày vinh quang nhất, khi các ca khúc của anh như Người đi xa mãi, Mưa phi trường, Không còn mùa thu, Hoa có vàng nơi ấy, Dòng sông lơ đãng, Đêm nằm mơ phố... luôn nằm trên môi người mộ điệu, cũng như công việc hòa thanh, phối khí đang hanh thông, anh quyết định tạm xa lánh hào quang, lặng lẽ đi du học về âm nhạc ở Auckland, New Zealand. Đó là nơi, thay vì ở lại quê nhà để củng cố vị trí của mình trong làng âm nhạc, anh phải chạy bàn hàng đêm trong một quán ăn để mưu sinh...Từ khước hào quang - là câu chuyện về quyết định của cá nhân nhạc sĩ Việt Anh. Còn ở vai trò một thính giả yêu mến âm nhạc Việt Anh, tôi vừa thấy một bước chân vững chãi lên đường...

 

vietanh-content
Nhạc sĩ Việt Anh

Những tình ca thấm đẫm chất văn chương

 

Điểm rực rỡ nhất trong những tình khúc Việt Anh, theo cá nhân người viết, chính là phần ca từ thấm đẫm chất văn chương. Nhạc sĩ Việt Anh được thừa hưởng một nền giáo dục âm nhạc nhà nòi, nghiêm cẩn từ bé khi bố mẹ anh đều là những nghệ sĩ danh tiếng. Có lẽ đó cũng là một trong những căn do mang tính nền tảng giúp anh tránh được những khiếm khuyết về sự mòn sáo, sự dễ dãi, sự chểnh mảng thường thấy trong phần ca từ của không ít các nhạc sĩ trẻ thời gian gần đây. Trong âm nhạc Việt Anh, bóc tách phần lời ca ra khỏi những nốt đen trắng, chúng ta có ngay những hình ảnh chạm đến vẻ đẹp trong ngần, nguyên sơ của nghệ thuật, thứ ánh sáng chấp chới ở vô biên.

"Từng ngón tay khép như nụ hoa trắng
Bỏ lại hàng cây ngơ ngác sau lưng..."

(Trích ca khúc Dòng sông lơ đãng )

"Rồi mai anh thấy mình đau nhói trong từng ngón tay
Sao em chẳng giấu nỗi buồn trong mắt"

(Trích ca khúc Nơi mùa thu bắt đầu)

" Đêm tàn cho trăng khuyết ra đi theo người
Ru mai buồn từng cánh rơi ngoài sân mưa..."

(Trích ca khúc Hoa có vàng nơi ấy)

Còn nữa, cuốn theo chủ điểm này, tôi có thể kể miên man :

"Khi rừng tan tác em ngồi xõa tóc theo mây
Có những chiều, mây tìm em, khan giọng
Gió hay đêm vỗ về, một ngày vắng xa tôi trong đời
Những đôi môi quen, lạ, chỉ làm tôi nhớ em hơn..."

(Trích ca khúc Dấu đêm)

Cũng bởi nét đẹp cần được chú tâm chiêm ngưỡng này, người viết sẽ còn quay lại phần ca từ trong ca khúc Việt Anh ở một bài viết khác, về sau.

Cô đơn tuôn lơ đãng, thành sông

Phải nói ngay rằng, khi âm nhạc đã chọn Việt Anh để ký thác sự tinh tế trong ca từ, sự bay bổng của giai điệu, thì đồng thời, nó cũng để lại anh một tâm tư cô đơn khôn cùng, thứ buộc phải chảy, phải tuôn, lơ đãng, thành sông...

Tình ca của anh không phải là những đôi môi ngon vừa chạm, những đồi chiều lứa đôi, càng không phải là những gian phòng trưng bày hoa và váy cưới. Tình ca của Việt Anh, phần lớn, chính là những tình ca một mình mà thôi.

Đó, có đôi khi là những độc thoại của một người sở hữu một thế giới nội tâm dữ dội, nhưng hiền lành, náo động, nhưng thinh lặng.

"Trong cơn mơ đêm nhẹ như gió, trôi qua không gian và nguôi lắng dần, những điều tôi chưa nói với em.
Hôm chia tay cây vừa trút lá
Hôm chia tay ô cửa vẫn sáng đèn
Hát gì lên đi đêm quá yên
Trôi theo cơn mơ dòng sông chói chang
Trôi theo cơn mơ niềm đau rất thật
Có bình yên nào không xót xa..."

(Trích ca khúc Chưa bao giờ)

"Yêu em tình tôi lặng lẽ
Chợt cả đại dương về hóa mưa ngàn
Đêm khuya tầm xuân còn ngái ngủ
Mơ nơi ngoài kia đường phố đông người..."

(Trích ca khúc Chiều biển vắng thênh thang)

Và, những đối thoại, nếu có, là những đối thoại tượng trưng của người nhạc sĩ, với những kỷ niệm, với dĩ vãng, với bình yên, và cả xót xa.

"Bây giờ em biết vì sao gặp nhau biển xô sóng trào
Ngồi nghe chiều yên gió lộng, giữa muôn vàn hoa
Đi về đâu cũng là thế, buồn kia còn trong dáng ngồi
Thiên đường xưa khép lại từ muôn năm rồi..."

(Trích ca khúc Chưa bao giờ)

Cho đến cả khi lựa chọn những khuôn khổ, những nhịp phách vui tươi hơn cho ca khúc của mình, thì trong âm nhạc Việt Anh, nỗi cô đơn vẫn hiện hữu, bằng khoảng cách, bằng bâng khuâng :

"Người đi xa mãi, trọn đời chẳng đến bên tôi,
Người đi xa mãi, sương sớm phai mờ dấu chân..."

(Trích ca khúc Người đi xa mãi)

"Anh nhớ em buồn vui nơi đó
Anh nhớ em từng đêm gió về
Bao ước mơ một đời thiếu nữ
Theo lá rơi con sông mùa thu..."

(Trích ca khúc Tình yêu tôi hát)

Phải nói rằng, người viết bài này đã có lần cố công tìm kiếm một dung nhan một người nữ cụ thể trong rất nhiều ca khúc Việt Anh, thế mà chỉ thấy bóng dáng, chỉ thấy dấu hài để lại của nàng mà thôi.

"Em như là sương khói, mong manh về trên phố,
Đâu hay một hôm gió mùa thu.
Đâu hay mùa thu gió, đêm qua mặc thêm áo,
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố..."

(Trích ca khúc Đêm nằm mơ phố)

Sông còn trôi, mải miết

Ra đi là để quay về.

Nhạc sĩ Việt Anh đã chính thức trở lại với việc sáng tác ca khúc, hòa thanh, đồng hành với đó, là sáng tác trong lĩnh vực khí nhạc, một chân trời mới mẻ, mà trong anh thì nhiều khao khát.

Người viết những dòng này đang ở mùa thu, giả sử Sài Gòn có thực một mùa thu. Và, bên trong thành thị náo nhiệt này, tôi thấy âm nhạc Việt Anh đang tuôn thành sông, và trôi, còn trôi mải miết...

Nguyễn Đăng Khoa

Sài Gòn, 23.8.2015


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 33)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 179)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 277)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 249)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 365)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 300)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 475)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 499)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1317)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 632)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1039)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22508)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8855)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25552)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19828)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18080)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24544)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31995)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,