LÊ NGỌC TRÁC - TRẦN HOÀNG VY “Sen lạc mùa trong nắng thu phai".

07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5913)
LÊ NGỌC TRÁC - TRẦN HOÀNG VY “Sen lạc mùa trong nắng thu phai".



"Này quà của vợ và con
Dòng tin bằng hữu,
núi non, sông hồ
Khói thơm, với sáp nến khô
Tôi còn giữ lửa,
ngây ngô tuổi mình

Nổi nênh từ lúc
đăng trình
Khi giông bão,
lúc tội tình trăng sao
Văn chương mộng ước Ca dao
Sân Trình, cửa Khổng
xanh xao nghiệp thầy

Ngao du theo hạt bụi gầy
Vịn vào nắng,
vịn vào mây đỡ buồn!
Dựa lưng trăng nhấp rượu suông
Cười như thơ ấu
ở truồng tắm mưa?

Biết yêu em
tự thuở xưa
Thơ tình ghép chữ
mãi chưa thành vần
Liều như bại tướng
vong thân
Mai sau chạnh nhớ,
tình nhân, nhân tình...

Ngoài tri thiên mệnh
lung linh
Chạm vào hoa giáp
thấy mình thấy ta
Đôi khi cảm một sát na
Sợi dây hư ảo
ta bà âm dương

Đêm chong nến,
khói và hương
Giấy thơm, người trải
văn chương ghẹo đời
Ừ ta đang tuổi
hai mươi
Thơ gieo một chữ,
rượu mời người dâng

Năm mươi tám tuổi,
dần dần...
Trăng, hoa, mây, gió
bạn thân cùng trời
Cứ rong ruổi hết cuộc chơi
Tà tà, chậm chậm...
hết hơi. Rồi về!..."

tranhoangvy-content
Nhà thơ Trần Hoàng Vy

Mỗi lần đọc bài thơ trên của Trần Hoàng Vy là mỗi lần trong tôi trào dâng xúc động. Đây là bài thơ Trần Hoàng Vy viết vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 58 của anh. Nội dung bài thơ như một tự khúc của Trần Hoàng Vy viết về một chặng đường đời anh đã trải qua với bao hệ lụy đầy đắng cay lẫn ngọt ngào hạnh phúc. Mà sao, chính tôi bắt gặp lại chính tâm trạng của mình...
Khi đọc thơ Trần Hoàng Vy, tôi lại nhớ về những năm 70 của thế kỷ trước, trên các báo, tạp chí văn nghệ xuất bản ở miền Nam, thỉnh thoảng, xuất hiện những bài thơ của các tác giả trẻ là những người con của miền núi Ấn sông Trà: Trần Hoàng Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On... Chúng ta bắt gặp những vần thơ của Trần Hoàng Vy đậm đà hương sắc ca dao, một Nguyễn Thánh Ngã trữ tình, sâu sắc ngữ nghĩa. Với Nguyễn Tấn On là những rung động đầu đời đáng yêu của thời tuổi ngọc. Ngày ấy, qua thơ của các anh, tôi dự cảm: Trần Hoàng Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On sẽ có những bước tiến dài trên con đường sáng tạo thi ca.

Quả đúng thật vậy, đến nay đã hơn 40 năm, Trần Hoàng Vy, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Tấn On đã trở thành những tên tuổi thân thuộc đối với những người yêu thơ.

 

 Với Trần Hoàng Vy chúng tôi có nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Sau năm 1975, Trần Hoàng Vy với chúng tôi cùng ở tại một vùng đất đồi quanh năm đầy nắng gió của miền cực nam Trung bộ. Trần Hoàng Vy công tác trong ngành giáo dục. Tôi làm biên tập ở cơ quan báo chí. Ôi cái thời đầy gian khổ trong cuộc sống. Cái thời mà dường như cái nghèo, cái khổ chia đều cho mọi người. Trong vất vả, gian nan của cuộc sống thời ấy, Trần Hoàng Vy vẫn âm thầm làm thơ. Năm 1980, anh gởi về tòa soạn và tôi chọn đăng trên báo Thuận Hải bài thơ "Gởi em bài ca dao xưa" (ký tên thật là Trần Vĩnh). Thời bây giờ báo chúng tôi chuyên đăng thơ "cổ động", "Gởi em bài ca dao xưa" của Trần Hoàng Vy xuất hiện như một làn gió nhẹ. Lời thơ gần gũi như lời ru của người mẹ được nhiều người thuộc lòng:
"...
Anh gửi em bài ca dao xưa
Của mẹ ru ta những trưa hè nắng lửa
Hay đêm đông hiu hắt một ánh đèn
Và đời người trong gian khổ từng quen

…"

(Trích bài thơ Gửi em bài ca dao xưa)

Năm 1982, cuộc sống càng khó khăn, Trần Hoàng Vy xin chuyển công tác và đưa gia đình vào Tây Ninh sinh sống. Ngày ấy, anh Phan Chính có nhã ý tổ chức bữa cơm thân mật để tiễn Trần Hoàng Vy hành phương Nam lần thứ hai. Hẹn nhau gặp tại nhà anh Phan Chính lúc 19 giờ. Chúng tôi chờ mãi... đến mòn con mắt vẫn chưa thấy Trần Hoàng Vy đến. Tôi và anh Phan Chính "cưa" nhau nửa lít rượu gạo. Khi chúng tôi đã "sần sần" thì Trần Hoàng Vy mới đến. Vừa bước vào nhà, không kịp thở, Trần Hoàng Vy nói: "Em cảm ơn hai anh nhưng bây giờ em bận lắm, phải lo xe để sáng mai lên đường sớm. Em xin cụng ly, chúc hai anh ở lại sức khỏe. Em không ngồi với hai anh được". Nói xong, Trần Hoàng Vy uống liền hai ly rượu, bắt tay chúng tôi, dắt chiếc xe đạp cà tàng ra về. Nhìn theo dáng lầm lũi của Trần Hoàng Vy trên con đường đêm đầy ổ voi ổ gà, chúng tôi đành chỉ còn biết "thương bạn chiều hôm sầu gối tay". Thế là chúng tôi xa cách nhau. Tuy vậy, vẫn thường đọc và theo dõi những sáng tác thơ văn của Trần Hoàng Vy. Đến bây giờ, Trần Hoàng Vy đã xuất bản được 5 tập thơ . gồm các thi phẩm : Ca dao Mẹ , Thơ gửi tuổi 17,Tự khúc ,Bóng nhớ , Ngược sông. Cùng với sáng tác thơ, Trần hoàng Vy còn là cây bút chuyên viết cho Thiếu nhi và tuổi mới lớn.Tính từ năm 1995 đến năn 2015 , Anh đã xuất bản được 12 tác phẩm , gồm truyện và thơ dành cho Thiếu nhi và tuổi mới lớn. Có nhiều tác phẩm được tái bản theo nhu cầu bạn đọc thiếu nhi .Anh đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chúng tôi thật sự mừng cho anh. Và, tự hào có người đồng hương của mình thành danh ở quê người.
Sống ở phương Nam, trong thơ, Trần Hoàng Vy vẫn đau đáu nhớ về đất mẹ Quảng Ngãi:


"Chiều như chạm gió quê xa
Chút hanh hao nắng, chút da mặn thầm

Từ ta biệt xứ vô âm
Một ngày nhớ gió khóc thầm gió ơi

Quê xa mây lững thững trời
Gió rưng rức chén rượu mời lưng lưng

Nhấp môi Trà Khúc nửa chừng
Quê nhà ngọn gió kịp dừng bên sông?

Có còn ai chuyến đò đông
Chiều nay vấp sợi gió đồng từ quê..."

(Gió từ quê nhà)


Từng sống và đi qua nhiều nơi, Trần Hoàng Vy nhận ra ở đâu cũng là quê hương mến yêu:


"Mang trong mình nấm đất màu
Rằng là quê đó dãi dầu nắng mưa"

(Trích Bài thơ quê trong tập Tự khúc +)


Thơ Trần Hoàng Vy nhẹ nhàng giai điệu, đầy sắc màu. Anh mượn cảnh để thể hiện tâm tình, làm cho người đọc xao xuyến...


"Rơi chiều, nắng nhạt, son pha
Lửng lơ, dải lụa... phù sa chân vườn
Theo sông, khói sóng mù sương
Con chim gọi bạn tiếng nương ráng hồng
Lục bình trở dạ tím bông
Ghe thương hồ giữa mênh mông nước. Chiều
Còn tôi với nắng liêu xiêu
Vó đăng lặn hụp kéo liều vầng trăng!..."
(Chiều sông Vàm)


Chúng tôi đồng cảm với nhà giáo – nhà văn Mang Viên Long khi ông nhận định về thơ Trần Hoàng Vy: "Thơ Trần Hoàng Vy truyền cảm vì sự giản dị - chân thật, sâu lắng vì sự trong sáng – hồn nhiên. Không hề dụng công trau chuốt hay cầu kỳ làm dáng..."
Riêng với chúng tôi, thơ và tâm hồn của Trần Hoàng Vy như đóa sen lạc mùa rực hồng, ngát hương trong nắng thu phai – thật gần gũi thân thương trong cuộc đời như chính anh từng viết:


"Tiền kiếp tôi bông sen lạc mùa thu dìu dịu nắng
Tắm nước cam lồ heo héo mặt ao,
Người mang tôi thuở âm dương bằng phẳng
Hương của ngày bảng lảng thấp cao.

Ước ao,
Vì sao
Lập lòe đom đóm
Băng băng đại ngàn, xanh lẫn vào xanh
Bài thơ ca dao đẫm ướt
Ngày vô ngôn
Đêm cũng vô ngôn
..."
(Trích Tôi, ta và ta...)

LÊ NGỌC TRÁC


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6718)
... ngọn núi mà họ Đặng không ngừng đau đáu thao thiết chinh phục, muốn vượt qua, lại chính là thi ca và, văn xuôi.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 6876)
Rất có thể Lữ Quỳnh đã làm những câu thơ đầu tiên trước khi viết những trang văn.
28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7054)
“…tác giả chỉ là nhân chứng, ghi lại trung thực, những gì Khách-thể trở thành Chủ-thể, cất lên tiếng nói của chính chúng, mà thôi.
23 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7999)
Ngọc Uyên, người nữ ca sĩ có một hành trình âm nhạc đặc biệt
17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7401)
tấm lòng Nguyễn Chính, tôi trộm nghĩ, nhiều phần, những cảm xúc đời thường như hờn giận, buồn vui tình yêu e khó có chỗ trên lộ trình thi ca của tác giả này
14 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5424)
Đây là những dòng thơ của một người đã hơn 40 năm buông bút, như cầm lại kỷ vật, như cầm lại một phần thân th
09 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6231)
Tập truyện “Lá Daffodil Thắt Bím” của nhà văn Nguyễn Âu Hồng, do Thư Ấn Quán xuất bản vào mùa Xuân 2014
05 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6675)
Thơ, không cần phải khoác lên những tấm áo tu từ loè loẹt nữa mà có thể đến thẳng với trái tim, tâm hồn người đọc bằng ý thơ, trực giác thơ ngay cả với những chữ nghĩa giản dị nhất
01 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7232)
Trần không phân biệt được đâu là thân / tâm. Đâu là hình / tướng. Sự sống bay theo hơi men. Trong khi nỗi chết treo lửng những quyến rũ, mời gọi
24 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6251)
Những bài thơ viết về Hà Nội của họ Nguyễn cho chúng ta một Hà Nội, khác. Một Hà Nội, không thể hiện thực hơn!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17066)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12274)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18997)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9180)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8359)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 621)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 994)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1182)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22478)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14015)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,