Phan trang Hy và tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh”.

23 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 9996)
Phan trang Hy và tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh”.

dutule.com (ngày 22 tháng 10-2015): Sáng tác mới nhất của nhà văn Phan Trang Hy là tiểu thuyết “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (*)

Truyện của họ Phan mở vào với hai nhân vật: “Rớt”, và “tấm gương”. Tôi gọi “Tấm gương” trong “Người hay là những cơn mơ mạo danh” (NHLNCMMD) của Phan Trang Hy là một nhân vật vì, “tấm gương” trong truyện họ Phan đã như người bạn đồng hành với nhân vật “Rớt” của ông hoặc, như một người bạn thân thiết nhất, để “Rớt” không chỉ tâm sự mà qua “nhân vật” tấm gương này, Rớt còn có thể đi tìm định mệnh của mình. Một thứ định mệnh ngặt nghèo, bất ưng, như hầu hết những thân phận không chờ đợi của đa số kiếp người.

Ngay tự những dòng thứ nhất của NHLNCMMD, Phan Trang Hy viết:

“Rớt lại ngắm mình trong gương. Đến giờ, cô vẫn không thể tin tại sao cô lại xấu như quỷ. Mới hai mươi tuổi đời, cái tuổi đáng lẽ ra phải đầy những ước mơ của cuộc đời người, cái tuổi mà bất kỳ người con gái nào cũng tràn trề nhựa sống của thân thể tạo hóa đã cho. Nhưng ở cô thì ngược lại. Có thể như thế này sao, hỡi trời? Nhiều lần, rất nhiều lần cô nhìn mình trong gương và cô bật khóc. Và bây giờ cô vẫn khóc. Khóc cho gương mặt già nua trước tuổi của mụ đàn bà nào đó? Có phải gương mặt cô mang là của chính cô hay của một người nào khác? Gương mặt cô đây ư? Vô lý thật!” (NHLNCMMD, trang 5)

Gạt bỏ khía cạnh tâm lý đương nhiên đau đớn, khi một thiếu nữ ở tuổi hai mươi, vừa mở cánh cửa thanh xuân thân, tâm mới định dợm bước vào cõi xanh vườn đời thì, tấm gương đã cho cô thấy mặt trái của niềm tin; phũ phàng của bất hạnh - (bất hạnh phải thụ đắc, phải khứng nhận một một nhan sắc “xấu như quỷ”) - - Tôi nghĩ, khi đẩy nhân vật nữ của mình tới cực điểm của thất vọng, ở khía cạnh ẩn dụ, họ Phan dường muốn cho thấy (nêu lên) những vấn nạn như chiếc bóng bất hạnh khôn rời của một số phận? Hay tính thiêu hủy, ăn mòn gia tăng của lượng át-xít-ác-độc -thời- gian trên một (hay những) kiếp người?

Nó như hai mặt của một đồng tiền thanh xuân và ác quỷ. Cuộc tương tranh giữa ảo ảnh và hiện thực. Nó như một “trận địa chiến” khốc liệt giữa ánh sáng và bóng tối. Tương lai và vực thẳm. Cõi lập lòa ý thức và vô thức...

Chưa hết, vào sâu cõi giới truyện Phan Trang Hy, người đọc còn bắt gặp những hoán đổi vị trí cay nghiệt, liên tục giữa quá khứ và hiện tại. (Tôi muốn nói thời gian đã qua và thời gian sẽ tới). Cụ thể, sự hoán vị giữa bà chủ nhà, người cưu mang nhân vật Rớt – trong vai trò chủ / tớ, đổi sang vai trò van xin Rớt đừng lìa bỏ bà - - Vì, bà sẽ không thể sống khi không có Rớt! Phải chăng, qua ẩn dụ này, Phan Trang Hy còn muốn nói tới tương quan bất khả chia lìa giữa những con vật người sống giữa nhân quần, tập thể?

Cũng như sự xuất hiện (trong gương?) của các nhân vật Thi, tượng trưng cho phần tinh thần, thơ mộng. Như thằng Bạc, hay thằng Đế (tượng trưng cho bản năng:

“...Chạy vào lò vôi bên cạnh cầu, Rớt bắt gặp thằng Đế nằm trần truồng. Bên cạnh nó là chai rượt đã cạn. Áo quần nó vứt một nơi. Mặc sấm chớp. Mặc mưa xối xả. Đế vẫn nằm như không biết có gì trên đời. Ngoài trời sấm chớp nổi lên mỗi lúc một nhiều. Thằng Đế vẫn cứ nằm. Rớt lần đầu tiên nhìn thấy thằng người trần truồng. Cô nhìn trân trân vào thân thể Đế. Nhìn từng bộ phận trên thân thể nó. Một cảm giác thèm của lạ theo nước bọt, bắt cô phải nuốt...” (NHLNCMMD, trang 168)

Tựa mỗi thân phận không chỉ phải gánh vác định mệnh riêng mình mà, mỗi cá thể còn phải gánh vác, chia xót định mệnh đám đông - - Rộng hơn, định mệnh một dân tộc, một đất nước!?!

Nhưng, tựu trung, Rớt vẫn muốn được làm người, dù quỷ đói hay tiên thần. Tính nhân bản qua tiếng kêu rên thống thiết của Rớt, thể hiện qua đoạn văn dưới đây:

“Mày có phải là quỷ không hở Rớt? Hay mày là tiên hở Rớt? Có thể mày vừa là quỷ, vừa là tiên?

“- Không tôi muốn được là người! Ai biến tôi thành tiên? Ai biến tôi thành quỷ! Sao tôi không được làm người? Các người ác lắm! Tôi chỉ muốn thành người.” (NHLNCMMD, trang 96)

Ở đây, họ Phan khiến người đọc nhớ lại quan điểm con người có nửa phần thiên thần, nửa phần thú vật của triết gia Rene Decartes (?)

Và, nhân vật của họ Phan không chỉ muốn làm người mà “muốn thành người”!

Vẫn theo tôi, họ Phan, từ vị trí nhà văn qua tấm gương (nhân vật tĩnh mà rất biến hóa, sinh động) lại phóng chiếu từng chân tóc bất hạnh, như thể ông muốn đưa người đọc tới điểm cực đại của bất hạnh hay, nỗi cô đơn đá tảng của mỗi cá thể giữa nhân quần - - Mà, tâm bão của bi kịch đã phục sẵn ngay tự khởi đầu với ý thức bất lực trước những câu hỏi, không có câu trả lời.

Ở đây, qua những trang văn xuôi thao thiết bi kịch từng thân phận, người đọc gặp lại câu hỏi thường được cất lên trong văn chương của những nhà văn mang tâm thái thương đời và, thương người. Đó là hai câu hỏi căn bản: Con người sinh ra để làm gì? Khi chết sẽ đi về đâu?

Hai câu hỏi này, cùng với Rớt, Tấm Gương (tôi viết hoa) và những nhân vật khác, (cùng một bè, mảng) lênh đênh chìm, nổi bất lực, miệt mài trôi trên khúc sông đời dài gần hai trăm trang của NHLNCMMD.

Điều đáng nói là những nhân vật (cùng nghiệp duyên) với Rớt và Tấm Gương, cũng không thoát khỏi vòng kiềm tỏa ít, nhiều của lượng át-xít-ác-độc -thời- gian trên những kiếp người? Nó như một thứ thuộc tính đương nhiên của định mệnh. Hay đó mới là diện mạo, là chân dung đích thực và, cuối cùng của kiếp người?

Với tôi, trong một chừng mực nào đó, thì cách gì, tiểu thuyết NHLNCMMD cũng vẫn là tác phẩm tự thân có được cho nó độ sâu, đáng kể.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Oct. 2015)

_____________

(*) - Nhà văn Phan Trang Hy tên thật Phan Thanh Bình. Ông sinh năm 1956 tại Đại Lộc, Quảng Nam; hiện dạy học, viết văn tại Đà Nẵng. Tiểu thuyết NHLNCMMD do Hội Nhà Văn XB, với tranh bìa của Đinh Cường.

- Một chi tiết nhỏ, nhưng gây khó cho người viết bài này đó là: Bìa trước cũng như sau của tác phẩm ghi là “Người hay là những CƠN mơ mạo danh” – Trong khi tất cả các trang ruột thì lại ghi “Người hay là những GIẤC mơ mạo danh”. Chúng tôi chọn tên gọi, căn cứ theo mẫu bìa!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2343)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 2033)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
08 Tháng Mười Hai 20215:40 CH(Xem: 2368)
Đêm Nguyễn Thị Khánh Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn… quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2266)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2329)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3729)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3347)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2663)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2841)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2697)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,