Thơ Hoàng Thanh Hương: Đồng Vọng tiếng Còng, Chiêng.

23 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 4888)
Thơ Hoàng Thanh Hương: Đồng Vọng tiếng Còng, Chiêng.

 

dutule.com (ngày 23 tháng 12-2015): Nếu Chế Lan Viên (tên thật Phan Ngọc Hoan 1928-1989) chủ tâm nhập vai người Chàm để tiếc thương cho sự suy tàn của một nền văn hóa rực rỡ - - Như nỗ lực tìm cho mình một chỗ đứng riêng giữa quảng trường thi ca thời tiền chiến, với thi phẩm “Điêu Tàn” - - (Thì) Hoàng Thanh Hương, với thi phẩm “Mùa gió hát” lại là tiếng thơ tìm về nguồn gốc dân tộc thiểu số tự máu huyết của giòng tộc Hoàng. (*)

hoangthanhhuong-content
Nhà thơ Hoàng Thanh Hương

Với trái tim mẫn cảm và, tài năng thiên bẩm, qua ngôn ngữ tựa những bước chân son trầy xước khắc khoải của mình, Hoàng Thanh Hương, lần về quá khứ mịt mùng; tái hiện hồn tính nguồn gốc tộc Mường của mình.

Qua gần một trăm trang thơ mà, theo tôi, không một thi sĩ nào, dù tài hoa đến đâu, có thể đem lại cho người đọc, nói riêng, thi ca Việt Nam, hiện đại nói chung, tiếng còng, chiêng suốt chiều dài lịch sử của một sắc dân, vốn là cội gốc của dân tộc Việt. Dù cho lịch sử, dĩ vãng kia chỉ còn thấp thoáng, ngậm ngùi qua tiếng còng, chiêng cũng đang đổ dốc quên lãng, chôn vùi, hôm nay. 

Có những đêm nằm lại một làng xa
chiếc chăn lành mí nhường tôi
bắp ngô non mí nhường tôi
rượu cần ủ đợi lễ cúng nhà rông
ama bảo cứ uống đi mai làm ché khác
bên bếp lửa thâu đêm ngồi nghe kể chuyện
những người đã khuất những người đang còn
làng có từ bao lâu không ai nhớ
nhưng chẳng ai có thể rời bỏ
mái nhà rông bao đời sừng sững cùng mưa gió
như ánh sao cho người lạc tìm về
như một hẹn thề trăm năm đôi lứa
.
Có những đêm ở lại một làng xa
khuya tiếng chiêng chập chờn cơn say
chập chờn cuộc chia tay giữa ma-người vĩnh viễn
tôi uống cả sương, cả sao trời, cả ánh mắt anh như lửa
những tiếng hú phấn khích, những bước chân phấn khích
thế giới của riêng tôi đặc biệt cảm nhận
để lại có những buổi chiều như gỗ mục
lan man nỗi nhớ
lại ước gì là tiểu nữ thần...”

 (Trích “Buổi chiều và nỗi nhớ”) 

Không phải dòng thơ nào của Hoàng Thanh Hương cũng có chữ “còng, chiêng”...Vậy mà tôi nghe được tiếng còng, chiêng đồng vọng trong từng hơi thở của mỗi con chữ.

Nếu có thể vắt cạn kiệt mỗi con chữ trong thơ Hoàng Thanh Hương, tôi nghĩ, kết quả, chúng ta sẽ có được tiếng còng, chiêng nơi tự thân mỗi con chữ đó. Và, kèm theo là nỗi buồn thất-thổ của cả một sắc dân. Nỗi buồn càng phải được trân trọng và, nhân lên nhiều lần hơn, một khi nó kết, đọng nơi thân, tâm một người còn quá trẻ như Hoàng Thanh Hương.

Nắng dàn lưng amí
nắng phủ vai ama
đàn bò đuổi nhau bụi tung trắng xóa
chị hú vang ba núi chín dồi
tiếng cười lan xa, lan xa
Krông Pa tôi mơ ngày em rực rỡ
Pơ lang đỏ chiều nắng gió
.
“Krông Pa
Trưa phố dài nắng quay nắng quắt
Sau bật khóc tưởng mình như đi trốn
Gió sau lưng bỏng nỗi nhớ nhà
Những ánh mắt bé thơ tha thiết
Dường như đã níu hồn ta.
.
“...Củ mì củ khoai biết thương người vun xới
Ruộng đồng xanh giấc mơ hiền
Dòng la Mláh đêm nay em hát
Người thương em đừng về
Phố thị mờ xa dốc đèo hun hút
Có yêu em thì ở
Đất chẳng phụ người...”

(Trích “Krông Pa ngày tôi mơ”)

Đất chẳng phụ người” dù cho “gió sau lưng bỏng nỗi nhớ nhà”... Nhưng lịch sử bất nhân, dĩ vãng vô ơn, biển lận vốn không có chỗ cho những chất-phác-thủy-chung! Nên tiếng còng, chiêng sẽ vẫn còn thở mình ên, dù một nghìn năm nữa. (Ngay cả giữa hư vô!)

Em chẳng nói được với tôi điều gì
Dấu hiệu cô đơn tâm trạng mất tích
Bất an và hoang tưởng
Xa lạ tôi thế giới khác
Gần sát mặt
Bỏng thịt da
Lòng nhau không chạm...
(...)
“Làng chỉ toàn người già
“Ngồi hoài tưởng
Thời rừng xanh mênh mông
Đêm mang tác, sói tru, côn trùng rả rích
Đêm chiêng mừng cơm mới thâu canh
Đêm cỏ êm môi em say
Mùi cỏ cháy mùi hồng hoang
...
“Còn lại gì sáng mai
Thời gian nước xiết
Tôi bấu vào đâu đêm nay?”
(Trích “Dấu hiệu”)

Và,

“...miền trung nghèo thắt ruột
Tây Nguyên bỏng rát tro tàn rừng chết
Suối đục lờ đờ, cá ngoi ngóp
Còn đâu: nếu em lên biên giới
em sẽ gặp bạt ngàn hoa sim?
 
Lướt qua những miền cây
vấp rễ cây Kơnia già trăm tuổi
sợ mai trở lại
một khoảng màu đỏ ối
hố sâu thẳm, tiếng cưa buốt óc
lửa không phải của đêm xoang Tây Nguyên
nhà sàn không phải của H’Bia, H’Nhí
lửa ngùn ngụt cháy
khói bay, bụi bay, tôi bay
trên chín tầng mây nhìn xuống
hoang trơ núi đồi ngàn năm
thắt tim ngày bất lực
nỗi buồn dài như con đường gai xấu hổ
cột thắt tim tiếng đàn goong day dứt
cung bổng trầm réo rắt
nhớ thuở rừng xanh mênh mang
thác đổ dòng, suối sông ngập hai mùa mưa – nắng
voi hí vượn kêu chim đàn rợp bóng
em ngực trần cõng nước
đi qua chiều...ngẩn ngơ...”
(Trích “Bazan”)

Và nữa:

“Khi những cơn gió bốc bụi ném vào không trung
khi dã quỳ bung vàng khắp thung đồi
khi rét làm môi em căng tươi như trái chăm noi
khi nắng vàng hơn mật ong
và ngực em căng nhức bởi tiếng chiêng anh
là mùa khô về gõ cửa.
(...)
“Đêm không trăng
Gió bốc lá ném vào không trung
Anh ưỡn ngực chắn gió
Em cuốn lại yêng
Chúng mình đốt lửa
Hát ca và say ngất
Đêm nay mùa sinh nở
Chúng mình tràn thác đổ
Bao la đại ngàn buông sóng nước
Những đứa con dũng sĩ, thần nữ hoài thai
Nguyên sơ tình yêu bazan...”
(Trích “Tình yêu bazan”)

Trong “Mùa gió hát” của Hoàng Thanh Hương có nhiều thổ ngữ. Tôi thực sự không hiểu rõ. Nhưng liệu có cần chăng? Khi chính những thổ ngữ kia, thực chứng cho “những bước chân son trầy xước khắc khoải của Hoàng Thanh Hương, lần về quá khứ mịt mùng, tái hiện hồn tính nguồn gốc tộc Mường, của giòng tộc mình.”

Chưa kể, tự thân mỗi con chữ đó còn là tiếng còng, chiêng đồng vọng quá khứ. Những đồng vọng mang ta về gần với nguồn cội của mình.

Du Tử Lê

(Calif. Dec. 23-2015).
________ 

Chú thích:

(*) Hoàng Thanh Hương sinh năm 1979, dân tộc Mường, quê Tam Thanh, Phú Thọ. Hiện cư ngụ và làm việc tại Pleiku. Thi phẩm “Mùa Gió Hát” do nhà XB Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, ấn hành năm 2013, khổ 19x18cm. Hai thi phẩm “Tự cảm”  “Lời Cầu hôn của rừng” xuất bản những năm trước của Hoàng Thanh Hương, đã nhận được nhiều gỉai thưởng cao quý của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam và, Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2359)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 2045)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
08 Tháng Mười Hai 20215:40 CH(Xem: 2383)
Đêm Nguyễn Thị Khánh Minh đầy “rộn lòng dâu bể”, đầy hạt lệ yêu thương, cha mẹ, vợ chồng, bè bạn… quê hương xứ sở, dịch bệnh, phân ly, kỳ thị, ngăn cách, xót xa, giấc mơ em nhỏ châu Phi, giấc mơ em nhỏ Việt…
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2272)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2334)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3739)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3349)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2676)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2845)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2701)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17082)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8363)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 627)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 999)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1190)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22490)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14032)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19195)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7914)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8829)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8511)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11078)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30731)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20824)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25526)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22920)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21748)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19806)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18066)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19264)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16929)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16121)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24522)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34941)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,