NGÔ NGUYÊN NGHIỄM - Vĩnh Thông, kẻ vắt thơ trên tóc xanh

21 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 5735)
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM - Vĩnh Thông, kẻ vắt thơ trên tóc xanh

 

vinhthong
Nhà thơ Vĩnh Thông

(Đọc tập thơ “Trạng thái yêu” của Vĩnh Thông, NXB Hội Nhà văn 2015)

Những bước chân tình cờ của người xưa lững thững một cách vô nhiên trên đường về Bảy Núi biên cương, tiềm thức mù khơi theo sương gió hiện về, khách viễn xứ chợt động lòng trước sông núi ngàn năm vẫn lặng lẽ. Phải chăng, vì vậy đã có sự đột biến phi thường rót ngôn ngữ vào sự hóa thân kỳ diệu của thi ca?

Ở nơi nào cũng vậy, dù xa vạn dặm nhưng người làm thơ vẫn chao động trên từng sỏi đá tinh huyết của quê hương. Từ đó, hồn người như phủ rộng nhân bản theo từng bước trưởng thành, tiệm tiến theo tiến hóa của vạn vật vô tình. Thi nhân có khác gì đâu, cũng xao xuyến bản năng trước không gian thời gian, trước tâm sinh lý, rồi giây phút nào đó bất chợt hình thành tiếng nói.

Nhìn lại những chặng đường cùng bằng hữu bước vào ngõ đoạn trường của năm tháng trôi qua. Những tháng năm của tuổi thanh xuân, ngồi ngơ ngẩn trước những cánh phong du xoay cuồng trong công viên, mà làm thơ. Có vậy, mới cảm thông cho người trẻ tuổi cũng ôm định mệnh nghiệp chướng, thả rong hồn người vào ngôn ngữ và văn nghệ. Khi chợt thấy thêm một bóng hình lủi thủi bước trên sơn lộ thi ca, nhà thơ Hạc Thành Hoa đã chằng thảng thốt “thêm một hồn thơ bước vào cõi đoạn trường”. Nhưng phải nói thêm và rõ, là bước vào mê cung hình như người thơ đều mê cuồng tự nguyện, hy sinh và tài hoa…

Suốt năm dài tháng tận, biết đâu là bến dừng chân, vì nghệ thuật thì mênh mông, sức điều cương cho bạch mã phi trên độc lộ cũng khiến chàng kỵ sĩ nửa mùa nào đó chắc có lúc phải thở dốc bên đường. Một là chợt nghĩ phải tiếp bước lữ hành, hai là vì thời cuộc đành buông cương giả từ mộng hão… Người viết đã thất thập cổ lai hy, đành gom góp những kỷ vãng ngồi lại bên lề nhìn khách giang hồ anh tuấn bước qua. Nhưng cách bước vội vàng, với mớ hành trang nặng trĩu có làm lộ trình chậm bước đi không ?

Tiếng hát căng bờ nắng / Vắt ngang con phím gầy / Dương cầm vang trễ nhịp / Trôi dài trên đôi tay”. Hình như khúc tình ca còn vương vấn chút hơi thở trình diễn ca khúc thính phòng? Người khách bất chợt trôi dài, trôi dài… không là một bài thơ tình còn vương vấn trên dạo khúc, cũng không phải một phổ khúc âm thanh căng dài theo tiếng hát. Thấy gì không, hình như ở đây hình thành từ một họa phẩm lập thể, với tiếng hát dương tính căng bờ hướng giữa không trung, mà phím đàn trong tranh thẩn thờ nằm vắt ngang tạo hình trễ nhịp loáng thoáng trôi trên nền bút măng của nốt Si buồn…

Bước vào không phận của một bài thơ, nét tinh quái sáng hóa một khúc tình ca bằng không gian của ngôn ngữ, trang trải diệu hoặc một cách tự nhiên giữa màu tranh, vùi giữa tiếng hát và cung đàn. Quả thật, thơ đã bước đi ngan ngát trước nhiều biến chuyển tinh khôi. Chính vậy, ngôn ngữ thoát khỏi sự nghèo nàn của chính nó. Trên mặt bằng ngôn ngữ, thi ca không còn giậm chân trong nẻo vắng cô đơn, mà đã có sức sáng tạo bung sâu trên những địa phận nghệ thuật khác.

Diễn đạt khúc tình ca như một buổi hòa âm, đưa thơ vào một lộ trình mới, khiến thơ dù được người thơ chuyển tải không tuyệt diệu như bản sonate của các danh cầm, nhưng ít nhất người làm thơ cũng nuôi dưỡng tri thức sáng hóa một cách tài hoa:

Em là cung Mi thứ
Ta mang nốt Si buồn
Khoảng thời gian màu bạc
Cung trầm vừa hẫng buông
(Cung Mi thứ)

Để rồi “chiều vừa khuất mưa bay”, bản tình ca vừa khép lại, khiến khách phương xa cứ tưởng tượng về đôi bóng nhạt nhòa giữa hoàng hôn, mà âm thanh tiếng phím gầy bung mình huyền ảo trong một không gian buồn của vở kịch Love Story…

Khoác vai người khách thưởng ngoạn phương xa, cầm trong tay thi phẩm nhưng chưa lần nào bước theo nhịp bước của người thơ trẻ. Xa lạ là dĩ nhiên, nhưng người thưởng ngoạn vẫn thấy bóng dáng mình trong đó, bóng dáng trôi theo năm tháng xa rồi. Sự thinh vắng trong thơ Vĩnh Thông, có nét kỷ niệm dịu buồn hình như cuộc bắt chộp hình bóng của “giấc mơ tuổi thơ và cánh đồng”, mang đằng đẵng mà theo người thơ như “mình lạc nhau giữa bến chiều thinh lặng” và lãng đãng như “có nỗi buồn úp mặt tựa vai sông”.

Úp mặt tựa vai sông? Thế nào là úp mặt tựa vai sông? Phải chăng là sự so sánh trong một nhân dáng soi dòng kỳ lạ, nhìn bóng hình của hiện tại trong một gương soi kỳ thú của thiên nhiên. Thiên nhiên thì vô tâm, nỗi buồn là hiện hữu, còn vai sông có thể là diếu tố cho một công thức nhân gian được biến đổi hoàn thiện. Nhưng ngược lại, nếu không có diếu tố vai sông bên cạnh, thì công thức tình ca có thể hiện được để mà người thơ ngồi viết ở quán quen? Nếu không, tại sao lại có những phút giây nhân thế, để rồi hóa thân:

Chốn hẹn hò xưa làm cho ta vui
Chút ký ức chạnh lòng nhau như khói
Mỏng mảnh quá, xin đừng rời ta vội
Giữ giùm nhau một mùa nhớ xa vời

(Viết ở quán quen)

Gìn giữ quá khứ, như hứng sương mai vô sắc của tâm hồn, người đời còn tóc xanh nên sự thanh bạch còn vướng trên ngôn ngữ. Vĩnh Thông cũng vậy, sự trong sáng của thơ là cốt lõi vướng sâu vào dòng thơ nghiệm thể, khiến thơ đi như nguồn suối băng giá trong suốt chảy xuống từ nguồn. Sự hiền dịu của áo trắng, khiến thơ cũng phát khởi như vậy thôi. Không tung tăng đập phá như những dòng thơ phá cách, mà chọn riêng cho mình một vuông đất và một phương trời bày tỏ cô độc trước vòng xoáy của thi ca. Và người thơ đã vạch cho mình một sự thông minh khi bước vào thể nghiệm sáng tạo với thơ: nhẹ nhàng, trầm lắng, đưa những phong cách ngày xanh vào trái tim.

Ta đã hứa cùng em
Hái hoa phượng đầu tiên bừng nởCài
lên mái tóc, ép vào trang vở
Ngắm phượng hồng khép nép, ngẩn ngơ

(Chứng nhân của lời hứa)

“Trạng thái yêu”, có lẽ vậy. Sự trong sáng vòi vọi như núi cao, thanh bạch như dòng sông hiền hòa của vùng địa linh nhân kiệt, chắc chắn sản sinh những kỳ tài. Trước Vĩnh Thông, những thi nhân của vùng “tiền tam giang hậu thất lĩnh” cũng nẩy mầm nhiều hoa quý, một Thùy Linh Thụy Vũ, một Trịnh Bửu Hoài, một Nguyễn Thành Xuân… trở thành những dòng thơ quê hương, phiêu lãng tình ca, trổ nên một thế hệ đầy sắc màu đứng vươn vai trước các vùng đất khác.

Khi đọc tiếp những câu thơ: “Dễ vậy thôi mà không thể hái cho em / Phượng rơi rồi sau đêm mưa ấy / Cơn mưa nhỏ buốt lòng nhau đến vậy / Áo trắng phai từ buổi ta rời”, khách lữ bỗng nhiên chợt nhớ tới những vần thơ trong trắng trong bài thơ kiệt tác “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” của nhà thơ Kiên Giang. Quả nhiên, người phương Nam tâm hồn trinh bạch, trải rộng tình ca như một điệu ru “Dạ cổ hoài lang” khẩn thiết nhưng đầy xao xuyến, dù là trong thất vọng, dù là đang ngoài tay khi vói hái trái uyên ương:

Đêm nay người đi
Chỉ trăng, mưa, khói, sương
Giăng mắc tảng đá trần phố núi
Đi là không quay đầu trở lại
Sao vẫn có những cơn mơ
Phủ dụ phía chân trời

(Phố núi chia ly)

“Dạ cổ hoài lang”, nỗi thống thiết của cuộc tình phu thê trong ngưỡng cửa phong kiến. Chính sư bi thống gào thét giữa thiên địa, nên khai nhụy cho khúc tình ca vượt cả thời gian. Giữa, một là sinh ly và một là tử biệt, của bản “Dạ cổ hoài lang” và thi khúc “Hoa trắng thôi cài trên áo tím”, đoạn kết có cái hậu riêng biệt, đưa thi ca nở thêm đại đóa kỳ hoa. Điều người thưởng ngoạn muốn có một so sánh giữa những bản tình ca như thế, thì chàng thi nhân đôi mươi đã có nét nhìn câu chuyện “Cô gái xóm Cây Dương” hụt hẫng bi thiết, như sự trùng sinh với ca khúc chân chất đầy tình nhân thế của chàng trai bán chiếu Cà Mau trong “Tình anh bán chiếu” của soạn giả lão thành Viễn Châu:

Em có về nơi ấy
Hàng dương vẫn đứng chờ
Màu xanh tìm đâu thấy
Áo ngày xưa nơi đâu?
[…]
Là ngày nghe cô đơn
Rơi bên đường hiu quạnh
Ngày ấy sương rơi lạnh
Em chọn nơi mơ hồ
[…]
Và câu ta mang theo
Cô chú ơi cho hỏi...”
Em gái ngày xanh ấy
Lạc giữa chốn nào rồi?
[…]
Ngàn đời bên kinh xáng
Hai dòng không sóng đôi

(Cô gái xóm Cây Dương)

Trong thi tập “Trạng thái yêu” ngoài bản sắc phù vân trên tình yêu mới lớn, mà người thơ dành riêng ở trang cuối, những câu thơ cho lời hứa hẹn vu vơ: “Bài thơ tình ta viết tặng nhau / Mười năm sau. Chưa muộn / Dẫu cho thời gian qua / Dẫu gió thay màu tóc”. Thơ tình chỉ cần vài bài, thậm chí vài câu cũng mang nhiều hạnh phúc hay bi thống cho văn chương. Chính vì vậy, thi tập trang trải nhiều hướng nhìn về tình yêu, “Trạng thái yêu” cũng chứa đầy những bài thơ cho phương chí, vùng đất, núi non, tiếng cúm núm vừa bay qua biên giới, những vạch sương lần theo dấu cũ, chùa chiền lăng tẩm… Mở rộng lòng ra, từng bước nhỏ trên sơn lộ, người trai trẻ vịn cõi phù vân tìm về một hướng tình cho trạng thái yêu:

Ừ thì uống với núi thôi
Chút se sắt lạnh cuối trời chênh vênh
Cùng say cho gió gọi tên
Cho phong lan tím nở bên kia thềm
[…]
Nơi ta về, có mưa rây
Có nắng thấp, có đông gầy treo nghiêng
Có rượu suông đãi ưu phiền
Ta cùng núi rót trọn niềm thế nhân

(Cuối năm chào núi ta về)

Những người con vùng biên cương, sống chằn chịt trong bao niềm u ẩn, sương khói mây chiều trăm năm vơ vẩn trên đầu. Tiếng chim thu không vội vã mới biết tin rằng ngày sắp xuống, và sẽ có những khúc tình ca được âm vọng trong từng đêm tàn bên ngọn đuốc. Những vọng hưởng đêm đờn ca tài tử, những thi khúc tình ca khiến tâm hồn người biên giới lặng thầm nhìn bước chân qua:

Biên giới
Ai thấy núi buồn thoa mây bạc
Ai thấy tình yêu vừa sang ngang
[…]
Biên giới buồn, biên giới lặng câm
Người câm lặng ngữ ngôn
Dĩ vãng bện thành sông sắc trắng
[…]
Con cúm núm lại bay trở về
Hình như ta vừa giật mình tỉnh giấc
Và lại nghe… Tiếng rơi nước mắt

(Biên giới cuối năm)

Giữa một vùng biên cương vời vợi thì bóng thị trấn nhỏ quá, chỉ loanh quanh mấy gốc phố, dãy nhà dưới ánh đèn đêm vấp khói chợt buồn, nhưng cũng là nơi chôn nhau cắt rún, là gió sương vẩy mạnh ngọn tình thơ. Góc nhỏ cương thổ đầy ấp buồn thấp thoáng cổng trường xưa, của quán quen chất chứa từng ly cà phê sau những vui buồn, tin yêu, tất bật… ở đó “Cà phê một mình / Nghêu ngao khúc hát đơn côi”. Vùng đất chất chứa những tâm linh truyền ấn từ thuở khai hoang của tổ tiên, vẫn gắng chặt hồn người. Sự thiết tha nỗi nhớ như vậy, là điều mặc nhiên với từng vạt đất quê. Có thể thi nhân khác người, nên sự rung động quắt quay trong thơ chứa đựng một tần số giao động tuyệt đối:

Ngày mai, ngày mai
Về với mẹ
Cuộc đồng quy ký ức mùa màng
Chẳng có gì, nhưng cứ về, ta nhỉ!
Chốn xa tóc bạc ngóng chờ

Ngày mai, ngày mai
Người về choáng ngợp lòng quê
Bờ cỏ dại căng tròn miền xanh cổ tích
Những nhánh tràm đu đưa trong yên tĩnh
Đất tổ tiên ta đã về đây!

Ta đi tới khóc cười nhân thế
Quay ra bến cũ đến rồi
Ngày mai về nhé, ta ơi!

(Mai ta về)

Kẻ vắt thơ trên tóc xanh, cũng cùng một phố núi, cũng cùng những đêm sương mờ, cũng cùng nỗi nhớ từng tiếng chim đầu núi, chắc chắn cũng cùng có lúc ngồi bên quán nhỏ đọc thơ mà nghe mùi vọng cổ… Những đóa hoa cúc dại vàng rực trên sơn lộ, những hàng dâm bụt tuổi thơ, những cánh phong du vẫn xoay quanh tiềm thức, những tiếng vọng âm động núi đá vang rền, đệm cho tiếng hồng chung âm tĩnh giữa bốn bề sông núi… Vì vậy, lành thay “Trạng thái yêu” đã là đóa hoa tinh khiết vừa nở rộn ràng trước sương gió biên cương!

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Viết tại Thư trang Quang Hạnh
Nửa khuya, 01/12/2015.
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7913)
Trần Anh Hùng sinh ngày 23 tháng 12 năm 1962, tại Mỹ Tho (một số nguồn ghi là tại Đà Nẵng), Việt Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình Trần Anh Hùng đi sang Lào, sau đó di cư đến Pháp
13 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6059)
Tôi thích lắm, trang thơ Phan Tấn Hải, ở quê người. Những trang thơ, những con đường mây trắng. Con đường thi ca họ Phan, tự thân tựa những hạt nước trong một sát na, chứa cả biển khơi. Chứa cả thế giới:
07 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7971)
Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc nếu như được lựa chọn những bối cảnh không gian, thời gian một cách cụ thể thì âm nhạc, như những viên đạn vô hình, có khả năng bắn phá cõi lòng chúng ta.
02 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6449)
họa sĩ Nguyễn Việt Hùng được biết đến từ những ngày đầu qua loạt tranh “Coastal Sensation” (Cảm Tính Ven Biển) vào những năm 2006-201
31 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6046)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
29 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5720)
Những ngày cuối cùng của năm 2014, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi xuất bản và phát hành tập thơ "Thắp lên miền nhớ" của Trầm Thụy Du
27 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 8226)
Khi được gặp Nguyễn Đức Phú Thọ, lời nói đầu tiên của tôi, sẽ là cảm ơn anh, đã cho tôi nghe những tình ca, điều tai tôi đang thiế
18 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5917)
Nếu được hỏi, chọn nhà văn nào sau biến cố tháng 4-1975, dùng văn chương để xiển dương sự sống một cách nồng nhiệt nhất? - Tôi sẽ không ngập ngừng, chọn Nam Dao, làm một trong số những nhà văn đó.
16 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5194)
Tiếng thơ Lê Nguyên Tịnh xuất hiện trên văn đàn hải ngoại chỉ vài năm gần đây. Nhưng định mệnh đã mỉm cười với ông, ngay tự những dòng thơ đầ
13 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 5464)
Theo ghi nhận của nhiều người thì cõi giới thơ cũng như văn của Trần Yên Hòa, luôn là những cảnh đời thực, tựa những trang nhật ký của đời ông
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,