Tính giáo dục và, những hạt mầm thương yêu trong truyện nhi đồng của Nguyễn Ngọc Hoài Nam.

01 Tháng Ba 201612:00 SA(Xem: 4271)
Tính giáo dục và, những hạt mầm thương yêu trong truyện nhi đồng của Nguyễn Ngọc Hoài Nam.

 

hoainam-content

Nhìn lại lịch sử nền văn xuôi của chúng ta, tôi thấy, nếu ở mảng truyện dành cho người lớn, phong phú bao nhiêu thì, truyện dành cho thiếu nhi (đúng nghĩa) nghèo nàn bấy nhiêu!

Kể từ cố nhà văn Tô Hoài, với hai truyện viết cho thiếu nhi rực rỡ là “Dế mèn phiêu lưu ký” (1941) và “O chuột” (1942); phải hơn hai chục năm sau, chúng ta mới có “Những giọt mực” (1968) thông minh, dí dỏm của Lê Tất Điều.

Khoảng lặng hay khoảng trống của lãnh vực truyện cho thiếu nhi đúng nghĩa, có sức quyến rũ lớn, theo tôi, phải đợi nhiều thập niên sau, chúng ta mới có một số nhà văn viết riêng cho tuổi thơ. Trong số đó, có Nguyễn Ngọc Hoài Nam. Tác giả của những truyện viết riêng cho thiếu nhi quyến rũ, cảm động, đầy tính giáo dục như “Con ma da sau vườn”, Chiếc xe đất nung”, “Học bơi” hay “Cú đấm thôi sơn”, “Giao thừa không đến muộn” …

Nếu Tô Hoài nhân cách hóa loài vật, để chúng trở thành những người bạn thân thiết một đời với người đọc (không phân biệt tuổi tác) thì, Lê Tất Điều nhân cách hóa sự vật, để mang đến cho độc giả những rung động trong sáng, dí dỏm, êm đềm. (Thì,) nhân vật của thế giới truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Hoài Nam, lại chính là trẻ thơ. Con đường bất trắc, gian nan hơn cả.

Tại sao?

Bởi vì, với tôi, việc nhân cách hóa con vật hay một sự vật, tuy vẫn không thể ra ngoài phạm trù tâm lý (ứng dụng tâm lý con người) để “nhân vật” có được linh hồn, trái tim, hơi thở của sự sống. Nhưng cách gì thì, giữa độc giả và con vật, sự vật, đã được nhà văn nhân cách hóa, vẫn có một khoảng cách lớn. Đó là thực tế, người đọc không thể nhập vào “nhân vật” để cảm nhận mức độ tâm lý của các “nhân vật” trong truyện có bao nhiêu phần trăm phản ánh đúng thật, tâm lý con người.

Nhưng, khi một nhà văn viết truyện cho nhi đồng mà, chọn nhân vật của mình chính là trẻ thơ, thì bằng kinh nghiệm mỗi cá nhân, người đọc, sẽ rất dễ dàng lượng giá khả năng ứng dụng tâm lý của tác giả vào các nhân vật nhi đồng ấy.

Là người trong quá khứ cũng từng viết dăm ba truyện cho thiếu nhi, tôi hiểu, khi chọn con đường “trực diện” với các nhân vật thuộc thế giới trẻ thơ, nhà văn sẽ rất dễ thất bại nếu không nắm vững tâm lý nhân vật thiếu nhi của mình.

Nhà văn cũng sẽ không mang lại cho người đọc những lượng phù sa ý nghĩa cần thiết, nếu bên cạnh khả năng nắm vững tâm lý thiếu nhi mà, truyện lại thiếu mạch ngầm giá trị giáo dục, xây dựng trên căn bản tương đối đơn giản (thích hợp với tuổi thơ) là tình cảm gia đình: Ông bà, cha mẹ, anh chị em, sân trường, bạn học, lối xóm…

Vẫn theo tôi, may mắn thay và, cũng hạnh phúc thay, khi Nguyễn Ngọc Hoài Nam, là nhà văn viết truyện tuổi thơ (đúng nghĩa) tự thân, đã có được cho Nguyễn những đòi hỏi, để truyện nhi đồng của Nguyễn, chẳng những khiến người đọc (lớn tuổi) thấy lại chân dung tuổi thơ mình trong truyện mà, chúng còn có thể chắt ra những giọt lệ rưng rưng, cảm động bên bờ những con chữ chứa đựng rất nhiều phù sa giáo dục, hạt mầm thương yêu, chia sẻ, hy sinh cho kẻ khác.

Không nói tới những truyện nhi đồng khác của Nguyễn Ngọc Hoài Nam, đã được nhiều nhà phê bình nói tới, như truyện “Con ma sau vườn”, hay “Giao thừa không đến muộn”… Ngay với truyện “Thuốc tiên” mà tôi đang có trước mặt, thì, đó cũng là một truyện có đầy đủ cá tính, phẩm chất nhà văn viết về tuổi thơ, rất đáng trân quý của tài năng Nguyễn Ngọc Hoài Nam.

“Thuốc tiên” vẫn là một truyện đơn giản, (dễ đọc với trẻ thơ), xây dựng trên nền tảng một gia đình nghèo. Nhưng tình thương yêu, tính hy sinh tự nhiên, hồn nhiên tới cảm động của tất cả mọi nhân vật trong truyện, từ ba má của “thằng Ba”, nhân vật chính, tới mấy đứa em của nó, như “con Tư” hay “thằng Năm”…

Câu chuyện xoay quanh một cơn sốt của thằng Ba (như một may mắn hiếm hoi); vì nhờ thế mà thằng Ba, cũng như các em nó, mới có… cơ hội nghĩ tới một tô hủ tíu!…

Nguyễn viết:

“… Ở miền quê ngoại thành này, cái quà cái bánh chỉ là vài cục kẹo đục, dăm khúc mía lau, mấy trái ổi xá lị. Có bao giờ nó dám nghĩ dám mơ được ăn hủ tíu đâu, nếu như không ốm. Mà đám trẻ miền quê như nó đâu có dễ ốm. Cứ mình trần đầu trần trùi trụi nắng mưa, khỏe phây phây. Họa hoằn lắm cả năm mới cảm sốt một lần. Cũng là chừng ấy thời gian mới được biết đến hương vị thơm ngon của nước lèo xá xíu bò viên. Ốm, nhưng đã, nhưng khấp khởi chờ nôn nao đợi là vậy. Được bố gỡ cái thèm thuồng mắc míu hai ngày nay trong lòng, đêm đó dù còn sốt nhưng nó ngủ ngon hơn. Hai đứa em của nó cũng vậy, ngủ mà cứ mớ: “Hủ tíu! Hủ tíu!...

Không ngừng lại ở “phân cảnh” tô hủ tíu mơ ước đi vào… giấc mơ của anh em thằng Ba ở mức làm cho người đọc nhạy cảm có thể mủi lòng, Nguyễn đẩy hủ tíu trong mơ của mấy nhân vật nhi đồng của ông, lên tới “đỉnh cao” hiện thực là sự có mặt… kỳ diệu các tô hủ tíu đó:

“… Bảy giờ rưỡi. Bố vẫn chưa về. Càng lúc nó càng hồi hộp, căng thẳng. Cả hai đứa em nó cũng ngồi ở bậc cửa ngóng ra ngoài đường. Thường bữa nào bán ế lắm bố mới về trễ vậy. Mà bán ế thì bữa tối có khi còn không có, nói gì đến hủ tíu. Hơn tám giờ tối. Mẹ nấu cơm xong, tới sờ trán nó làm nó giật mình. - Hết sốt rồi. Con đói không? - Con chưa đói. Con còn nóng đầu mà mẹ. - Trán mát nhiều rồi. Ngày mai là hết ốm. - Nhưng con còn mệt… - Vậy hả. Hay con ăn đỡ miếng cơm nhé? - Dạ thôi… con chờ bố… - Chắc bố cũng sắp về. Nếu đói nói mẹ lấy cơm ăn đỡ. - Dạ! Hai mẹ con đang trò chuyện thì con Tư và thằng Năm đồng thanh reo lên: - Bố về! Bố về! Thằng Ba quên cả mệt, quên cả đầu chỉ còn hâm hấp nóng, bật ngồi dậy nhìn ra ngoài, thấy bố dắt xe đạp chở thùng kem dựng ở góc nhà. Nó chăm chăm theo dõi từng động tác của bố, đến khi bố mở thùng kem lấy ra bịch hủ tíu đưa cho mẹ, nó mới vỡ òa vui sướng, tan biến hết những hồi hộp lo lắng trong lòng suốt ngày hôm nay. Hai đứa em nó líu tíu theo mẹ cầm bịch hủ tíu ra sau bếp, rồi líu tíu đi sau mẹ bê tô hủ tíu đến bên giường cho nó. Con Tư và thằng Năm mon men lại gần, cần cổ chạy lên chạy xuống vì nuốt nước miếng, ngước ánh mắt thèm thuồng nhìn anh: - Anh Ba nhớ chừa nước lèo với tóp mỡ cho tụi em trộn cơm ăn nhe. - Ừ, chờ anh ăn xong anh cho. Ba anh em ngồi vây quanh cúi nhìn tô hủ tíu. Vẫn như thông lệ, đứa ốm chỉ được ăn hủ tíu với thịt xá xíu, còn nước lèo chừa cho mấy đứa còn lại trộn cơm chia nhau. Đâu dễ gì có được một bữa cơm trắng trộn nước lèo hủ tíu. Một đứa ốm cả bầy được nhờ. Hai đứa em nó chờ đợi mong ngóng theo nó suốt ba ngày nay là vì vậy. Thằng Ba hít hà hơi khói nóng bốc lên thơm phức phà vào mặt vào mũi, những mệt mỏi cảm sốt cuối cùng bay vèo hết sạch sành sanh. Nó chậm rãi cầm muỗng múc một chút nước lèo đưa lên miệng nhấm nháp. Vị ngọt vị béo tan trong lưỡi, xuống cuống họng, rồi lan ra khắp người. Lâu lắm rồi, hơn một năm trời nó mới lại được thưởng thức món thuốc tiên này…”

Nhưng “cao trào” cảm xúc, khiến người đọc là tôi, nghe lòng mình dấy lên nỗi niềm bùi ngùi, thương cảm thì một “phân cảnh” khác, vẫn trong mạch chảy của thương yêu, chia sẻ, lại bất ngờ hiện ra:

Đang lâng lâng ngây ngất thì nghe tiếng bố mẹ nói chuyện thì thào sau nhà: - Sao bố về trễ vậy? - Tại phải lấy thêm kem, chạy xa thêm, bán ráng chút mới đủ tiền mua hủ tíu cho con. Thằng Ba nghe xong khựng lại, lòng nó chợt chùng xuống cái uỵch, có cái gì đó ứ nghẹn ở cổ. Vị ngọt vị béo của muỗng nước lèo biến đi đâu mất tiêu, thành ra cái vị gì đắng ngắt trong miệng. Bố từ nhà sau đi lên. Nhìn bố, nó thấy bố phờ phạc mệt mỏi hơn mọi ngày, cảm giác hối hận nặng chịch trong lòng. Bố ngạc nhiên: - Con sao vậy? Sao con không ăn đi? - Dạ… - Con ăn đi, không nguội bây giờ - Mẹ nói thêm vào. - Dạ… Con hết sốt rồi. Con khỏe rồi. Con không cần ăn nữa… Bố mẹ nhìn nhau, rồi nhìn nó như hiểu ra điều gì, cười âu yếm: - Con chưa khỏe đâu. Không ăn ngày mai ốm trở lại, nghỉ học mất bài nữa. Thôi ăn đi con! - Con… khỏe hẳn rồi. Tô hủ tíu này… bố ăn đi… - Bố mẹ khỏe mà, ăn gì cũng được. Mà bố mẹ thích thì ăn lúc nào chẳng được. Thôi vậy nè, con với hai em ăn chung đi cho vui. Thằng Ba nhìn hai em, rồi nhìn bố mẹ, lòng ấm áp với tình cảm thương yêu của cả nhà dành cho nó. Lần đầu tiên sau mấy ngày nằm bệnh, nó mới thấy trong người khỏe khoắn tươi tỉnh đến vậy. Không còn ê ẩm nhức mỏi, không còn hâm hấp nóng. Nó chợt hiểu, chính tình thương yêu đó mới thật sự là thuốc tiên giúp cho nó hết bệnh. Nó bưng tô hủ tíu đến trước mặt con Tư và thằng Năm, hai đứa em cũng đang ngước đôi mắt vừa trìu mến vừa thèm thuồng nhìn nó: - Cho hai đứa nè, ăn hết đi, nhớ chừa nước lèo cho anh trộn cơm.”

.

Tôi biết, trích dẫn của tôi, có phần hơi dài! Nhưng tôi tự thấy, nếu trích dẫn ít hơn thì, giống như tôi đã lấy bớt từ tô hủ tíu của anh em thằng Ba chút nước lèo mà, nó đã nhắc nhở các em nó hãy chừa lại cho nó, để… “trộn cơm”.

Và, tôi nghe có một chút gì cay cay trong mắt mình.

Du Tử Lê,

(Calif. 29 tháng 2-2016) 

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Bảy 201710:38 SA
Khách
Cảm ơn chú, bài viết hay quá chú ạ!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7891)
Nhạc sĩ Việt Anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, và rất trẻ, anh sinh năm 1976. Với một người trẻ, được choàng lên vai những vòng nguyệt quế từ rất sớm đã là một việc không phải dễ dàng, thì khước từ nó, để bước tiếp
11 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5367)
Hàng ngũ những người trẻ làm thơ, lên đường sau biến cố tháng 4-1975 ở VN hiện nay, là một con số khó ai có thể thống kê, dù với một biên độ sai biệt lớn.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7432)
Tôi nghĩ, Sỹ Liêm đã cho những người đọc ông, một số câu thơ hay - - Khi định-mệnh-thơ đã đưa ông trở về với lục bát truyền thống
29 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 16614)
Trong số những bạn trẻ của tôi, ở lãnh vực văn chương hay báo chí, không ít người có tuổi thơ cháy nám!
27 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5960)
Có những bài thơ, mới đọc sơ qua, người đọc chưa thấy gì... rồi bất chợt gặp chỉ hai câu trong bài thơ, chúng ta chợt rùng mình, bật thốt lên: Tuyệt cú, đây rồi
21 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5977)
Bài thơ ngắn - cực ngắn, chỉ vỏn vẹn có 9 từ, Đinh Tấn Phước đã vẽ nên một bức tranh quê đẹp và buồn lạ lùng. Đọc xong bài thơ, người đọc bỗng chợt nghe lòng man mác buồn thương về quê nhà xa lắc...
04 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6421)
Ở lãnh vực VHNT, tôi nhận thấy, dường như trước một hiện tượng hay, một phong trào, dư luận đám đông thường chẻ đôi: Bênh / chống.
29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5719)
Tôi kết bạn với Nguyễn Phương Thúy qua facebook khá muộn. Nhưng từ khi kết bạn với chị tôi luôn dõi theo từng bước chân trên địa hạt văn chương của chị
27 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5626)
Qua thơ của Trần Cao Duyên, chúng tôi tin rằng "Làng cát" - miền biển - Sa Huỳnh sẽ được những người yêu thơ biết đến "Miền êm đềm sóng vỗ gọi người xa".
15 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5316)
Với những ai chỉ theo dõi những cuộc trả lời phỏng vấn của Võ Thị Xuân Hà, mà không tìm đọc truyện của nhà văn này, tôi e nhiều phần họ sẽ nghĩ, thế giới truyện Xuân Hà chắc khô khan, lý trí, khó nuốt… Sự thật, ngược lại
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8347)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,