Du Tử Lê, “cám ơn thơ mộc, Thanh Vân”.

09 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 4864)
Du Tử Lê, “cám ơn thơ mộc, Thanh Vân”.

 

Không hỏi, nhưng tôi nghĩ, khi Đa Mi cho chữ “M” rực đỏ, trên nền bìa tối-xám của thi phẩm “Phác thảo đêm” thì, rực đỏ ấy đã tiên báo, mặt bên kia con chữ của thơ Ngô Thanh Vân, là những guồng lửa sống: Ý thức / Tin tưởng / Mạnh mẽ vươn cao trên những game màu bi thảm của hiện thực xã hội, hôm nay.

Tôi cho, đó là tín hiệu truyền thống nhân văn, của những người trẻ làm VHNT. Không nhiều.

Nỗ lực tách thoát khỏi bầy đàn, với tôi, luôn là chỉ dấu của những tài năng mà, tấm lòng thành khẩn đã đưa họ tới được những khoảng trời xanh, mới. Họ chấp nhận cô đơn, chấp nhận thiểu số. Lội ngược. Nhưng, vẫn theo tôi, đó mới chính là chân dung nhà văn. Bản lãnh thi sĩ.

Nếu cần phải phân hạng thì, Ngô Thanh Vân, thuộc hạng mục cô-đơn-tự-hào, cùng với chủ tâm khai thác tính… “mộc” của ngôn ngữ Việt. .

Phác thảo đêm” (PTĐ) của Ngô chia thành 5 phân khúc. Mỗi phân khúc là một phân cảnh phim câm về cuộc sống hôm nay; được ống kính thi sĩ ghi lại trung thực qua ngôn ngữ dựng trên những lời nói thật.

Cách khác, chúng là những “tự tình khúc” ở nhiều tình huống của định-mệnh-tiên-thiên-người-nữ.

Giao hưởng đêm” là bài thơ đầu, mở vào phân khúc thứ nhất, tựa đề “Khúc đêm”.

Cận cảnh của “khúc đêm” là:

lũ chuột hành quân trên mái nhà

la phông mục rỗng của ba mươi năm chịu đựng

làn làn bụi bay

(không biết bao giờ mới được bê tông hóa)

đồng tiền gối đầu theo lương tháng

tựa sóng. Cứ xô. Cứ xô.

Tác giả dùng “cận cảnh” này làm nền hay “sân khấu” cho:

lũ mèo động tình

eo óc óc eo gào vào thinh thinh khoảng trống…”

và liên tưởng trực tiếp:

ngôi nhà vắng đàn ông đàn bà ngồi bó gối nhìn đêm

chẳng có lúa mà xay

nước máy không delete được cái nóng rẫy bản năng vùng vẫy…”

-Bản năng? – Đúng vậy. Nhưng con-vật-người không phải lúc nào cũng sống với bản năng. Nhân loại, dù ở bất cứ đâu, vẫn sống, vẫn tồn tại với những gì, khác hơn bản năng (dù cho chỉ là một mùi hương):

Quỳnh nhẹ nhàng vào đêm xòe bung giao hưởng trắng

lớp lớp váy tốc xòe đan kết bung nở

dịu dàng đêm. Tinh khiết đêm. Mùi thiếu nữ

cánh cửa bật tung

Người đàn bà quỳ vào đêm

Ngan ngát hương…”

Vào phân khúc 2: “Bản ngã”, vẫn bài đầu tiên, “Từ Cỏ”, một đoạn thơ lấp lánh hiện ra, trong sáng, tự nhiên, như mầm sống di truyền muôn đời của mọi sinh vật:

ánh nắng soi vào buồng

rơi vào quá khứ hiện tại

ngày mới nhu nhú mầm

được gieo bằng niềm tin

bằng hy vọng

.

cánh đồng kia xanh đến tận cùng

chợt hiểu

quảng gánh lo đi mà vui sống’

trái tim mình nhẹ bỗng ngân vang...”

Dù vậy, trái đất không phải là thiên đàng. Xã hội không luôn là những giải lụa trắng, đem ước mơ về đỉnh ngọn thủy chung. Vẫn dùng chữ, nghĩa “mộc”, Ngô viết:

Tôi - con chim sợ cành cong

thu mình trong bóng tối

liếm láp vết thương

ngày cũ

vết sẹo lồi tím ngắt…”

Nhưng Ngô vẫn tìm kiếm, hỏi mua:

ai bán niềm tin?

tôi xin mua về gia cố lòng mình

để có thể mở lòng đón nhận

nồng nàn, yêu thương

.

đoạn sông đó sẽ phải đi

cần phải đi

phải đi

ngôi nhà tôi bên lở

ăm ắp tiếng trẻ khóc cười

và những điều quay tròn bổn phận

Mặc niệm mình

tôi thấy tôi nhỏ bé

trước

nụ cười con.

Thiên thần!

(Trích “Đàn bà ba mươi” # 2)

Tuy nhiên, khi ống kính (hay tâm thức) thi sĩ của Ngô Thanh Vân, chuyển động qua phân cảnh khác: Mảng xã hội khuất, lấp, phần thứ 3, “Khúc Rời” thì, nó lại là mặt bên kia của đồng tiền-phận-nữ. Ở đó, tất cả mọi tệ nạn lừa đảo nhầy nhụa, hạ thấp nhân phẩm người nữ; từ phong trào phá thai, tới màng trinh giả, bùa yêu… đã được Ngô Thanh Vân ghi lại, không chỉ tựa tố cáo hay, lên án mà là tỏ bày đồng cảm với mẫu số chung: Phận-nữ trước bão lốc “cơm, áo, gạo tiền”.

Vẫn phong cách “mộc” cố hữu, Ngô Thanh Vân viết:

hôm qua nghe thấy drap cười

vào mặt đại gia

lắm tiền nhiều của

mê chân dài

biếm họa cái màng trinh vá

đâu đó nơi gốc cây

đâu đó nơi nhà nghỉ

đâu đó nơi công viên

đâu đó nơi nơi nơi…

từng cặp từng cặp mải mê

từng cặp từng cặp khám phá

từng cặp từng cặp đổi chác

từng cập từng cập hiến dâng…

.

đâu đó nơi nơi nơi…

giá trên trời dưới biển

người lên mây - xuống vực

kẻ điêu đứng khóc cười

.

cũng ở giọt máu rơi!”

(Trích “Không đề”)

Vẫn phim câm – nhưng, với tôi, chính sự không một đối thoại (dù ngắn ngủi, cộc cằn) càng khiến người đọc “Trước Từ Dũ” của Ngô Thanh Vân, dưới đây, không thể rùng mình hơn:

Từng cặp từng cặp lầm lũi

chẳng nói với nhau câu nào

cùng nhìn chăm chăm phòng khám

.

một vài đôi mắt lấm lét

giữa nhiều cặp mắt vô hồn

cũng ngồi chờ đến lượt

tiếng leng keng lạnh buốt

va vào thành tử cung…”

Nhưng, như đã nói “…khi Đa Mi cho chữ “M” rực đỏ, trên nền bìa tối-xám của thi phẩm “Phác thảo đêm” thì, rực đỏ ấy đã tiên báo, bên kia con chữ của thơ Ngô Thanh Vân, vẫn là những guồng lửa sống: Ý thức / Tin tưởng…”, tôi bước tới phân khúc 4 và 5: “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương” – Và, “Nơi yêu thương đi về”.

Thông điệp chính ở hai phân khúc còn lại trong PTĐ của Ngô Thanh Vân, là tình mẫu tử và, địa danh - hai cảnh-quan-mặc-nhiên ương, giữ những mần-cây-kỷ-niệm, không cớm đi mà, sẽ còn lớn mãi, trước thiên tai, nhân tai, xã hội.

Rất ca dao, Ngô Thanh Vân viết:

vai con mẹ hãy tựa vào

cho nguôi ngoai chút phần nào đắng cay

cầm bằng vịn cả hai tay

lòng này hẹn đến kiếp này, mẹ ơi

(…)

mẹ đi lạc cả khúc sông

con cò dưới ruộng con công trên bờ

rạc rời thân hạc ơ hờ

chiều nay gió thổi tơi bời xóm quê…”

(Trích “Ru Mẹ”)

Và:

Thì người nhé, đường xa vạn dặm

giữ cho nhau lưu luyến cuối cùng

để ta biết người đi vẫn nhớ

Pleiku buồn. Như một dấu chấm than!”

(Trích “Chạm Thu”)

.

Phác Thảo Đêm” của Ngô Thanh Vân, với tôi, có dễ là thi phẩm thứ nhất tôi đọc, có được cho nó chuỗi mắt xích bất khả phân ly, về tương tác tâm / sinh lý phận-nữ từ trang đầu tới trang cuối.

Mặt khác, nếu ngôn ngữ Việt thuộc nhóm Đơn-âm / Monosyllabic (không phải Đa-âm / Polysyllabic), cho phép thi sĩ lập lại, đảo ngữ, tận dụng bổ ngữ như “eo óc, óc eo” hay “nhu nhú”… rất Việt… thì, những chữ mới như “thinh thinh” trong thơ của Ngô lại gây khó cho cảm nhận tức thì nơi người đọc!.!

Tuy nhiên, nếu cần phải có thêm lời nào, cho bài viết ngắn này, thì tôi xin được nói:
“Cám ơn thơ mộc, Ngô Thanh Vân”.

Du Tử Lê

(Calif. April. 2016)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 5890)
Và sự thật tập thơ “Quen Và Lạ” của Trần Võ Thành Văn đã nói cùng tôi rất nhiều điều, khiến tôi phải suy ngẫm
07 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 5897)
Trần Tuấn Kiệt có bút hiệu Sa Giang. Ông sinh ngày 01 tháng 06 năm 1939 tại Sa Đéc, từng theo học trường Cao đẳng Quốc gia Âm nhạc (Sài Gòn)
03 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7708)
Trên bước đường lưu lạc, đôi lúc chúng ta trôi nổi theo dòng đời bất tận và có lúc mỗi người trong chúng ta có lẽ ai ai cũng đã hơn một lần bồi hồi nhớ lại nơi chôn nhau cắt rún của mình với những ngày thơ ấu;
28 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6021)
"Đối diện tôi" gồm 60 bài thơ, Hồ Nghĩa Phương viết về gia đình, tình yêu quê hương Quảng Ngãi và những vùng đất đã từng lưu lại trong anh nhiều kỷ niệm
23 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 10014)
Với tôi, trong một chừng mực nào đó, thì tiểu thuyết "Người hay là những cơn mơ mạo danh" cũng vẫn là tác phẩm tự thân có được cho nó độ sâu, đáng kể
19 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6528)
Lữ Kiều thuộc thế hệ những chàng lãng tử... Thế hệ sinh ra và lớn lên, trưởng thành, lọt hẳn vào chiếc võng đu đưa với điệu ru buồn nhất của mẹ Việt Nam.
13 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5552)
Như khí hậu của những truyện cực ngắn, thơ Bình Địa Mộc, không sáo ngữ, không mỹ từ rỗng tuếc
05 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5297)
Nhà giáo - nhà thơ Minh Triết Trần Thiện Đạt là người con của làng Hải Châu, xã Nghĩa Hiệp, một làng quê nghèo bên dòng sông Vệ, Quảng Ngãi
26 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5565)
Với những trải nghiệm , gắn bó với cuộc sống, yêu thơ hết mình, chúng tôi tin rằng, trong tương lai: Trần Thị Cổ Tích, Khôi Nguyên và Bùi Thị Thương sẽ gặt được những mùa vui trên cánh đồng thi ca.
21 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5445)
Không biết có phải vì nhân loại ngày càng có quá ít thời gian dành cho việc đọc sách, nhất là thể loại văn chương hay không?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8838)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17103)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9212)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,