Nguyễn Văn Phong, cây bút không “phải lòng” chiếc bóng mình.

17 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 3843)
Nguyễn Văn Phong, cây bút không “phải lòng” chiếc bóng mình.

 

Từ “tiểu-thuyết-mới”, tới văn xuôi, một cây bút trẻ.

 

Tôi có xu hướng quý, mến những cây bút đem được họ ra khỏi chiếc gương soi nhân vật, để họ không “phải lòng” chính chiếc bóng (nhân vật) của họ.

Có dễ vì thế mà, gần đây, có chút giờ rảnh, tôi tìm đọc văn xuôi Nguyễn Văn Phong - - Và, cõi văn xuôi của Nguyễn đã cho tôi cơ hội gặp lại xu hướng thưởng thức văn chương của mình.

Với những người viết văn có ý thức, có trình độ đọc, hiểu… đều hiểu rằng, mặt bằng văn chương thế giới đã từ chối gần một thế kỷ, cái mà những nhà phê bình văn học thế giới gọi là nền văn học tâm lý toàn triệt - - Hoặc nhà văn như… “Thượng đế”! Cái gì cũng biết, mọi xung động của thất-tình đều có thể chẻ thành đôi, thành ba, cộng thêm quyền sinh sát trên nhân vật!?!

Theo nhà phê bình văn học R-M. Albéres, trong cuốn “Văn Học Thế Giới Hiện Đại / Les Littératures Contemporaines À Travers Le Monde” thì, để phản ứng lại sự kiện tự cho mình vai trò “Thượng đế”, cuối thập niên 1940, ở Pháp, một phong trào gọi là phong trào “Tiểu thuyết mới / Nouveau Roman”, do nhà văn Alain Robbe-Grillet và các bạn đề xướng… Họ tập trung quanh nhà xuất bản “Nửa Đêm” / Editions de Minuit”. (*) Họ chủ trương trả con người, sự vật, thiên nhiên về bản chất thực của nó. Nói đơn giản, dễ hiểu là bản chất khách quan…

Phong trào này, chỉ tồn tại được một thời gian thì bị những phong trào văn chương khác qua mặt, loại bỏ, nhận chìm nó vào quên lãng…

Ở Việt Nam, chẳng những phong trào “Tiểu thuyết mới” (đã trở thành cũ) không được nhiều nhà văn Việt Nam quan tâm - - Mà, tới hôm nay, chúng ta vẫn còn khá nhiều nhà văn “đắm đuối” với những “chuẩn mực” văn chương cổ điển: Xây dựng tác phẩm trên căn bản tâm lý kỳ khu, tạo cao trào, nút thắt, nút mở… Họ đầu tư mọi nhọc nhằn tưởng tượng sao cho có được những tình tiết éo le, gay cấn, tình dục bệnh hoạn… để tạo tên tuổi, chỗ đứng cho mình! (**)

Tuy nhiên, cũng có một số nhà văn đem được họ ra khỏi vực xoáy đục ngầu cái cũ, để hiển lộ những cách cảm nhận khác, ứng hợp hơn với thực tế đời sống thực dụng, lạnh lùng đương đại.

Trong số ít ỏi này, theo tôi, có Nguyễn Văn Phong.

Nguyễn không phải là cây bút của tiểu thuyết (dù là “Tiểu thuyết mới”). Nguyễn là người viết đoản văn – đúng hơn cây-bút-tùy-bút.

Với tôi, Nguyễn không chỉ có khả năng ra khỏi chiếc gương soi nhân vật, để không “phải lòng” chính chiếc bóng (nhân vật) của mình - - (Mà), Nguyễn còn có khả năng đem nhiệt-hứng chữ nghĩa về ngưỡng “zero độ”. Từ khởi điểm đóng băng này, tính khách quan trầm tĩnh (không chút son-phấn-cao trào, xoay-trần-tâm-lý, xiển dương tình dục bệnh hoạn) trong văn xuôi của Nguyễn hiển lộ tự nhiên, không… “gân cốt”, không… “đồng bóng”, với khá nhiều hình ảnh bất ngờ, gần với thi ca.

Ở đoản văn (hay tùy bút) tựa đề “Nhạt nhòa” viết về mối liên hệ lỏng lẻo, nhưng bền chắc của truyền thống gia tộc Việt Nam, Nguyễn nói về một người phụ nữ, Nguyễn gọi bằng “Bà” và, những đứa con, cháu của người Bà ấy. Toàn bộ đoản văn không có một chi tiết giật gân, gúc mắc. Nó như dòng chảy nhạt nhòa, ẩn khuất lãng quên của một con mương đào; những cơn gió thoảng, nhẹ tới mức không được ai nhận biết… Nhưng, trước khi ra khỏi “Nhạt nhòa”, Nguyễn Văn Phong viết: 

Tôi thấy con đường đất thân quen vắng bóng những đôi mắt nhìn mình qua kẽ lá. Như thể những bông hoa dại sẽ không còn nở nữa trong tôi, và trên con đường đá nhỏ…” (Web-site dutule.com) 

Hoặc trong đoản văn tựa đề “Không còn gì của đêm qua”, Nguyễn Văn Phong, ghi lại cuộc gặp gỡ thoáng chốc với một người con gái lam lũ, phụ trách việc chuyển than cho lò đốt xe lửa… Trước, sau 2 lần thấy nhau, không một bày tỏ cụ thể nào, ngoài ánh mắt của Nguyễn: (Nhà văn quan sát khách-thể).

Cuối cùng Nguyễn ghi: 

“…Chỉ còn một lát nữa thôi là trời chuyển sáng. Khoảng thời gian ấy cũng vừa đủ để chúng tôi hiểu rằng chưa quen nhau. Đúng như không có một cuộc chuyện trò nào giữa tôi và em. Chỉ lát nữa thôi, không có chàng hoàng tử nào trước cuộc sống của người con gái ấy, bởi tôi lén đi trong hơi sương của màn đêm hấp hối, giấu đi tất cả những mơ tưởng hoang đường để trở về với sự cũ kỹ của một ngày mới, chỉ có buổi sáng là huyền diệu, vì nó hứa hẹn những điều đẹp đẽ cho cuộc sống, và tôi đi tìm những thứ viển vông mới vì không còn gì của đêm qua.” (Nđd). 

Hoặc nữa, trong đoản văn cực ngắn, tựa đề “Uống trà nhớ phố”, Nguyễn Văn Phong cũng cho tôi những hình ảnh bất ngờ, đầy thi tính, “… vòng quay tất tưởi những chiếc nam hoa vẫn muốn kiếm tìm thơ mộng...”:

Tôi nán lại nơi ấy trong một thời gian ngắn khi lao động nặng nhọc tại một xưởng gỗ. Và chỉ nhìn ngắm nếp sống của con phố khi ngày vất vả bên lớp bụi mùn cưa được khép lại. Chưa một lần bước chân vào những ngôi nhà huy hoàng ấy, tôi vẫn có cảm giác mình thuộc về con phố lạ ven sông bởi vòng quay tất tưởi những chiếc nam hoa vẫn muốn kiếm tìm thơ mộng, và đánh cắp men đời ở nơi ánh mắt rọi chiếu lên cảnh vật.” (Nđd).

.

Tôi e, nhiều bạn đọc của chúng ta vẫn giữ thói quen đi tìm trong văn xuôi, những éo le tâm lý, hoặc những sự kiện tình dục gay cấn, điên loạn… chắc chắn sẽ “dị ứng” với cõi-giới văn xuôi… “phẳng lặng” Nguyễn Văn Phong.

Nếu cảm nhận này đúng, hoặc vẫn còn chỗ đứng đáng kể trong tập quán đọc văn thì, đó là một đáng tiếc cho cả hai phía: Nhà văn và người đọc.

Cách gì, theo tôi, văn chương, nghệ thuật, như dòng-sông-đời-sống, không ngừng chảy tới…

Lâu rồi, chúng ta đã bỏ lại sau lưng, thời đi bộ, đi xe ngựa, để bước sâu vào thời đại… “tốc độ”; với những bước …“nhảy vọt”… “hoành tráng”!?!

Phải chăng đó cũng là một… “nan đề” cho tiến độ VHNT của chúng ta?

(California, tháng 4-2016)

_____ 

Chú thích:

(*) Bản dịch Bửu Ý. Nhà Xuân Thu, in lại tại Hoa Kỳ, không ghi nguồn, cũng không ghi năm tháng tái bản.

(**) Vẫn theo tác giả R-M. Albéres thì, trước đó rất lâu, xu hướng “Tiểu thuyết mới” đã tượng-hình qua tác phẩm “Bọn Làm Bạc Giả” của André Gide (1925); rồi James Joyce với “Ulysse” v.v… chứ không phải đợi nhiều thập niên sau với Alain Robbe-Grillet và các bạn của ông. (Nđd)

 

Ý kiến bạn đọc
08 Tháng Năm 20167:00 SA
Khách
Cho dù bị ai nói gì chăng nữa về chuyện tôi khoe khoang mình từng được đăng tin trên báo VH-ĐS , tôi vẫn cảm thấy kiêu hãnh về bài văn xuỗi đầu tiên được đăng:

NẮNG THÁNG 7 LẠC ĐIỆU BƯỚC CHÂN BẮT CÁ
Cái nắng tháng 7, cánh đồng lúa mới cấy đứng trơ trọi trong nắng để nước nóng cháy da thịt, bỏng bước chân những đứa trẻ bắt cua trưa hè. Cua có ở hầu như mọi hốc ngấp nghé nước trong bờ mát rượi, mong chóng đầy xô, đầy chậu chúng tôi. Trưa hè, bọn tôi cháy bỏng nắng thơm mùi mái ấm, nơi cha mẹ hầu hết đều lam lũ với đồng ruộng để mỗi đứa có tuổi thơ.

Bố tôi cởi trần vận cái quần đùi cũ nát đắp vội bờ dưới cái vũng nước trũng dưới tán gốc ổi cạnh bờ ao. Tép và cá đã dồn đầy chuôm (chúng tôi gọi những vũng nước sâu ven làng là chuôm). Cá diếc lóc nước tìm đường bỏ chạy, tép lóc ngóc ven bờ theo dòng nước đang dần cạn. Anh em tôi đành đứng trên bờ ao nhìn đầy tiếc rẻ dòng tôm cá đang cố ngoi ngóp, vì bố không cho chúng tôi xuống. Bố ùn tép vào cái rổ đầy, bưng cả bùn và cá, tép xuống ao làng rửa. Mẹ tôi vui sướng bưng thùng đựng toàn cá to, mà chủ yếu là cá lóc, rô, diếc và mấy con cá gáy. Tép và cá nhỏ được phơi ngay cho kịp cái nắng gắt giữa chiều. Năm nào được nhiều cá khô và tép khô, mùa đông chúng tôi sẽ có tép rim, cá khô rim khế để ăn. Vị đậm đà của món ăn đồng quê ấy bám lấy tiết đông giá lạnh và đọng lại dai dẳng trong lòng người.

Đã gần chục năm nay, chẳng có nhà nào giữ được con tép khô, cá khô cho bữa ăn ấm áp những ngày đông lạnh. Hồi ức về dư vị tép rim, cá khô kho khế ấm nồng trong giá lạnh nhạt phai theo năm tháng trong tôi. Mọi người trong làng, cả trẻ nhỏ và người lớn đều bớt lam lũ. Ngày hè tháng 7 vẫn ác liệt và hầu như ngày càng gay gắt hơn. Cá nắng vẫn chết thối ngoài ruộng vào những ngày lúa non lưa thưa để mặc nắng đốt nước nóng bừng rất thưa đâu đó bước chân trần rát bỏng lạc điệu giữa buổi trưa hè.

(Tôi được nhận nhuận bút 100.000, vào khoảng cuối 2011- đầu 2012)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tư 202210:43 SA(Xem: 2202)
Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.
17 Tháng Ba 202210:26 SA(Xem: 2052)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi không xa lạ trên văn đàn miền Nam từ những năm 1960.
27 Tháng Hai 20224:27 CH(Xem: 2836)
Sau này qua Mỹ, theo dò tin tức bạn bè, đồng môn, biết Trần Lư Nguyên Khanh chính là nhà báo, nhà văn Vương Trùng Dương
11 Tháng Hai 20229:44 SA(Xem: 1931)
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, từ Huế, gửi cho chúng tôi những bài thơ sau đây. Chị là một nhà thơ hiếm hoi ngay từ khi xuất hiện đã xác định cho mình lối đi riêng.
27 Tháng Giêng 202210:12 SA(Xem: 2765)
Thơ Đinh Thị Như Thúy là cái nhìn vừa tỉnh táo vừa say mê đối với hiện thực.
15 Tháng Giêng 20229:24 SA(Xem: 2682)
Không biết nên gọi Không Đứng Mãi Trong Tranh của Lê Chiều Giang là gì cho đúng?
19 Tháng Mười Hai 20213:25 CH(Xem: 2501)
Lê Đình Tiến đã chọn thơ lục bát. Tôi nghĩ, nếu anh chọn một hình thức khác, anh có thể không hiện ra như anh đã hiện ra đầy ấn tượng.
15 Tháng Mười Hai 20212:55 CH(Xem: 2650)
Ngô Tự Lập sinh tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học hàng hải (Liên Xô, 1986), ông từng là thuyền trưởng Hải quân trước khi trở thành nhà văn.
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2161)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
11 Tháng Mười Hai 20213:45 CH(Xem: 1867)
Có những tác giả xuất thân là nhà nghiên cứu, phê bình văn học nhưng làm thơ hay hoặc rất hay.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8131)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 824)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1022)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8397)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10942)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25371)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22815)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19152)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16828)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16018)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24373)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31813)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34844)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,