VĨNH THÔNG - Chút vui buồn lãng mạn cùng Nguyễn Trung Nguyên

05 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 4935)
VĨNH THÔNG - Chút vui buồn lãng mạn cùng Nguyễn Trung Nguyên

Đôi khi làm những cuộc viễn trình ruổi rong giữa mấy ngả thương hồ văn chương đồng bằng, chợt đọc những vần thơ rặc miệt vườn, chưa bàn đến nội dung tư tưởng hay bút pháp nghệ thuật chi đó cao siêu, trước hết những sợi dây giao cảm vô hình cũng đã vô tình được nối kết, để những người đồng bưng khề khà chung rượu tương giao. Thơ, dĩ nhiên cũng là một hệ thống lý luận, nên không thể chỉ bằng vài rung động cá nhân có thể đánh giá khách quan. Song, cũng không thể phủ nhận có những vần thơ dễ đi vào và nằm sâu trong lòng người nhờ cảm tính hơn lý tính, nhờ “đồng thinh tương ứng” hơn phân tích chi ly.

Thế nên không lấy làm lạ khi Nguyễn Trung Nguyên - người nghệ sỹ Cần Thơ, với thi tập “Chút lãng mạn đồng bằng” đã bắt nhịp cùng tôi trong trạng thái nói trên. Chưa vội vàng lý luận sâu xa, chỉ đọc và để thơ chảy vào lòng mình một cách tự nhiên. Tôi gọi Nguyễn Trung Nguyên là nghệ sỹ thay vì nhà thơ, bởi anh không chỉ sáng tác văn thơ mà còn cả âm nhạc và vọng cổ, thể loại nào cũng khá tài hoa và gặt hái những thành tích đáng nể.

Có hai điều tôi đặc biệt quan tâm ở tập thơ nầy, mạn phép tự đặt tên là mảng “chút vui” và mảng “chút buồn”. Nhưng vui hay buồn lại không mang nghĩa đơn thuần vốn có của từ ngữ. Có cái vui tinh nghịch, cái vui trầm lắng, có cái buồn xa xăm, cái buồn bỡn cợt, vui buồn đan cài vào nhau tinh tế trong cả tập thơ và trong từng bài thơ riêng biệt. Nó làm độc giả không khỏi thích thú trước những tâm tư mà chàng nghệ sỹ Cần Thơ nầy đã gửi gắm.

Dựa lưng vào tháp / Ngửa mặt nhìn trời / Một ngàn năm trước / Vẫn là mây trôi”. Có một cảm giác ung dung tự tại hồ như một áng mây vừa trôi bềnh bồng trên tóc người du sĩ. Vậy thì nó đang tĩnh hay động? Hỏi làm gì, Bùi Giáng chẳng phải đã dặn đó sao: “Thưa rằng nói nữa là sai / Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào”. Thôi thì thì ta thử bước vào “mùa xuân” của thơ ca Nguyễn Trung Nguyên xem sao!

Ở mảng “chút vui” điều dễ thấy nhứt là nhà thơ có óc khôi hài, và rất duyên. Đọc “Bài hành tuổi bốn mươi” đến đoạn viết về cái giận của người vợ khi chọn phải ông chồng nghệ sỹ rằng: “Vợ đôi khi buồn ngồi nhắc / Ngày xưa - giá mà ngày xưa / Ta biết rằng nàng giận lắm / Tơ ông lão ấy cột bừa” thì người đọc khó có thể giận hay buồn mà chỉ biết mỉm cười khúc khích trước sự dí dỏm của “đức ông chồng” kia.

Những tưởng biết tiếc vì đã phí bốn mươi năm thơ phú lôi thôi thì sẽ biết “quay đầu là bờ” nhưng thực tế thi sỹ lại vừa giả định vừa khẳng định: “Kiếp sau trời cho chọn lựa / Chắc cũng y như kiếp rồi”.

Vừa rời phòng phẫu thuật mắt, thơ vẫn có thể tuôn ra, mà lại là thơ trêu chọc bác sỹ đã phẫu thuật cho mình. Trêu chọc người hóa ra mình cũng chung hoàn cảnh, kiểu nầy thì dù mệt mỏi với công việc đến đâu, người bác sỹ kia cũng không thể không phì cười:

Anh mổ mắt giỏi - mổ trái tim đàn bà dở ẹc
Nên giờ đây cơm bụi một mình
Cái tật của tôi là chúa ăn nói linh tinh
Nên từ nhỏ đã là người chiến bại
Bài thơ đầu đời tặng cô bạn gái
Chẳng biết đọc hay chưa mà vội vã theo chồng

(Thơ viết từ phòng mổ)

Không chỉ có cái vui tếu táo đó, ta còn gặp cái vui hào sảng đậm đà phong vị ruộng đồng sông nước. Không hồ hỡi hay vội vàng, bất chợt, mà cái vui ý vị, nhẹ nhàng nhưng sảng khoái, tự tin. Niềm vui đó dường như có mặt mọi lúc trong đời sống người nông dân. Họ lam lũ mà vẫn vui, bởi không màng danh lợi, không chấp hơn thua, chỉ mình với chiếc xuồng con thong dong sóng nước:

Chiều nay ra đứng nhìn mây nước
Lũ vẫn mênh mông cuối tháng Mười
Dang tay đưa lưới xuôi dòng nước
Chợt muốn cười khà một tiếng chơi
”.

(Kéo lưới trên đồng)

Cái “cười khà” rất “đã” mà không phải ai cũng có được, bởi còn đó ngoài kia nhân thế tranh đua. Hạ một câu kết bất ngờ “lật ngửa ván bài” cả ba câu trên, là tài của Nguyễn Trung Nguyên mà người đọc sẽ bắt gặp nhiều lần trong tập thơ.

Nhưng, đâu phải chỉ có vui. Tác giả đã thổ lộ “Người đồng bằng hạnh phúc cũng nhiêu khê” nên trong tập thơ cũng có rất nhiều tác phẩm khiến người đọc xót xa, trăn trở. Ở mảng “chút buồn” nầy, không thể bỏ qua những bài thơ viết về sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ năm 2007, trên chính mảnh đất mà tác giả đang sống. Thơ rất bình dị, nhưng có lẽ cũng đủ độ “thấm” cho người đọc:

Có đứa bé lên ba, tiếng bập bẹ chưa tròn
Chẳng biết vì sao mẹ mình khóc ngất
Hồi tối cha chơi trò cút bắt
Đã nghỉ từ lâu sao mãi chưa về?

Tác giả đã dẫn dắt khéo léo trước, thay vì đề cập thẳng đến sự việc. Và cũng hạnh phúc thay, sau vần thơ đớn đau kia còn biết bao niềm động viên lớn, đó là những:

Bác lái đò tải thương, cô sinh viên hiến máu / Xin nhận hết những tấm lòng thơm thảo / Nhịp cầu vô hình nối những bàn tay” (Nỗi đau trên nhịp cầu thế kỷ). Thật đẹp tình người, tình đất Cửu Long!

Bằng một mẩu chuyện nhỏ bình thường giữa một ngày mưa nơi xứ người phồn hoa, có người đàn ông đã rơi nước mắt thật khi nghĩ đến vợ con mình và mái nhà mưa dột. Không tô vẽ, không văn hoa, nhưng người đọc cũng không thể không tin rằng đây là cảm xúc rất thật của tác giả:

Mưa Sài Gòn chợt nhớ con ta
Nhắc cha mưa dột ướt mái nhà
Sài Gòn bụi bặm mờ con mắt
Mưa chưa rơi mà nước mắt ra

(Mưa Sài Gòn)

Hay như người anh trai vốn là nông dân ít chữ nghĩa, vậy mà: “Có dăm con cá bự / Đem về biếu cha già / Cọc cạch xe đạp cũ / Nắng cháy đường xa xa” cũng làm tác giả nghẹn lòng, bởi nhìn lại mình thì: “Ta mòn tay thơ phú / Nắn không tới lưng trần / Về thăm cha tay trắng / Nhìn anh mà rưng rưng” (Về nhà xưa uống rượu).

Chút buồn của Nguyễn Trung Nguyên, dù dụng công hay không, tác giả vẫn không thể (hay không muốn) son phấn cho nó. Nó vẫn mãi là chút buồn chơn chất của người đồng bằng, buồn thì nói là buồn, nói thẳng, nói thật, không vòng vo, không hoa mỹ - như nhà thơ Vũ Hồng từng viết “say thì say trọn, buồn thì buồn sâu”. Có ngôn từ, hình ảnh, thủ pháp nào đặc biệt đâu ở đoạn thơ nầy: “Cha mẹ sinh ra trai ruộng - gái đồng / Con sinh ra lại xa đồng - xa ruộng / Quãng đường cách xa thật ra chẳng mấy / Vậy mà biết bao lâu chưa về” (Điều muốn nói với con) nhưng người đồng bằng đọc lên ai không khỏi xót xa?

Thơ của Nguyễn Trung Nguyên thiên về thuật sự, lại là thuật sự một cách rất thật tình. Đây là ưu điểm, nhưng cũng có khi là hạn chế. Bởi, điều đó có thể dẫn đến thơ bị nghiêng về tâm tình hơi quá tự nhiên, kể lể lấn át dụng công nghệ thuật, sự thiếu tiết chế cần thiết có thể làm cho thơ mất đi ít nhiều tính hàm súc. Song, vẫn không thể phủ nhận sự tinh tế trong lối kể, cách dùng từ của tác giả. Và cuối cùng thì dẫu buồn hay vui Nguyễn Trung Nguyên vẫn là nhà thơ, vẫn ý thức trách nhiệm của mình trước ngòi bút. Vì là “người trong cuộc”, nên trước ai hết, người làm thơ hiểu rằng:

Đôi khi ngôn ngữ thành bất lực
Trước sự vô tâm đến lạnh lùng

(Bạn cho chữ)

May mắn là dù ý thức được sự bất lực đó, người làm thơ vẫn tin tưởng với thơ - với đời bằng một cách nhìn lạc quan, làm ta loáng thoáng thấy đâu đó hình ảnh những ẩn sĩ “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ”. Xin mượn một khổ thơ trong “Bài hành tuổi năm mươi” (xem như một “tuyên ngôn” của Nguyễn Trung Nguyên - mà tôi cũng rất thích) để làm cái kết cho bài cảm viết nầy:

Cao sang không bằng họ
Thanh thản ai bằng ta
Ý trời xưa nay định
Cứ trồng sẽ ra hoa
”.

Sài Gòn đông 2015

VĨNH THÔNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7699)
Trên bước đường lưu lạc, đôi lúc chúng ta trôi nổi theo dòng đời bất tận và có lúc mỗi người trong chúng ta có lẽ ai ai cũng đã hơn một lần bồi hồi nhớ lại nơi chôn nhau cắt rún của mình với những ngày thơ ấu;
28 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6015)
"Đối diện tôi" gồm 60 bài thơ, Hồ Nghĩa Phương viết về gia đình, tình yêu quê hương Quảng Ngãi và những vùng đất đã từng lưu lại trong anh nhiều kỷ niệm
23 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 9999)
Với tôi, trong một chừng mực nào đó, thì tiểu thuyết "Người hay là những cơn mơ mạo danh" cũng vẫn là tác phẩm tự thân có được cho nó độ sâu, đáng kể
19 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6524)
Lữ Kiều thuộc thế hệ những chàng lãng tử... Thế hệ sinh ra và lớn lên, trưởng thành, lọt hẳn vào chiếc võng đu đưa với điệu ru buồn nhất của mẹ Việt Nam.
13 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5536)
Như khí hậu của những truyện cực ngắn, thơ Bình Địa Mộc, không sáo ngữ, không mỹ từ rỗng tuếc
05 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5282)
Nhà giáo - nhà thơ Minh Triết Trần Thiện Đạt là người con của làng Hải Châu, xã Nghĩa Hiệp, một làng quê nghèo bên dòng sông Vệ, Quảng Ngãi
26 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5555)
Với những trải nghiệm , gắn bó với cuộc sống, yêu thơ hết mình, chúng tôi tin rằng, trong tương lai: Trần Thị Cổ Tích, Khôi Nguyên và Bùi Thị Thương sẽ gặt được những mùa vui trên cánh đồng thi ca.
21 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5415)
Không biết có phải vì nhân loại ngày càng có quá ít thời gian dành cho việc đọc sách, nhất là thể loại văn chương hay không?
07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5915)
Lê Ngọc Trác: Mỗi lần đọc bài thơ trên của Trần Hoàng Vy là mỗi lần trong tôi trào dâng xúc động.
31 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5705)
Điều khiến tôi bất ngờ ở đây chính là chất giọng thơ của anh rất lạ lẫm, với một người viết trẻ có thể coi là cá tính và sáng tạo. Tôi bắt đầu thích thơ anh từ những bài thơ đăng lên Facebook như thế
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,