LÊ NGỌC TRÁC - INRASARA - Tagalau của người Chăm

08 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 4867)
LÊ NGỌC TRÁC - INRASARA - Tagalau của người Chăm



irasara
Nhà thơ Inrasara

"Tôi, đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp.
Đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao.
Đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét.
Và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao".

Những câu thơ tự sự của Inrasara trong tập thơ "Hành hương đêm" xuất bản năm 1999 đã khái quát về cuộc đời và tư tưởng của anh. Inrasara có tên Việt là Phú Trạm. Anh sinh ngày 20 tháng 9 năm 1959 tại làng Chăm Mỹ Nghiệp, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Inrasara là một trong những học sinh xuất sắc người dân tộc Chăm. Năm 1977, theo học tại Đại học Sư phạm ở Sài Gòn, Inrasara bỏ học về quê làm thợ cày trên những cánh đồng Chăm đầy nắng gió ở Ninh Thuận. Và, anh tự tìm hướng đi mới cho đời mình: Bước vào con đường sáng tạo thơ ca và nghiên cứu văn hóa Chăm của dân tộc anh:

"Nếu Tất Đạt Đa buổi ấy không ra đi
Cõi người ta lấy đâu đêm sáng.
...

Nếu giây phút ấy Đốt phải ra đi
Mặt đất lấy đâu chàng A-liêu-sa phiêu lãng..."

(Trích: "Khoảnh khắc vô cùng")

Từ "Khoảnh khắc vô cùng" ấy đã tạo ra một Inrasara - thi sĩ. Và, thơ của anh đã rực sáng trên bầu trời thi ca. Từ năm 1996 đến năm 2002, Inrasara đã xuất bản 5 tập thơ, gồm: Thắp nắng, Sinh nhật cây xương rồng, Hành hương em, Lễ tẩy trần tháng Tư, Thơ Inrasara. Bên cạnh thơ, Inrasara còn nghiên cứu và cho ra đời nhiều tác phẩm biên khảo về văn học và văn hóa Chăm.

Inrasara kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, anh đã tạo ra phong cách riêng trong thơ. Mạch nguồn cảm hứng và sáng tạo thi ca của Inrasara khởi đầu từ hình ảnh những Đền, tháp Chăm uy nghiêm cổ kính sừng sững trên những ngọn đồi đầy nắng gió của miền cực Nam trung bộ quê hương anh. Và, chiều sâu văn hóa cùng chiều dài lịch sử của dân tộc Chăm:

"Những đêm Chàm nặng màu gạch nung
Trôi kí ức vào mù sương dĩ vãng
Dĩ vãng vỡ òa và bật sáng
Sáng ngọn lửa cháy màu gạch nung."

("Gạch nung")

Thơ Inrasara thấm đẫm hơi thở cuộc sống của dân tộc Chăm anh em, gần gũi thân thiết với bạn đọc:

"Rồi một ngày ra đi
Xa cái Chạng gầy, bỏ bờ cỏ dại
Xa tiếng mõ trâu chiều, bỏ thằng Klu xóm dưới
Bốn mùa thơ anh gọi
Hụt hơi.
...

Rồi một ngày em không còn nhớ
Một dòng ariya, một điệu mamăng
Mùi mưa Ktê reo đỉnh tháp Chàm
Văn thổ cẩm hay màu mây cố quận
Em bập bềnh giữa ngữ ngôn hoang đãng
Cuốn dòng chảy thị thành
Em quên mình là Chăm
Như quên mình chưa có giấy khai sinh.

("Nỗi buồn ứng trước")

Cuộc sống đầy biến động. Nhiều làng quê đã đổi thay. Với tâm hồn nghệ sĩ, Inrasara viết những câu thơ đầy trăn trở trước những đổi thay trong cuộc sống xung quanh:

"Da thịt em nở - áo quần em chật
Nhân khẩu tăng phần - khuôn nhà mãi hẹp
Thôn xóm cứ mở - ruộng đất cứ teo 

Em bị nhổ khỏi plây
Bị văng vào phố. 

Em không có dây chuyền - không có quần jean
Mang linh hồn ngọn đồi
Em lạc vào phố lạ. 

Em giặt giũ trong căn gác lạ
Em thợ phụ trong xưởng may lạ
Em hoảng hốt trong con hẻm lạ. 

Mang linh hồn ruộng đồng
Em rụng vào đêm lạ.
...

Ra đi từ linh hồn ruộng đồng
linh hồn ngọn đồi
Nàng đi về hướng phố
Bạt ngàn phố dựng
Hù dọa trái tim bị thương".

(Trích: "Chân dung nàng")

Cây xương rồng, cây Tagalau là những loài cây mộc mạc, nhục nhằn chịu đựng trong nắng gió gần gũi với những làng Chăm ở miền cực Nam trung bộ. Giữa cây và người đều có sự sống, có linh hồn. Cuộc sống luôn luôn gắn chặt giữa quá khứ và hiện tại. Chúng ta cảm nhận trong thơ, Inrasara luôn luôn hướng về tương lai với một niềm tin mãnh liệt:

"Bài ca kết tinh từ hơi thở con đường tôi đi qua
Bài du ca hôm nay nối dòng kinh thiên cổ
Nối ariya vào ca dao, nối mai sau vào quá khứ
Nối ngụ ngôn của Đất vào vạn bước đứa con xa. 

Ngày mai xương rồng lại nở hoa."

(Trích: "Sinh nhật cây xương rồng")

Miệt mài, kiên trì trong lao động và sáng tạo, Inrasara đã đạt được những thành công trên con đường sáng tác thơ cũng như những nghiên cứu về văn hóa Chăm. Năm 1977 và năm 2003, Inrasara được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam về thơ. Năm 2005, với tập thơ "Lễ tẩy trần tháng Tư" Inrasara được trao giải thưởng văn học Đông Nam Á. Năm 1995, anh được trao giải thưởng của Trung tâm Lịch sử Văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne của Pháp về công trình nghiên cứu văn học Chăm. Đến năm 2009, Inrasara được trao giải thưởng Phan Châu Trinh.

Inrasara giống như cây Talagau chênh vênh trên vùng đất đồi quanh năm khô hạn ở làng quê Chăm đầy nắng gió đã nở hoa rực một màu tím hoang sơ chung thủy, đẹp lạ lùng, trở thành niềm tự hào của người Chăm anh em thân yêu.

Lê Ngọc Trác

(La Gi, tháng 5/2016)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Một 201512:00 SA(Xem: 7699)
Trên bước đường lưu lạc, đôi lúc chúng ta trôi nổi theo dòng đời bất tận và có lúc mỗi người trong chúng ta có lẽ ai ai cũng đã hơn một lần bồi hồi nhớ lại nơi chôn nhau cắt rún của mình với những ngày thơ ấu;
28 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6007)
"Đối diện tôi" gồm 60 bài thơ, Hồ Nghĩa Phương viết về gia đình, tình yêu quê hương Quảng Ngãi và những vùng đất đã từng lưu lại trong anh nhiều kỷ niệm
23 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 9997)
Với tôi, trong một chừng mực nào đó, thì tiểu thuyết "Người hay là những cơn mơ mạo danh" cũng vẫn là tác phẩm tự thân có được cho nó độ sâu, đáng kể
19 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 6524)
Lữ Kiều thuộc thế hệ những chàng lãng tử... Thế hệ sinh ra và lớn lên, trưởng thành, lọt hẳn vào chiếc võng đu đưa với điệu ru buồn nhất của mẹ Việt Nam.
13 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5533)
Như khí hậu của những truyện cực ngắn, thơ Bình Địa Mộc, không sáo ngữ, không mỹ từ rỗng tuếc
05 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5281)
Nhà giáo - nhà thơ Minh Triết Trần Thiện Đạt là người con của làng Hải Châu, xã Nghĩa Hiệp, một làng quê nghèo bên dòng sông Vệ, Quảng Ngãi
26 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5554)
Với những trải nghiệm , gắn bó với cuộc sống, yêu thơ hết mình, chúng tôi tin rằng, trong tương lai: Trần Thị Cổ Tích, Khôi Nguyên và Bùi Thị Thương sẽ gặt được những mùa vui trên cánh đồng thi ca.
21 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5415)
Không biết có phải vì nhân loại ngày càng có quá ít thời gian dành cho việc đọc sách, nhất là thể loại văn chương hay không?
07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 5911)
Lê Ngọc Trác: Mỗi lần đọc bài thơ trên của Trần Hoàng Vy là mỗi lần trong tôi trào dâng xúc động.
31 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5704)
Điều khiến tôi bất ngờ ở đây chính là chất giọng thơ của anh rất lạ lẫm, với một người viết trẻ có thể coi là cá tính và sáng tạo. Tôi bắt đầu thích thơ anh từ những bài thơ đăng lên Facebook như thế
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24509)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,